Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Các quyền của tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm
  • Chủ nhật, 20/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 474 Lượt xem

Các quyền của tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm

Quyền nhân thân có mối liên hệ trực tiếp với tài sản, tác giả có quyền được chuyển giao. Việc công bố, phổ biến tác phẩm là sự thể hiện tác phẩm trước công chúng dưới dạng thuyết trình, trưng bày, xuất bản, biểu diễn, phát thanh, truyền hình và dưới các hình thức vật chất khác.

Tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm có các quyền nhân thân gắn liền với tác giả và không thể tách dời. Vậy cụ thể Các quyền của tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm được pháp luật Việt Nam quy định như thế nào?

Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết dưới đây để có thêm các thông tin hữu ích.

Quyền của tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm

Tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm có các quyền nhân thân gắn liền với tác giả và không thể tách dời: Quyền đặt tên cho tác phẩm theo nghĩa đen hoặc nghĩa bóng hoặc vô đề; quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, quyền được nêu tên thật hoạc bút danh khi tác phẩm được công bố; quyền phổ biến, sử dụng, bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm; quyền cho phép hoặc không cho phép người khác sửa đổi nội dung tác phẩm.

Những quyền nhân thân trên của tác giả gắn liền với tác giả suốt cuộc đời và vĩnh viễn. Những quyền nhân thân khác của tác giả còn được thể hiện trong các quan hệ cụ thể như quyền công bố, phổ biến hoặc không cho người khác công bố, phổ biến tác phẩm của mình; cho hoặc không cho người khác sử dụng tác phẩm của mình. Đối với những quyền nhân thân trên, tác giả có thể chuyển giao cho người khác thông qua các giao dịch dân sự hoặc chuyển giao cho người thừa kế.

Thực chất, những quyền nhân thân có mối liên hệ trực tiếp với tài sản, tác giả có quyền được chuyển giao. Việc công bố, phổ biến tác phẩm là sự thể hiện tác phẩm trước công chúng dưới dạng thuyết trình, trưng bày, xuất bản, biểu diễn, phát thanh, truyền hình và dưới các hình thức vật chất khác. Công bố tác phẩm dưới hình thức xuất bản phẩm: Sách, tài liệu, tranh, ảnh, áp phích, catalo, tờ rơi, tờ gấp, lịch, bản đồ, át lát, bản nhạc, cờ, truyền đơn, khẩu hiệu, câu đối, cuốn thư, bằng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, địa hình thay sách hoặc kèm theo sách.

Như vậy, quyền nhân thân của tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm xét theo đặc điểm của quan hệ nhân thân hoặc phân làm 2 nhóm sau đây:

 + Nhóm một: Nhóm quan hệ nhân thân theo tính chất không thể chuyển giao được trong quan hệ về quyền tác giả là những quan hệ nhân thân không có mối liên hệ trực tiếp với tài sản. Nhóm quan hệ này gắn với tác giả suốt cuộc đời và vĩnh viễn sau khi tác giả qua đời:

– Quyền đặt tên cho tác phẩm;

– Quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, phổ biến, sử dụng

– Quyền được bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm, cho hoặc không cho phép người khác sửa đổi nội dung tác phẩm.

+ Nhóm hai: Con – Nhóm quan hệ nhân thân của tác giả theo tính chất có thể chuyển dịch. Đó là nhóm quan hệ nhân thân có mối liên hệ trực tiếp với tài sản.

Theo bản chất, nhóm quan hệ nhân thân này chuyển giao được, còn đối với những quyển nhân thân gắn với tác giả vĩnh viễn thuộc nhóm thứ nhất thì không thể chuyển giao. Những quyền chuyển giao được bao gồm: Quyền công bố, phổ biến hoặc cho người khác công bố, phổ biến tác phẩm của mình; cho hoặc không cho người khác sử dụng tác phẩm của mình. Những quyển nhân thân của tác giả chuyển giao được và khi chúng được chuyển giao thì tác giả được đền bù một khoản lợi ích vật chất nhất định. Việc chuyển giao các quyền nhân thân thuộc nhóm thứ hai phải được thực hiện thông qua hợp đồng bằng văn bản.

Quyền nhân thân của tác giả thuộc nhóm thứ hai được chính tác giả thực hiện hoặc cho người khác thực hiện trong trường hợp công bố, phổ biến tác phẩm dưới các hình thức xuất bản, tải bản, sao chép tác phẩm; biểu diễn hoặc trưng bày tác phẩm trước công chúng; truyền đạt tác phẩm tới công chúng bằng bất kỳ phương tiện hoặc cách thức nào; phân phối tác phẩm hoặc bản sao tác phẩm bằng cách bán, cho thuê hoặc bằng cách khác; nhập khẩu các bản sao tác phẩm của mình từ nước ngoài và Việt Nam.

Tác giả có quyền cho hoặc không cho phép người khác sao chép lại tác phẩm của mình dưới bất kỳ hình thức nào. Việc dịch phóng tác, biên soạn, cải biên, chuyển thể tác phẩm của tác giả phải được tác giả cho phép. Tác giả có quyền cho hoặc không cho phép sử dụng tác phẩm dưới các hình thức như đã viện dẫn ở trên là đặc quyền của tác giả. Những quy định của pháp luật nước ta về vấn đề này cũng tương tự như pháp luật của các nước và điển hình là Luật Bản quyền của Australia.

Tại phần thứ 31, Luật Bản quyền của Australia có quy định những quyền đặc biệt luôn thuộc về tác giả và khi tác giả chuyển quyền cho một người nào đó thì chỉ người đó là người duy nhất có quyền thực hiện những quyền sau đây đối với tác phẩm: Nhân bản, dịch thuật, phóng tác, biểu diễn trước công chúng, phát thanh, phân phát bản sao của tác phẩm, cho thuê bản sao của tác phẩm.

Tuy rằng pháp luật của các nước cũng như của Việt Nam về quyền tác giả đều có quy định tác giả có quyền cho phép hoặc không cho phép người khác sử dụng tác phẩm của mình nhưng quyền đặc biệt này của tác giả thường xuyên bị xâm phạm ở mức độ này hay mức độ khác do việc sử dụng tác phẩm thường vì lợi ích kinh tế.

Vì vậy, việc sử dụng tác phẩm còn tồn tại những sức hấp dẫn riêng không hẳn về phía công chúng mà vì lợi ích của người sử dụng. Các hành vi xâm phạm quyền tác giả trong việc sử dụng tác phẩm của tác giả hoặc vì lý do kinh tế hoặc vì mục đích khác (theo chúng tôi lý do kinh tế là nổi trội hơn cả) đều bị coi là trái pháp luật. Tại Hoa Kỳ có khái niệm “Sử dụng hợp lý”55 và nguyên tắc sử dụng tác phẩm một cách hợp lý cũng được quy định trong pháp luật của Hoa Kỳ.

Chủ sở hữu bản quyền ở Hoa Kỳ có quyền sao chép hoặc cho phép người khác sao chép tác phẩm dưới hình thức các bản sao hoặc thu thanh. Việc sử dụng tác phẩm của tác giả một cách hợp lý trước đây chưa được quy định trong Luật bản quyền của Hoa Kỳ nhưng trên thực tế thì học thuyết “Sử dụng hợp lý” đã được xem như một biện pháp giới hạn việc sử dụng tác phẩm của tác giả, qua đó ngăn chặn có hiệu quả những hành vi xâm phạm bản quyền của tác giả.

Luật Bản quyền của Hoa Kỳ đã quy định những tiêu chí khác nhau, theo đó việc sao chép một tác phẩm có thể được coi là hợp lý, ví dụ, sử dụng tác phẩm trong lĩnh vực bình luận, phê bình, đưa tin, giảng dạy, học tập và nghiên cứu. Luật bản quyền quy định bốn yếu tố để xác định việc sử dụng một tác phẩm cụ thể được coi là hợp lý hay bất hợp lý:

– Mục đích sử dụng tác phẩm vì thương mại hay vì đào tạo phi lợi nhuận;

– Mức độ nội dung của tác phẩm bị khai thác, sử dụng;

– Khối lượng và mức độ sử dụng liên quan đến tác phẩm nói chung;

– Ảnh hưởng của việc sử dụng đối với thị trường, tiềm năng của tác phẩm hoặc giá trị của tác phẩm.

Tuy nhiên, việc phân biệt giữa hành vi sử dụng hợp lý và hành vi vi phạm không phải bao giờ cũng được xác định rõ ràng. Các tòa án ở Hoa Kỳ đã coi những hành vi sau đây là hợp lý khi sử dụng tác phẩm:

– Trích dẫn một bài báo hoặc một lời phê bình với mục đích minh họa hoặc để bình luận;

– Trích dẫn một đoạn ngắn của một tác phẩm khoa học hay kỹ thuật để minh họa hoặc làm sáng tỏ các nhận định của tác giả;

– Sử dụng lại một số nội dung của tác phẩm;

– Tóm tắt một bài phát biểu hoặc bài báo, với sự trích dẫn ngắn gọn, đưa tin;

– Tái bản một phần của tác phẩm để thay thế phần hư hại của tác phẩm;

– Sao chép một phần tác phẩm của giáo viên hoặc của sinh viên để minh họa cho bài giảng và sao chép một tác phẩm theo các thủ tục hay trong các báo cáo pháp lý hoặc tư pháp;

– Tình cờ hoặc ngẫu nhiên tái bản dưới hình thức phim thời sự, phát thanh về tác phẩm nằm trong bối cảnh một sự kiện đang được tường thuật.

Ngoài những trường hợp được coi là sử dụng hợp lý tác phẩm của tác giả đã đề cập ở trên, còn mọi việc sử dụng khác đều phải xin phép tác giả. Tại Hoa Kỳ, những thách thức khó khăn nhất do công nghệ mới gây ra do việc nó được sử dụng đã tạo ra những phương thức khai thác mới các tác phẩm đã được bảo hộ Những thách thức khai thác mới này đã thường xuyên gây ra sự xáo trộn cho những thỏa thuận kinh doanh liên quan đến tác phẩm.

Điều này phổ biến trong các trường hợp không xác định được giấy phép của tác giả hay giấy phép của người có quyền sở hữu tác phẩm có cho phép khai thác một sản phẩm theo những phương thức còn chưa có vào thời điểm cấp giấy phép. Vấn đề này đã được bàn cãi rất nhiều khi mà các máy thu thanh, vô tuyến truyền hình, máy vi tính, video – cassette và những phương tiện điện tử, bán dẫn tương tự được cho ra đời.

Khi có sự xuất hiện các thiết bị thu âm thanh kỹ thuật số, các tác phẩm được lưu giữ trên đĩa compact là nguy cơ bị sao chép một cách không mấy phức tạp do công nghệ sao chụp nhiều lần hoàn hảo phục vụ cho nhu cầu cá nhân cũng như nhu cầu thương mại. Luật Bản quyền của Hoa Kỳ đã có những quy định về việc bảo vệ đặc quyền sao chép (bản quyền) của chủ sở hữu bản quyền bằng việc yêu cầu kiểm soát công nghệ đối với việc sao chép nhiều lần (hàng loạt) và đánh thuế các máy sao và bằng trắng để bồi thường cho chủ sở hữu bản quyền đối với số lượng sao chép lậu.

Nhằm giải quyết thực trạng trên, xét ở phạm vi quốc tế thì giải pháp cho vấn đề này được phản ánh trong nội dung của hiệp ước về bản quyền mới của WIPO (WCT). Nội dung của WCT quy định mở rộng quyền về truyền thông đã có trong Công ước Berne đối với một số loại tác phẩm thì nay đồng thời được áp dụng cho tất cả các tác phẩm. Những quy định của WCT là nguồn tác nhân kích thích cho sự phát triển hơn nữa các mạng kỹ thuật số để cho kỹ thuật này là một môi trường an toàn phục vụ cho việc khai thác các tác phẩm có bản quyền và tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi trong việc cấp giấy phép cho hoạt động khai thác đó.

Tuy nhiên, một điều dễ nhận thấy là các chủ sở hữu bản quyền không thể chỉ dựa vào các biện pháp công nghệ để bảo vệ tác phẩm của mình, một giải pháp hay công nghệ cho dù có hiện đại và phức tạp đến mức độ nào chăng nữa thì chúng đều có nguy cơ bị vô hiệu hóa bởi con người, đặc biệt là những người có chủ tâm truy cập tác phẩm.

Một số nước châu Âu không liệt kê chi tiết các quyền cụ thể như Luật bản quyền của Hoa Kỳ mà chỉ quy định có tính nguyên tắc chung. Điển hình là Luật Bản quyền của Cộng hòa Pháp, Điều 21 quy định: “Khai thác tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào được hưởng lợi ích kinh tế từ những hoạt động đó”. Quyền khai thác này bao gồm nhân bản và biểu diễn.

Các quyền tài sản của tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm.

Như ở phần trên chúng tôi đã nhận định quyền nhân thân của tác giả các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học là tiền đề của quyền tài sản. Quyển tài sản của tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm phát sinh trong trường hợp tác giả công bố tác phẩm, từ việc cho người khác sử dụng tác phẩm.

– Khi tác phẩm của tác giả được công bố, tác giả được hưởng tiền nhuận bút, được hưởng thù lao khi tác phẩm được sử dụng. Lợi ích vật chất của tác giả còn được xác định từ việc cho người khác sử dụng tác phẩm dưới các hình thức tác phẩm xuất bản, tái bản, trưng bày, triển lãm, biểu diễn, phát thanh, truyền hình, ghi âm, ghi hình, chụp ảnh, dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, cho thuê, nhận giải thưởng đối với tác phẩm mà mình là tác giả, trừ trường hợp tác phẩm không được Nhà nước bảo hộ. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả theo quy định tại Điều 14 Luật SHTT:

1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:

a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;

b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khách hàng Thi

c) Tác phẩm báo chí;

d) Tác phẩm âm nhạc:

đ) Tác phẩm sân khấu, mà

e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);

g) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;

h) Tác phẩm nhiếp ảnh;

i) Tác phẩm kiến trúc;

k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;

1) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;

m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.

2. Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định tại khoản 1 Điều này nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.

3. Tác phẩm được bảo hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.

4. Chính phủ hướng dẫn cụ thể về các loại hình tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này.

– Theo quy định trên, chế độ nhuận bút được áp dụng cho tác giả, đồng tác giả đã lao động sáng tạo ra tác phẩm, công trình với việc tác giả được hưởng một khoản tiền nhuận bút khi tác phẩm của tác giả được sử dụng. Ngoài tác giả, những người được xác định là chủ sở hữu của tác phẩm cũng được hưởng tiền nhuận bút (chủ sở hữu tác phẩm là người thừa kế quyền tác giả).

Hai loại chủ thể trên là những người được hưởng tiền nhuận bút khi tác phẩm của tác giả được sử dụng. Những người được hưởng một khoản tiền thù lao do đã thực hiện các công việc có liên quan đến tác phẩm không phải là người hưởng tiền nhuận bút. Những tác giả đã sáng tạo ra một trong các loại hình tác phẩm là những người được hưởng nhuận bút. Khoản nhuận bút mà tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm được hưởng được xác định theo 6 nhóm nhuận bút và tùy thuộc vào loại hình tác phẩm đó được xác định thuộc nhóm nào. Nhóm nhuận bút của loại hình tác phẩm được xác định:

– Nhuận bút cho tác phẩm sử dụng dưới hình thức xuất bản phẩm;

– Nhuận bút cho tác phẩm sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác;

– Nhuận bút cho tác phẩm điện ảnh, video,

– Nhuận bút cho tác phẩm báo chí (báo in, báo điện tử);

– Nhuận bút cho tác phẩm phát thanh, truyền hình (báo nói, báo hình);

– Nhuận bút cho tác phẩm tạo hình (mỹ thuật), mỹ thuật ứng dụng và nhiếp ảnh.

Nội dung, giới hạn quyền, thời hạn bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan

a) Nội dung quyền tác giả các tác phẩm văn học, nghệ thuật thể hiện dưới hình thức viết

Nội dung quyền tác giả các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học là tổng hợp các quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm, công trình. Theo quy định tại Điều 18 Luật SHTT, quyền tác giả đối với tác phẩm bao gồm quyền nhân thân và quyển tài sản. Quyển nhân thân của tác giả là tiền đề của quyền tài sản.

b) Quyển nhân thân của tác giả theo quy định tại Điều 19 Luật SHTT, bao gồm quyền đặt tên cho tác phẩm.

Tác giả có quyền đặt tên cho tác phẩm do mình sáng tạo ra. Tên tác phẩm có thể được đặt theo nghĩa đen, theo nghĩa bóng hoặc vô đề (vô để thường đặt cho tác phẩm thơ). Bác Hồ có nhiều bài thơ “vô đề” sáng tác ở Việt Bắc trong các năm kháng chiến chống thực dân Pháp. Các bài thơ rất hay của Bác Hồ như:

Sáng ra bờ suối, tối vào hang Chảo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng, Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng Cuộc đời cách mạng thật là sang

Hay:

“Hòn đá to Hòn đá nặng, Một người nhắc

Nhắc không đặng”57… Hay:

“Chưa năm mươi đã kêu già Sáu ba mình vẫn nghĩ là đương trai

– Sông quen thanh đạm nhẹ người/ Việc làm tháng rộng ngày dài ung dung”. Tuy nhiên, tên của tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học do tác giả đặt, nhưng tên của tác phẩm không được xâm phạm, danh dự, nhân phẩm của người khác, không phản cảm và phải phát âm được. Tác giả đặt tên cho tác phẩm của mình và quyền đặt tên cho tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học là quyền nhân thân của tác giả. Trên thực tế, người khác muốn trích nguyên văn một đoạn văn của tác giả, người ta có thể tự đặt tên cho đoạn văn đó phù hợp với nội dung muốn công bố, hành vi này không bị coi là vi phạm quyền tác giả, vì nội dung của đoạn văn này vẫn được giữ nguyên và vẫn mang tên tác giả.

Tác giả có quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm.

Khi tác phẩm được hình thành, tác giả có quyền công bố hoặc không công bố tác phẩm. Tác giả tự mình công bố tác phẩm của mình, có quyền cho phép người khác công bố tác phẩm. Tác phẩm của tác giả được công bố hay không được công bố, thì quyền tác giả vẫn được pháp luật bảo hộ. Quyền tác giả các tác phẩm văn học, nghệ thuật là quyền tự động, không phải đăng ký tác phẩm. Vì vậy, tác phẩm của tác giả được định hình dưới một hình thức nhất định, thì quyền tác giả được xác lập đối với tác phẩm do tác giả sáng tạo ra.

– Quyền tác giả được bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

– Các quyền nhân thân của tác giả văn học, nghệ thuật, khoa học được pháp luật bảo vệ. Các quyền nhân thân của tác giả là tiền đề của quyền tài sản.

Quyền tài sản của tác giả theo quy định tại Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ. Khi tác phẩm của tác giả có quyền tài sản đối với quyền tác giả trong các trường hợp:

Tác phẩm của tác giả là tác phẩm gốc để tạo ra tác phẩm phái sinh; tác phẩm được dàn dựng để biểu diễn trước công chúng tác phẩm được sao chép và trong các trường hợp tác phẩm được phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm.

Khi tác phẩm được truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác. Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

Các quyền này do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện theo quy định của Luật SHTT. Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định này phải xin phép tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.

->>>> Tham khảo thêm: Tác giả là gì ?

->>>> Tham khảo thêm: Tác phẩm là gì ?

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Nhãn hiệu không được sử dụng 3 năm liên tiếp có bị chấm dứt hiệu lực không?

Chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ sử dụng liên tục nhãn hiệu, trường hợp nhãn hiệu không được sử dụng liên tục từ năm năm trở lên thì Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực theo quy định tại Điều 95 của Luật Sở hữu trí tuệ. Vì vậy nhãn hiệu không được sử dụng 3 năm liên tiếp sẽ không bị chấm dứt hiệu lực theo Điều 95 Luật Sở hữu trí...

Xâm phạm bí mật kinh doanh bị phạt như thế nào?

Hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh sẽ bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng. Ngoài ra còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sụng là tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh; tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi...

Quyền nhân thân của tác giả có được chuyển giao hay không?

Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định...

Sinh viên photo sách giáo trình để học có vi phạm bản quyền tác giả không?

Theo khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 thì: Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở...

Tên thương mại có chuyển nhượng được không?

Quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi