Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Hủy bỏ hiệu lực Bằng độc quyền sáng chế trong trường hợp nào?
  • Chủ nhật, 20/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1414 Lượt xem

Hủy bỏ hiệu lực Bằng độc quyền sáng chế trong trường hợp nào?

Hủy bỏ hiệu lực Bằng độc quyền sáng chế trong trường hợp nào? Để có câu trả lời, quý độc giả có thể tham khảo bài viết sau đây của chúng tôi.

Bằng độc quyền sáng chế bị hủy bỏ trong trường hợp nào?

Theo quy định tại Điều 96 Luật Sở hữu trí tuệ, Bằng độc quyền sáng chế bị hủy bỏ toàn bộ hiệu lực trong các trường hợp nào sau đây:

Trường hợp thứ nhất: Người nộp đơn đăng ký không có quyền đăng ký và không được chuyển nhượng quyền đăng ký đối với sáng chế. Hậu quả pháp lý của việc hủy bỏ hiệu lực Bằng độc quyền sáng chế là sáng chế đó coi như chưa từng được bảo hộ hay nói cách khác Băng độ quyền sáng chế đó coi như chưa từng được cấp.

Trường hợp thứ hai: Sáng chế không đáp ứng các điều kiện bảo hộ tại thời điểm cấp Bằng độc quyền sáng chế. Ví dụ sáng chế đã bị bộc lộ trước ngày nộp đơn do đó không thỏa mãn yêu cầu về tính mới nhưng trong quá trình xét nghiệm do Cục Sở hữu trí tuệ không có đủ thông tin nên vẫn cấp Bằng độc quyền sáng chế. Nếu sau đó có chứng cứ chứng minh sáng chế không còn tính mới thì Bằng độc quyền sáng chế sẽ bị hủy bỏ.

Ngoài ra, Bằng độc quyền sáng chế có thể bị hủy bỏ một phần hiệu lực trong trường hợp phần đó không đáp ứng điều kiện bảo hộ.

Thời hiệu thực hiện quyền yêu cầu hủy bỏ hiệu lực đối với bằng độc quyền sáng chế là suốt thời hạn bảo hộ. Mọi tổ chức, cá nhân đã nộp phí và lệ phí đều có quyền yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ hủy bỏ hiệu lực Bằng độc quyền sáng chế theo các căn cứ ở trên nhưng phải lưu ý điều kiện là chỉ có thể tiến hành thủ tục yêu cầu hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ khi và chỉ khi còn thời hiệu để thực hiện quyền này.

Thủ tục đề nghị hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ sáng chế

Quyền đề nghị hủy bỏ hiệu lực bằng bảo hộ độc quyền sáng chế

Mọi tổ chức, cá nhân có quyền, lợi ích liên quan trực tiếp thấy rằng nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, giải pháp hữu ích, sáng chế đã được cấp có ảnh hưởng đến quyền của văn bằng bảo hộ của mình đều có quyền đề nghị đề nghị cơ quan chức năng hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ đã được cấp.

Căn cứ pháp luật hủy bỏ hiệu lực bằng sáng chế

“Theo quy định tại điều 96 Luật Sở hữu Trí tuệ:

1. Văn bằng bảo hộ bị hủy bỏ toàn bộ hiệu lực trong các trường hợp sau đây:

a) Người nộp đơn đăng ký không có quyền đăng ký và không được chuyển nhượng quyền đăng ký đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu;

b) Đối tượng sở hữu công nghiệp không đáp ứng các điều kiện bảo hộ tại thời điểm cấp văn bằng bảo hộ.

2. Văn bằng bảo hộ bị hủy bỏ một phần hiệu lực trong trường hợp phần đó không đáp ứng điều kiện bảo hộ.

3. Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ trong các trường hợp quy định tại khoản (1) và (2) Điều này với điều kiện phải nộp phí và lệ phí.

Thời hiệu thực hiện quyền yêu cầu huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ là suốt thời hạn bảo hộ; đối với nhãn hiệu thì thời hiệu này là năm năm kể từ ngày cấp văn bằng bảo hộ, trừ trường hợp văn bằng bảo hộ được cấp do sự không trung thực của người nộp đơn.

4. Căn cứ kết quả xem xét đơn yêu cầu hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ và ý kiến của các bên liên quan, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp quyết định hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ hiệu lực văn bằng bảo hộ hoặc thông báo từ chối hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ.

5. Quy định tại các khoản (1), (2), (3) và (4) Điều này cũng được áp dụng đối với việc huỷ bỏ hiệu lực đăng ký quốc tế đối với nhãn hiệu.”

Hồ sơ đề nghị hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ sáng chế

Hồ sơ đề nghị chấm dứt hiệu lực và đề nghị hủy bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu gồm:

– Tờ khai yêu cầu chấm dứt, huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ;

– Chứng cứ liên quan đến yêu cầu chấm dứt/hủy bỏ hiệu Văn bằng bảo hộ,

– Bản giải trình lý do yêu cầu (nêu rõ số văn bằng, lý do, căn cứ pháp luật, nội dung đề nghị chấm dứt, huỷ bỏ một phần hoặc toàn bộ hiệu lực văn bằng bảo hộ) và các tài liệu liên quan khác.

Giải quyết đơn đề nghị hủy bỏ hiệu lực sáng chế

Quy trình xử lý đề nghị chấm dứt hiệu lực và đề nghị hủy bỏ hiệu Văn bằng bảo hộ như sau:

Trường hợp yêu cầu chấm dứt, huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ do người thứ ba thực hiện, Cục Sở hữu trí tuệ thông báo bằng văn bản về ý kiến của người thứ ba cho chủ văn bằng bảo hộ trong đó ấn định thời hạn là 02 tháng kể từ ngày ra thông báo để chủ văn bằng bảo hộ có ý kiến. Cục Sở hữu trí tuệ có thể tổ chức việc trao đổi ý kiến trực tiếp giữa người thứ ba và chủ văn bằng bảo hộ liên quan

Trên cơ sở xem xét ý kiến của các bên, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấm dứt/huỷ bỏ một phần/toàn bộ hiệu lực văn bằng bảo hộ hoặc thông báo từ chối chấm dứt/huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ theo quy định tại khoản 4 Điều 95 và khoản 4 Điều 96 của Luật Sở hữu trí tuệ.

Quyết định chấm dứt, huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp và được ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ký quyết định.

Thông tin liên hệ Luật Hoàng Phi khi muốn đăng ký sáng chế như thế nào?

Trả lời: Khi cần tư vấn thủ tục đăng ký sáng chế, quý khách hàng hãy liên hệ theo các địa chỉ sau:

– Liên hệ yêu cầu dịch vụ: 024.62852839 (Hà Nội) – 028.73090.686 (TP. Hồ Chí Minh)

– Hotline: 0961.589.688 – 0981.378.999

– Liên hệ ngoài giờ hành chính: 0981.378.999

– Email: lienhe@luathoangphi.vn

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Nhãn hiệu không được sử dụng 3 năm liên tiếp có bị chấm dứt hiệu lực không?

Chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ sử dụng liên tục nhãn hiệu, trường hợp nhãn hiệu không được sử dụng liên tục từ năm năm trở lên thì Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực theo quy định tại Điều 95 của Luật Sở hữu trí tuệ. Vì vậy nhãn hiệu không được sử dụng 3 năm liên tiếp sẽ không bị chấm dứt hiệu lực theo Điều 95 Luật Sở hữu trí...

Xâm phạm bí mật kinh doanh bị phạt như thế nào?

Hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh sẽ bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng. Ngoài ra còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sụng là tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh; tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi...

Quyền nhân thân của tác giả có được chuyển giao hay không?

Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định...

Sinh viên photo sách giáo trình để học có vi phạm bản quyền tác giả không?

Theo khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 thì: Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở...

Tên thương mại có chuyển nhượng được không?

Quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi