Trang chủ Phân Biệt Thương Hiệu Và Nhãn Hiệu
  • Thứ ba, 06/06/2023 |
  • Dịch vụ Sở hữu trí tuệ |
  • 4067 Lượt xem

Phân Biệt Thương Hiệu Và Nhãn Hiệu

Có nhiều khách hàng luôn nhầm lẫn giữa hai thuật ngữ là thương hiệu và nhãn hiệu, vậy hai thuật ngữ này khác nhau như thế nào? Cùng tham khảo bài viết Phân Biệt Thương Hiệu Và Nhãn Hiệu để có câu trả lời.

 

Phân biệt sự khác nhau giữa thương hiệu và nhãn hiệu

Sự khác nhau giữa thương hiệu và nhãn hiệu là ở tính pháp lý

Hiện nay ở Việt Nam chưa có định nghĩa về thương hiệu mà chỉ đưa ra định nghĩa về nhãn hiệu. Do đó chỉ có nhãn hiệu mới là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam.

Thương hiệu có sự liên kết với cả khẩu hiệu, nhạc hiệu

Khi nói đến thương hiệu người ta thường nói đến cả khẩu hiệu, nhạc hiệu mà điều này gần như không được đề cập trong nhãn hiệu. Ví dụ, chúng ta có thể chỉ nghe nói đến “Hãy nói theo cách của bạn” là đã nghĩ ngay đến Viettel.

Sự khác nhau giữa thương hiệu và nhãn hiệu thể hiện trên một số khía cạnh cụ thể

– Nói đến thương hiệu không chỉ là nói đến các dấu hiệu như trong nhãn hiệu mà quan trọng hơn là nói đến hình tượng về hàng hóa trong tâm trí người tiêu dùng. Nó thật sự trừu tượng và vì thế đã có người gọi thương hiệu là phần hồn còn nhãn hiệu là phần xác.

– Thương hiệu nổi tiếng sẽ tồn tại mãi theo thời gian nhưng nhãn hiệu thì chỉ có giá trị pháp lý trong thời gian nhất định (thời hạn bảo hộ nhãn hiệu thường là 10 năm và có thể được kéo dài bằng việc gia hạn).

– Nhãn hiệu được các cơ quan quản lý Nhà nước công nhận và bảo hộ còn thương hiệu là kết quả phấn đấu lâu dài của doanh nghiệp và người tiêu dùng chính là người công nhận.

sự khác nhau giữa thương hiệu và nhãn hiệu

Phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu

Tiêu chí để phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu cụ thể như sau:

Tiêu chí

Thượng hiệu

Nhãn hiệu

Khái niệm

Thương hiệu là một dấu hiệu (có thể là hữu hình hoặc vô hình) đặc biệt để nhận biết 1 sản phẩm nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi cá nhân hay một tổ chứcNhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Căn cứ pháp lý

Không phải là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và không có văn bản pháp luật điều chỉnhLuật sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn

Thời gian bảo hộ

Thương hiệu không phải đối tượng điều chỉnh của luật pháp và không được luật pháp bảo hộ. Nó có thể tồn tại ngay cả khi hàng hóa, dịch vụ mang thương hiệu không tồn tại bởi thương hiệu do sự đánh giá của người tiêu dùng nên chừng nào sản phẩm còn được người tiêu dùng tin dùng và có cảm nhận tích cực thì sản phẩm đó cũng sẽ vẫn còn thương hiệu.10 năm và có thể gia hạn nhiều lần

Định giá thương hiệu và nhãn hiệu

được coi là một tài sản vô hình, mặc dù pháp luật Việt Nam chưa chính thức công nhận và có quy định cụ thể. Tài sản vô hình thì không thể định giá một cách dễ dàng được, việc tính toán giá trị thương hiệu do các tổ chức dịch vụ hoạt động trong lĩnh vực định giá thương hiệu thực hiện. Nó phải được định giá thông qua bước:

+ Phân khúc thị trường;

+ Phân khúc tài chính;

+ Phân tích nhu cầu;

+ Tiêu chuẩn cạnh tranh;

Được coi là một tài sản khi được xác lập quyền thông qua việc Cục SHTT cấp Văn bằng bảo hộ. Một tài sản thì có thể định giá được nên nhãn hiệu cũng có thể định giá được.

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền tại Luật Hoàng Phi

Luật Hoàng Phi cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền cho khách hàng trong và ngoài nước. Khi sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu, khách hàng sẽ được chúng tôi tư vấn những vấn đề sau đây:

– Tư vấn và đưa ra ý tưởng thiết kế nhãn hiệu độc quyền cho khách hàng trong trường hợp được yêu cầu;

– Trực tiếp thiết kế thương hiệu cho khách hàng (Luật Hoàng Phi có phòng Thiết kế chuyên nghiệp, nhân viên thiết kế đẳng cấp và là một trong những dịch vụ mạnh của Công ty)

– Tra cứu khả năng đăng ký nhãn hiệu trước khi tiến hành tra cứu chính thức để tiết kiệm chi phí cho khách hàng

– Tư vấn và hướng dẫn hoặc trực tiếp sửa đổi mẫu thương hiệu bị trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn cho khách hàng

– Soạn thảo hồ sơ đăng ký, nộp hồ sơ đăng ký tại Cục SHTT, theo dõi hồ sơ đăng ký cho đến khi ra được kết quả cuối cung

– Nhận giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu, thông báo và chuyển cho khách hàng tham khảo và lưu giữ.

– Tư vấn, hỗ trợ miễn phí các dịch vụ khác (nếu có)

Trên đây là ý kiến tư vấn của Luật sư Luật Hoàng Phi để phân biệt sự khác nhau giữa THƯƠNG HIỆU và NHÃN HIỆU. Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng vui lòng liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi để đươc tư vấn và hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

Năng lực của Luật Hoàng Phi trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Đăng ký thương hiệu thực phẩm bổ sung

Hiện nay tình trạng xâm phạm sở hữu trí tuệ hiện nay diễn ra khá phổ biến và phức tạp tại Việt Nam và trên thế giới, cùng với việc hội nhập kinh thế thì việc bảo vệ thương hiệu là việc làm vô cùng cần thiết đối với mỗi tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khi kinh...

Đăng ký thương hiệu linh kiện máy tính

Để giúp Quý độc giả có thêm thông tin khi thực hiện Đăng ký thương hiệu linh kiện máy tính, chúng tôi thực hiện bài viết này với những chia sẻ, do đó, Quý vị đừng bỏ...

Đăng ký thương hiệu bếp nướng

Khi đăng ký thương hiệu vếp nướng thành công, đây là căn cứ để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý những cá nhân, tổ chức có hành vi xâm phạm quyền đối với thương hiệu của...

Đăng ký thương hiệu cho máy bơm

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ về Đăng ký thương hiệu cho máy bơm. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Đăng ký thương hiệu dịch vụ chăm sóc cây trồng

Việc đăng ký thương hiệu cho dịch vụ chăm sóc cây trồng đem lại nhiều lợi ích to lớn khiến nhiều cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp không thể bỏ qua thủ tục bảo hộ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi