Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Doanh nghiệp - Đầu tư Quy định về giao kết hợp đồng trong thương mại và đầu tư
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 697 Lượt xem

Quy định về giao kết hợp đồng trong thương mại và đầu tư

Quy định về giao kết hợp đồng trong thương mại và đầu tư như thế nào? Quý vị hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết này.

Nguyên tắc giao kết hợp đồng 

Một thỏa thuận giữa các chủ thể được coi là hợp đồng và được pháp luật bảo vệ khi đáp ứng được những điều kiện theo quy định, trong đó có điều kiện tuân thủ các nguyên tắc giao kết hợp đồng. 

Hợp đồng trong thương mại và đầu tư được giao kết theo các nguyên tắc quy định của hợp đồng dân sự nói chung. Các nguyên tắc giao kết hợp đồng được ghi nhận trước hết xuất phát từ mục đích nhằm bảo đảm quyền tự do hợp đồng; tuy nhiên, quyền tự do này phải được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật để không xâm hại đến quyền và lợi ích chính đáng của chủ thể có liên quan.

Bộ luật Dân sự năm 2015 không dành ra một điều luật riêng quy định về nguyên tắc giao kết hợp đồng như Bộ luật Dân sự năm 2005, nhưng việc giao kết hợp đồng luôn phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản của pháp luật, bao gồm: Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận; mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng; xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực; việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự. 

Nội dung của hợp đồng trong thương mại và đầu tư 

Ngoài việc tuân thủ những nguyên tắc cơ bản, khi giao kết hợp đồng, các bên chủ thể cần quan tâm đến nội dung cụ thể của từng hợp đồng. Nội dung của hợp đồng trong thương mại và đầu tư là các điều khoản do các bên thỏa thuận, thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng. Không giống như Luật Thương mại năm 1997, Luật Thương mại năm 2005 không quy định trong hợp đồng thương mại, đầu tư việc các bên bắt buộc phải thỏa thuận những nội dung cụ thể nào. Tuy nhiên, để thuận lợi cho việc thực hiện hợp đồng cũng như tránh tranh chấp có thể phát sinh, trên thực tế, nội dung hợp đồng nói chung và hợp đồng trong lĩnh vực thương 

mại, đầu tư nói riêng thường có những quy định về đối tượng của hợp đồng, số lượng, chất lượng, giá cả, phương thức thanh toán, quyền và nghĩa vụ các bên,… 

– Ngoài ra, trong một số hợp đồng cụ thể, pháp luật chuyên ngành có thể quy định những nội dung bắt buộc của hợp đồng, ví dụ Điều 18 Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 quy định những nội dung phải có của hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà, công trình xây dựng; hay hợp đồng tín dụng phải có những nội dung bắt buộc theo quy định tại Điều 17 Quyết định 20/VBNN-NHNN ngày 22 tháng 5 năm 2014 của Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng,… 

Thủ tục giao kết hợp đồng 

Đề nghị giao kết hợp đồng

– Đề nghị giao kết hợp đồng bản chất là ý chí của một bên chủ thể, mong muốn xác lập hợp đồng với chủ thể khác theo những điều kiện xác định. Từ quy định tại Điều 386 Bộ luật Dân sự năm 2015, đề nghị giao kết hợp đồng là sự thể hiện ý định giao kết và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng (sau đây gọi chung là bên được đề nghị). Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng như Luật Thương mại năm 2005 đều không quy định về hình thức của đề nghị giao kết hợp đồng nhưng về nguyên tắc, hình thức của đề nghị giao kết phải phù hợp với hình thức của hợp đồng, theo đó, đề nghị giao kết hợp đồng có thể được thể hiện bằng văn bản, lời nói hoặc hành vi cụ thể hoặc kết hợp giữa các hình thức này. 

Ý chí của một bên chủ thể chỉ được coi là đề nghị giao kết khi thỏa những dấu hiệu chủ yếu sau: 

Thứ nhất: Đề nghị giao kết hợp đồng phải thể hiện ý chí mong muốn giao kết của bên đề nghị gửi tới bên được đề nghị. Nội dung của đề nghị cần mang tính xác định, mô tả những nội dung chủ yếu của hợp đồng. 

Thứ hai: Đề nghị giao kết hợp đồng phải được gửi đến chủ thể xác định hoặc gửi đến công chúng. Nếu theo Bộ luật Dân sự (2005) đề nghị giao kết hợp đồng phải được gửi tới một bên xác định cụ thể thì hiện nay, đề nghị giao kết cũng có hiệu lực nếu được gửi tới công chúng. Điều này làm cho ranh giới giữa đề nghị giao kết hợp đồng với những quảng cáo thông thường trở nên khó xác định hơn.

Và đây là căn cứ để xác định lời đề nghị giao kết hợp đồng của cá nhân, doanh nghiệp quảng cáo bằng tờ rơi, trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên điện thoại di động hoặc trong địa chỉ email của cá nhân nếu nội dung quảng cáo đó chứa đựng các dấu hiệu của lời đề nghị thì tổ chức, cá nhân đã đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng phải chịu trách nhiệm về nội dung cam kết đó’. Trường hợp này tương đồng với quy định của một số nước trên thế giới liên quan đến đề nghị giao kết đối với công chúng (offer to the public at large). 

Thứ ba: Bên đề nghị phải chịu trách nhiệm về lời đề nghị của mình. Sự ràng buộc của đề nghị được hiểu rằng trong thời hạn đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực, nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng với người thứ ba thì phải bồi thường thiệt hại cho bên được đề nghị mà không được giao kết hợp đồng khi có thiệt hại phát sinh. 

Thời điểm có hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng thông thường được bên đề nghị ấn định. Trường hợp bên đề nghị không ấn định thì hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng được xác định khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác. Căn cứ xác định bên được đề nghị đã nhận được đề nghị giao kết được quy định khác nhau: (i) Đề nghị được chuyển đến nơi cư trú, nếu bên được đề nghị là cá nhân; được chuyển đến trụ sở, nếu bên được đề nghị là pháp nhân; (ii) đề nghị được đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên được đề nghị; (iii) bên được đề nghị biết được đề nghị giao kết hợp đồng thông qua các phương thức khác. 

Đề nghị giao kết hợp đồng chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp: (i) Bên được đề nghị trả lời chấp nhận hoặc không chấp nhận giao kết hợp đồng; (ii) Hết thời hạn trả lời chấp nhận; (iii) thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị có hiệu lực; (iv) thông báo về việc hủy bỏ đề nghị có hiệu lực; (v) theo thỏa thuận của bên đề nghị và bên được đề nghị trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời. 

Ngay cả trong trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng chưa chấm dứt hiệu lực, bên đề nghị giao kết cũng không bị ràng buộc trách nhiệm với lời đề nghị nếu thay đổi hoặc rút lại hoặc hủy bỏ đề nghị. Thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng được sử dụng trong trường hợp thu hồi lại đề nghị giao kết khi đề nghị này chưa phát sinh hiệu lực.

Tuy nhiên, đề nghị giao kết hợp đồng được rút lại hoặc thay đổi một cách hợp pháp khi thuộc một trong hai trường hợp: (i) bên được đề nghị nhận được thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị trước hoặc cùng với thời điểm nhận được đề nghị; (ii) điều kiện thay đổi hoặc rút lại đề nghị phát sinh trong trường hợp bên đề nghị có nêu rõ về việc được thay đổi hoặc rút lại đề nghị khi điều kiện đó phát sinh. 

Vì một số lý do nhất định, bên đề nghị cũng có thể hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng đã gửi đi. Tuy nhiên, để hủy bỏ đề nghị, bên đề nghị giao kết hợp đồng phải nêu rõ quyền này trong đề nghị và bên được đề nghị nhận được thông báo về việc hủy bỏ đề nghị trước khi người này gửi thông báo chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Nếu không đáp ứng một trong hai điều kiện trên, bên đề nghị sẽ không thể hủy bỏ đề nghị giao kết của mình. 

Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng 

Sau khi nhận được đề nghị giao kết hợp đồng, bên được đề nghị có thể: (i) chấp nhận; (ii) từ chối; (iii) sửa đổi hợp đồng. 

Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là hành vi thể hiện ý chí của bên được đề nghị đối với bên đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị. Theo đó, được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng khi thỏa mãn các dấu hiệu sau: 

Thứ nhất: Bên được đề nghị phải chấp nhận toàn bộ nội dung lời đề nghị.

Thứ hai: Bên được đề nghị phải trả lời trong thời gian do bên đề nghị ấn định hoặc hai bên thỏa thuận hoặc theo thói quen giao kết chung giữa hai bên. 

– Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn đó; nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời. Khi bên đề nghị không nêu rõ thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực nếu được thực hiện trong một thời hạn hợp lý. Ngoài ra, trong trường hợp thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng đến chậm vì lý do khách quan mà bên đề nghị biết hoặc phải biết về lý do khách quan này thì thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp bên đề nghị trả lời ngay không đồng ý với chấp nhận đó của bên được đề nghị. 

– Khi các bên trực tiếp giao tiếp với nhau, kể cả trong trường hợp qua điện thoại hoặc qua phương tiện khác thì bên được đề nghị phải trả lời ngay có chấp nhận hoặc không chấp nhận, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận về thời hạn trả lời.. 

Cần lưu ý là trên thực tế, trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng có thể dưới nhiều hình thức như gặp trực tiếp, gửi thông báo,..; sự im lặng của bên đề nghị sau khi nhận được đề nghị giao kết thường không được coi là chấp nhận, trừ trường hợp giữa các bên đã có thỏa thuận hoặc là thói quen kinh doanh được xác lập giữa các bên. 

Bên được đề nghị giao kết hợp đồng cũng có thể rút lại thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng, nếu thông báo về việc rút lại này đến trước hoặc cùng với thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng.

Thời điểm giao kết hợp đồng 

Thời điểm giao kết hợp đồng được quy định khác nhau phụ thuộc vào cách thức giao kết và hình thức của hợp đồng. Theo quy định tại Điều 400 Bộ luật Dân sự năm 2015, thời điểm giao kết hợp đồng trong thương mại và đầu tư có thể xác định theo các trường hợp cụ thể sau:

 Hợp đồng giao kết trực tiếp bằng văn bản: thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hay bằng hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản.

Một hợp đồng được giao kết gián tiếp bằng văn bản: thời điểm đạt được sự thỏa thuận là thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận giao kết.

Hợp đồng được giao kết bằng lời nói: thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng. Đây cũng là thời điểm để xác định thời điểm giao kết khi hợp đồng được giao kết bằng lời nói và sau đó được xác lập bằng văn bản. 

– Trong trường hợp các bên thỏa thuận hoặc pháp luật khác có quy định sự im lặng của bên đề nghị cho đến khi hết thời hạn trả lời là căn cứ xác định hợp đồng đã được giao kết thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm cuối cùng của thời hạn đó.

Nguyên tắc thực hiện hợp đồng 

Để bảo đảm việc thực hiện hợp đồng mang lại lợi ích cho các bên đồng thời cũng không xâm hại đến những lợi ích mà pháp luật cần bảo vệ, từ thời điểm giao kết hợp đồng cho đến trong quá trình thực hiện hợp đồng, pháp luật đã quy định những nguyên tắc cơ bản mà các bên chủ thể phải tuân thủ’. Một trong những nguyên tắc nền tảng luôn được đề cao khi thực hiện hợp đồng nói chung và hợp đồng trong lĩnh vực thương mại, đầu tư nói riêng là pháp luật tôn trọng thỏa thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội, do đó, hợp đồng được xem xét là “luật” đối với các bên và các bên có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ các thỏa thuận trong hợp đồng. 

Trong trường hợp hợp đồng các bên không thỏa thuận cụ thể thì áp dụng những quy định của pháp luật có liên quan làm căn cứ xác định cũng như để giải quyết những tranh chấp có thể phát sinh. Ví dụ trong hợp đồng mua bán hàng hóa, nếu các bên có thỏa thuận địa điểm giao hàng cụ thể thì bên bán có nghĩa vụ giao hàng tại địa điểm đó; trong trường hợp các bên không thỏa thuận, sẽ tùy vào tính chất loại hàng hóa để xác định địa điểm giao hàng như tại nơi có hàng hóa, nơi sản xuất, chế tạo hàng hóa,… 

Cách thức thực hiện hợp đồng

 Cách thức thực hiện hợp đồng được pháp luật quy định phù hợp với tính chất từng loại hợp đồng. Theo pháp luật hiện hành, cách thức thực hiện hợp đồng được quy định cho các loại hợp đồng như sau: | Đối với hợp đồng đơn vụ, bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đúng như đã thỏa thuận, chỉ được thực hiện trước hoặc sau thời hạn nếu được bên có quyền đồng ý. 

Đối với hợp đồng song vụ, khi các bên đã thỏa thuận thời hạn thực hiện nghĩa vụ thì mỗi bên phải thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến hạn; không được hoãn thực hiện với lý do bên kia chưa thực hiện nghĩa vụ đối với mình, trừ trường hợp có căn cứ được hoãn thực hiện nghĩa vụ theo quy định pháp luật hoặc không thể thực hiện được nghĩa vụ do lỗi của bên kia. Trường hợp các bên trong hợp đồng song vụ không thỏa thuận bên nào thực hiện nghĩa vụ trước thì các bên phải đồng thời thực hiện nghĩa vụ đối với nhau; nếu nghĩa vụ không thể thực hiện đồng thời thì nghĩa vụ nào khi thực hiện mất nhiều thời gian hơn thì nghĩa vụ đó phải được thực hiện trước.

Đối với hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba: bên có quyền có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba hoặc người thứ ba có quyền trực tiếp yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình, nếu các bên trong hợp đồng có tranh chấp về việc thực hiện hợp đồng thì người thứ ba không có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cho đến khi tranh chấp được giải quyết.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Có được gia hạn thời gian góp vốn điều lệ công ty không?

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp giải đáp: Có được gia hạn thời gian góp vốn điều lệ công ty không? Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mức phạt chậm góp vốn điều lệ mới nhất

Chậm góp vốn điều lệ sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, đồng thời phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng số vốn đã...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi