Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Quyền nhân thân là gì? Quyền nhân thân trong Luật sở hữu trí tuệ
  • Thứ tư, 24/05/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 6391 Lượt xem

Quyền nhân thân là gì? Quyền nhân thân trong Luật sở hữu trí tuệ

Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân như quyền xác định dân tộc, quyền xác định lại giới tính, chuyển đổi giới tính, quyền kết hôn, quyền ly hôn, quyền nhận nuôi con nuôi.

Quyền nhân thân là gì?

Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác, hiện nay khái niệm quyền nhân thân được quy định tại khoản 1 Điều 25 Bộ luật dân sự năm 2015.

Việc xác lập, thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân thân của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi phải được người đại diện theo pháp luật của người này đồng ý theo quy định của Bộ luật dân sự, luật khác có liên quan hoặc theo quyết định của Tòa án.

Việc xác lập, thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân thân của người bị tuyên bố mất tích, người đã chết phải được sự đồng ý của vợ, chồng hoặc con thành niên của người đó; trường hợp không có những người này thì phải được sự đồng ý của cha, mẹ của người bị tuyên bố mất tích, người đã chết, trừ trường hợp Bộ luật dân sự, luật khác có liên quan quy định khác.

Quyền nhân thân trong bộ luật dân sự

Quyền nhân thân là quyền của cá nhân đối với các giá trị nhân thân của mình được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân như quyền xác định dân tộc, quyền xác định lại giới tính, chuyển đổi giới tính, quyền kết hôn, quyền ly hôn, quyền nhận nuôi con nuôi…

Mục 2 Chương 3 BLDS năm 2015 quy định về quyền nhân thân đã giới hạn phạm vi chủ thể của quyền nhân thân được quy định trong Mục 2 này chỉ bao gồm quyền nhân thân của cá nhân mà không quy định về quyền nhân thân của pháp nhân.

Trong khoa học pháp lý cũng như trên thực tế, thuật ngữ quyền nhân thân thường bị nhầm lẫn với khái niệm giá trị nhân thân. Giá trị nhân thân là những giá trị tinh thần gắn liền với cá nhân, có từ khi cá nhân sinh ra và không phải mọi giá trị nhân thân đều được xác định là quyền nhân thân mà chỉ những giá trị nhân thân được Nhà nước thừa nhận và bảo vệ thông qua việc luật hóa thì mới được coi là quyền nhân thân.

Quyền nhân thân trong Luật sở hữu trí tuệ

Quyền nhân thân được quy định trong Luật sở hữu trí tuệ như sau:

Điều 19. Quyền nhân thân

Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:

1. Đặt tên cho tác phẩm;

2. Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;

3. Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;

4. Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.”

a) Quyền đặt tên cho tác phẩm 

Việc đặt tên tác phẩm trước hết có ý nghĩa trong việc cá biệt hóa tác phẩm. Bên cạnh đó, tên tác phẩm thường phản ánh nội dung, ý tưởng của tác giả trong tác phẩm, giúp cho công chúng có thể tiếp cận dễ dàng hơn với “ý đồ” của tác giả. Tuy nhiên, việc đặt tên cho tác phẩm không có ý nghĩa pháp lý đối với việc bảo hộ quyền tác giả và tác phẩm có thể được bảo hộ thậm chí khi nó là tác phẩm vô đề.

Quyền đặt tên cho tác phẩm là quyền nhân thân chỉ thuộc về tác giả của tác phẩm, kể cả khi tác giả sáng tạo ra tác phẩm theo nhiệm vụ được giao hay theo hợp đồng thì quyền đặt tên vẫn thuộc về tác giả. Quyền đặt tên không áp dụng trong trường hợp tác giả dịch tác phẩm từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác.

b) Quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng 

Để khẳng định tác phẩm là kết quả hoạt động sáng tạo của mình, tác giả thường đứng tên trên tác phẩm (có thể sử dụng tên thật hoặc bút danh). Việc ghi tên trên tác phẩm được công bố có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định chủ thể được hưởng các quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm. Kể cả trong trường hợp tác giả không để tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm đã được công bố (tác phẩm khuyết danh) thì quyền này vẫn thuộc về tác giả và tác giả có thể chứng minh tự cách chủ thể của mình bất cứ thời điểm nào. Tác giả cũng có quyền yêu cầu được nêu tên hoặc bút danh khi tác phẩm được sử dụng dưới các hình thức khác nhau như: biểu diễn, ghi âm, ghi hình, phát thanh, truyền hình, xuất bản, trích dẫn tác phẩm… Cho nên, bất kỳ khi nào tác phẩm được công bố, sử dụng, tổ chức, cá nhân sử dụng phải nêu tên thật hoặc bút danh của tác giả.

c) Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm 

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, đây là quyền nhân thân duy nhất gắn với các quyền tài sản và có thể chuyển giao, về thời hạn bảo hộ tương đương với thời hạn bảo hộ quyền tài sản.

Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm quy định tại Khoản 3 Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ là việc phát hành tác phẩm đến công chúng với số lượng bản sao đủ để đáp ứng nhu cầu hợp lý của công chúng tùy theo bản chất của tác phẩm, do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện hoặc do cá nhân, tổ chức khác thực hiện với sự đồng ý của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.

Công bố tác phẩm không bao gồm việc trình diễn một tác phẩm sân khấu, điện ảnh, âm nhạc, đọc trước công chúng một tác phẩm văn học; phát sóng tác phẩm văn học, nghệ thuật; trưng bày tác phẩm tạo hình; xây dựng công trình từ tác phẩm kiến trúc. Vì các hành vi này là các hành vi mang tính chất phổ biến, truyền đạt tác phẩm không kèm theo bản sao tác phẩm. Quyền công bố theo nghĩa này bao hàm cả quyền sao chép và quyền phân phối với số lượng bản sao hợp lý đủ để đáp ứng nhu cầu của công chúng

d) Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào y phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Trong các quyền nhân thân không thể chuyển giao thì quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm được coi là quan trọng nhất và trong thực tiễn nó cũng thường bị xâm phạm.

Tác phẩm là một thể thống nhất thể hiện nội dung, tư tưởng, ý đồ nghệ thuật của tác giả. Vì vậy, việc sửa chữa, cắt xén tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào có thể làm ảnh hưởng đến giá trị nội dung cũng như nghệ thuật của tác phẩm, làm sai lệch, thậm chí bóp méo tư tưởng, chủ đề mà tác giả muốn thể hiện trong tác phẩm của họ. Vì vậy, không có chủ thể nào khác ngoài tác giả có quyền thay đổi nội dung của tác phẩm kể cả trong trường hợp việc thay đổi nhằm làm tăng giá trị nghệ thuật, giá trị thực tiễn của tác phẩm, trừ trường hợp được tác giả cho phép. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý một số ngoại lệ của quyền này:

(i) trường hợp trích dẫn hợp lý tác phẩm vì mục đích giảng dạy, nghiên cứu không bị coi là xâm phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm;

(ii) trường hợp sau khi tác phẩm được công bố, những người khác làm tác phẩm phái sinh, có những thay đổi, sáng tạo mới về nội dung, hình thức thể hiện hay truyền đạt so với tác phẩm ban đầu cũng không bị coi làm xâm phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm.

Cụm từ “gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả có thể làm cho quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm được hiểu là nếu một người thực hiện hành vi sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm của người khác nhưng lại chứng minh được là hành vi đó không gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả hoặc chứng minh là hành vi đó đã làm cho tác phẩm “hay” hơn thì không vi phạm Khoản 4 Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ.

Để tránh việc hiểu như vừa phân tích, Khoản 3 Điều 22 Nghị định số 100/2006/NĐ-CP đã quy định: “Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén tác phẩm quy định tại Khoản 4 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ là việc không cho người khác sửa chữa, cắt xén tác phẩm trừ trường hợp có thỏa thuận của tác giả”.

Phân loại quyền nhân thân

Có rất nhiều các cách thức khác nhau để phân loại quyền nhân thân, trong đó, cách thức phân loại quyền nhân thân phổ biến là dựa vào đối tượng của quyền nhân thân. Theo cách thức phân loại này, quyền nhân thân được phân thành 5 nhóm sau đây:

1/ Nhóm các quyền cá biệt hoá chủ thể. Ví dụ: Quyền xác định dân tộc; quyền xác định lại giới tính;

2/  Nhóm các quyền liên quan đến thân thể của cá nhân. Ví dụ: Quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể; quyền hiến bộ phận cơ thể; quyền nhận bộ phận cơ thể người;

3/ Nhóm các quyền liên quan đến giá trị tinh thần của chủ thể. Ví dụ: Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín; quyền bí mật đời tư;

4/ Nhóm các quyền liên quan đến quan hệ hôn nhân và gia đình của cá nhân. Ví dụ: Quyền kết hôn; quyền được hưởng sự chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình; quyền li hôn;

5/ Nhóm các quyền đối với các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ. Ví dụ: Quyền đặt tên cho tác phẩm; quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm.

Đặc điểm của quyền nhân thân

Quyền nhân thân của cá nhân có các đặc điểm như:

– Quyền nhân thân gắn liền với mỗi chủ thể nhất định và về nguyên tắc quyền không thể chuyển giao cho các chủ thể khác. Tuy nhiên, trong một số trường hợp luật định thì quyền nhân thân có thể dịch chuyển được. Ví dụ: Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 ghi nhận quyền công bố tác phẩm của các tác giả các tác phẩm, các đối tượng sở hữu công nghiệp có thể được chuyển giao chủ thể khác mà không phải trong mọi trường hợp tác giả là người công bố;

– Quyền nhân thân không xác định được bằng tiền, quyền nhân thân và tiền tệ không phải là những đại lượng tương đương nên không thể trao đổi ngang giá. Trong trường hợp, quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm (như xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân…) thì chủ thể chịu trách nhiệm phải bồi thường cho cá nhân một khoản tiền.

Bản chất của khoản tiền này là nhằm bù đắp những mất mát, tổn thất đã gây ra cho người bị thiệt hại về danh dự, uy tín, nhân phẩm… mà không phải là việc quy đổi quyền nhân thân bị xâm phạm ra tiền. Thủ

Cá nhân tự thực hiện các hành vi để xác lập, thực hiện các quan hệ nhân thân cho chính mình. Tuy nhiên, đối với người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì việc xác lập, thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân thân của những người này phải được người đại diện theo pháp luật của người này đồng ý hoặc theo quyết định của Tòa án.

Ví dụ: Trẻ sơ sinh được cha mẹ thực hiện việc đăng ký khai sinh. Quy định này xuất phát từ việc bảo vệ lợi ích chính đáng của các cá nhân khi mà khả năng nhận thức và làm chủ hành vi của họ không được đầy đủ.

Đối với người bị tuyên bố mất tích, người bị tuyên bố là đã chết, việc xác lập, thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân thân phải được sự đồng ý của vợ, chồng hoặc con đã thành niên của người đó hoặc của cha, mẹ của họ.

Những cá nhân bị tuyên bố mất tích hoặc bị tuyên bố là đã chết thì năng lực chủ thể của họ bị tạm dừng hoặc chấm dứt nên những vấn đề liên quan đến nhân thân của những người này không thể được thực hiện thông qua người đại diện giống như những cá nhân không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (quan hệ đại diện xác lập với những người còn sống). Bởi vậy, người thân thích trong gia đình sẽ là người quyết định vấn đề xác lập, thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân thân của các cá nhân này.

So với Điều 24 BLDS năm 2005, khoản 2 Điều 25 BLDS năm 2015 đã bổ sung thêm quy định về phương thức xác lập, thực hiện quyền nhân thân cho một số chủ thể vì lý do năng lực hành vi dân sự chưa đầy đủ (người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi) hoặc vì lý do tư cách chủ thể bị tạm dừng hoặc chấm dứt (người bị tuyên bố mất tích, người bị tuyên bố là đã chết) mà không thể trực tiếp xác lập, thực hiện các quan hệ nhân thân liên quan đến chính mình.

Đây là một điểm bổ sung cần thiết, phù hợp của BLDS năm 2015 và sự bổ sung này đã khắc phục được lỗ hổng của Điều 24 BLDS năm 2005. Bên cạnh nội dung mới, có tính chất tích cực thì Điều luật này cũng còn có sự hạn chế khi khoản 1 Điều 25 đưa ra khái niệm về quyền nhân thân nhưng chưa bao quát đầy đủ các đặc điểm của quyền này như quyền nhân thân là quyền không trị giá được thành tiền.

>>>>> Tham khảo: Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả

Đánh giá bài viết:
5/5 - (7 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi