Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn luật giao thông Quy trình cẩu xe vi phạm giao thông như thế nào?
  • Thứ năm, 17/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1019 Lượt xem

Quy trình cẩu xe vi phạm giao thông như thế nào?

Tổ chức, cá nhân vi phạm khi đến nhận lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ không thuộc trường hợp bị tịch thu phải trả chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện trong thời gian bị tạm giữ;

Trường hợp nào cảnh sát giao thông được yêu cầu cẩu xe?

Việc cẩu kéo ô tô vi phạm là một hình thức tạm giữ phương tiện giao thông, nếu người điều khiển xe chỉ có lỗi đỗ xe trái quy định và có mặt khi bị kiểm tra, có xuất trình các giấy tờ như giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe ô tô,… sẽ không bị tạm giữ phương tiện, mà theo thứ tự sẽ tạm giữ giấy tờ theo quy định.

Chỉ khi nào người vi phạm vắng mặt hoặc không có/không mang giấy tờ hoặc có mang nhưng không chịu xuất trình giấy tờ để tạm giữ thì mới bị áp dụng biện pháp tạm giữ phương tiện vi phạm bằng cách cẩu, kéo xe.

Những lỗi vi phạm giao thông bị cảnh sát tạm giữ phương tiện được quy định tại Điều 82 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt của Chính phủ.

Cụ thể, để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện đến 7 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm. Một số lỗi vi phạm phổ biến sẽ bị cảnh sát giao thông tạm giữ phương tiện bao gồm:

– Điều khiển ô tô, xe mô tô, xe gắn máy trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức an toàn được phép điều khiển phương tiện giao thông.

– Người điều khiển ô tô, mô tô, xe gắn máy trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy.

– Người điều khiển xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ, không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ.

– Điều khiển ô tô lạng lách, đánh võng; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ; dùng chân điều khiển vô lăng xe khi xe đang chạy trên đường; người vi phạm mà không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ hoặc gây tai nạn giao thông.

– Điều khiển ô tô không có Giấy đăng ký xe, không có biển số; không đủ kiều kiện an toàn kĩ thuật.

– Điều khiển xe môtô, xe gắn máy đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.

– Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không có Giấy đăng ký xe theo quy định; Sử dụng Giấy đăng ký xe đã bị tẩy xóa; sử dụng Giấy đăng ký xe không đúng số khung, số máy của xe hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp; Điều khiển xe không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số); gắn biển số không đúng với biển số đăng ký ghi trong Giấy đăng ký xe; biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp.

– Không chấp hành việc kiểm tra tải trọng, khổ giới hạn xe khi có tín hiệu, hiệu lệnh yêu cầu kiểm tra tải trọng, khổ giới hạn xe; chuyển tải hoặc dùng các thủ đoạn khác để trốn tránh việc phát hiện xe chở quá tải, quá khổ.

– Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô.

– Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên.

Quy trình cẩu xe vi phạm giao thông như thế nào?

Như đã chia sẻ ở trên thì Việc cẩu xe vi phạm là một trong các bước tạm giữ phương tiện hành chính được thực hiện trong ba trường hợp: để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính; để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt; Đối với trường hợp tại thời điểm kiểm tra, người điều khiển phương tiện không xuất trình được một, một số hoặc tất cả các giấy tờ.

Tại thời điểm lực lượng chức năng kiểm tra vi phạm giao thông, nếu không có chủ phương tiện hoặc người điều khiển phương tiện ở đó thì phải tiến hành tạm giữ phương tiện theo Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Khi tạm giữ phương tiện thì phải có căn cứ để ra quyết định xử phạt. Trường hợp chủ phương tiện hoăc người điều khiển phương tiện không có mặt ở đó thì cần phải đưa phương tiện ra khỏi nơi vi phạm, có thể bằng cẩu hoặc xe nâng để đưa phương tiện về nơi tạm giữ. Theo đó, ngoài việc bị xử lý theo quy định, chủ phương tiện còn phải trả tiền cho phí cẩu, kéo phương tiện về nơi tạm giữ.

Trước khi cẩu phương tiện, người thực thi công vụ phải tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính, chụp ảnh, quay phim hình ảnh phương tiện tại địa điểm vi phạm đỗ xe nơi có biển cấm dừng, cấm đỗ hoặc đỗ xe cách vỉa hè quá 0,25m  hoặc đỗ xe gây cản trở giao thông. Sau đó, tổ công tác phải tiến hành lập biên bản niêm phong phương tiện, đồng thời lấy chữ ký của 2 nhân chứng trực tiếp hoặc 1 nhân chứng đại diện cho chính quyền sở tại. Tại vị trí xe vi phạm ở đó, lực lượng chức năng sẽ thông tin vụ việc cho người dân ở đó biết và yêu cầu người vi phạm đến trụ sở đội, trạm CSGT nơi kéo, cẩu phương tiện để đến giải quyết vi phạm trên.

Chủ xe vi phạm có được mặc cả phí cẩu xe không?

Luật xử lý vi phạm hành chính tại khoản 7 điều 126 về Xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính quy định: Người có tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ chỉ phải trả chi phí lưu kho, phí bến bãi, phí bảo quản tang vật, phương tiện và các khoản chi phí khác trong thời gian tang vật, phương tiện bị tạm giữ theo quy định tại khoản 8 Điều 125 của Luật này. Chính phủ quy định chi tiết về mức phí tạm giữ tang vật, phương tiện quy định tại Điều 125 của Luật này”.

Thông thường, với các trường hợp bị cẩu xe thì CSGT sẽ gọi xe cẩu của trung tâm cứu hộ đến kéo chiếc xe vi phạm về bãi trông giữ ở quận/huyện theo địa bàn phụ trách. Phần vì Chiếc xe vi phạm này có tải trọng lớn, xe cẩu chuyên dụng của lực lượng CSGT không đáp ứng được.

Về việc thỏa thuận giá cẩu xe vi phạm về bãi là do bên trung tâm cứu hộ thỏa thuận với người vi phạm, bởi hiện tại pháp luật cũng chưa có chi phí ấn định với phương tiện bị cẩu, kéo xe. Hơn nữa trung tâm cứu hộ là đơn vị độc lâp, trong nhiều trường hợp xe chuyên dụng của cảnh sát không cẩu được buộc phải gọi đến trung tâm, sau đó trung tâm và người vi phạm tự thỏa thuận giá cả.

Ngoài ra thì theo quy định tại Khoản 4 Điều 16 Nghị định 138/2021/NĐ-CP quy định về chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản phương tiện bị tạm giữ, cụ thể:– Tổ chức, cá nhân vi phạm khi đến nhận lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ không thuộc trường hợp bị tịch thu phải trả chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện trong thời gian bị tạm giữ;

– Tổ chức, cá nhân vi phạm không phải trả chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện trong thời gian tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ nếu chủ tang vật, phương tiện không có lỗi trong việc vi phạm hành chính hoặc áp dụng biện pháp tịch thu đối với tang vật, phương tiện hoặc tổ chức, cá nhân vi phạm được giao giữ, bảo quản phương tiện;

– Cơ quan của người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện trong trường hợp tự tổ chức lưu giữ, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc tổ chức được cơ quan của người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện thuê để lưu giữ, bảo quản tang vật, phương tiện được trả chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện trong thời gian bị tạm giữ;

– Mức chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ được thực hiện theo quy định của pháp luật về giá.

Khi nào cảnh sát giao thông được dừng phương tiện để kiểm tra?

Khoản 1 Điều 16 Thông tư 65/2020/TT-BCA quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của cảnh sát giao thông quy định về việc dừng phương tiện giao thông để kiểm soát quy định.

Theo đó, Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát trong các trường hợp sau:

– Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi thu được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác;

– Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

– Có văn bản đề nghị của thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện giao thông dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp;

– Tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố cáo của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Quy trình dừng xe của cảnh sát giao thông khi xử lý vi phạm

Bước 1: CSGT có Hiệu lệnh yêu cầu dừng phương tiện tham gia giao thông

CSGT làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được dừng phương tiện trong 5 trường hợp và thực hiện thông qua tín hiệu dừng phương tiện gồm:

– Bằng tay, gậy chỉ huy giao thông;

– Còi, loa pin cầm tay, loa điện gắn trên phương tiện tuần tra;

– Đèn tín hiệu, biển báo hiệu, Barie hoặc rào chắn.

Bước 2: CSGT Chào bằng động tác hoặc kết hợp chào bằng lời nói

CSGT khi mặc trang phục phải chào bằng động tác hoặc kết hợp chào bằng lời khi gặp để giải quyết công việc với nhân dân, với người nước ngoài.

Khi làm việc và quan hệ công tác với cán bộ và nhân dân, tùy từng trường hợp cụ thể để gọi bằng “đồng chí” và xưng “tôi” hoặc tùy theo lứa tuổi để xưng hô cho phù hợp với phong tục.

Lưu ý, khi tiếp xúc với người vi phạm CSGT phải giữ đúng tư thế, lễ tiết, tác phong; có thái độ ứng xử đúng mực; không có lời nói, hành vi xúc phạm, phân biệt đối xử với người vi phạm.

Bước 3: CSGT Kiểm tra giấy tờ và thông báo lỗi

Khi đã dừng phương tiện thì CSGT phải thực hiện kiểm soát, nếu phát hiện vi phạm phải xử lý theo đúng quy phạm pháp luật. Do đó, CSGT phát hiện hành vi vi phạm giao thông thì được dừng xe và thực hiện việc kiểm soát giấy tờ. Cụ thể kiểm soát các giấy tờ có liên quan đến người và phương tiện bao gồm:

+ Giấy phép lái xe; Giấy đăng ký xe; Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện cơ giới đường bộ; Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và giấy tờ khác có liên quan đến người, phương tiện, hoạt động vận tải;

+ Khi kiểm soát phải đối chiếu giữa các giấy tờ với nhau, giữa giấy tờ có liên quan với thực tế người, phương tiện, hàng hóa vận chuyển trên phương tiện.

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về: Quy trình cẩu xe vi phạm giao thông như thế nào? Khách hàng theo dõi nội dung bài viết, có vướng mắc khác vui lòng liên hệ công ty Luật Hoàng Phi theo tổng đài tư vấn pháp luật: 1900.6557 để được hỗ trợ nhanh chóng, tận tình.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Dừng đèn đỏ có được sử dụng điện thoại?

Hành vi sử dụng điện thoại, nghe điện thoại khi dừng đèn đỏ là vi phạm an toàn giao thông. Người tham gia giao thông chỉ được sử dụng điện thoại khi đã dừng đỗ xe vào lề đường hoặc các vị trí cho phép dừng đỗ...

Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính là bao nhiêu ngày?

Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính thông thường là 07 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Thời hạn tối đa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 67 ngày (áp dụng với vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức...

Ôtô bị hỏng do ngập nước có được bảo hiểm bồi thường không?

Bảo hiểm xe cơ giới là một trong những loại hình thuộc bảo hiểm phi nhân thọ quy định của pháp luật, xe cơ giới gồm các loại : ô tô, máy kép, xe máy thi công, xe máy nông...

Bán cà phê bằng xe đẩy bán hàng trên vỉa hè thì có vi phạm pháp luật không?

Các hoạt động khác trên đường phố phải thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 35 của Luật này, trường hợp đặc biệt, việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố vào mục đích khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không được làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao...

Dừng đèn đỏ ở làn rẽ trái có bị phạt không?

Quy định về sử dụng làn đường Theo Luật giao thông đường bộ 2008, quy định về Việc Sử dụng làn đường như sau: – Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi