Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Lao động – Tiền Lương Phải làm gì khi công ty không chịu trả tiền lương?
  • Thứ ba, 19/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 4440 Lượt xem

Phải làm gì khi công ty không chịu trả tiền lương?

Em đi làm được 3 tháng, đã kí hợp đồng lao động, tuy nhiên em đã làm việc quá thời hạn nhưng công ty không thực hiện trả lương cho em, vậy em cần phải làm gì trước sự việc này?

Câu hỏi:

Xin nhờ quý công ty tư vấn giúp em trường hợp này: em đang làm công việc partime tại 1 công ty, trong hợp đồng lao động kí là 3 tháng nhưng hiện tại đến mùng 10 này em mới hết hợp đồng và công ty có cam kết 20-25 của tháng sau sẽ trả lương tháng trước nhưng đến hiện tại đã quá hạn nhưng vẫn không thấy trả và lại tiếp tục cò quay ra thông báo trên group bằng app chat chứ không có công văn chính thức là em vi phạm kỉ luật nên không được trả lương, mà thực chất em chưa hề vi phạm kỉ luật gì cả, em đến lãnh đạo công ty hỏi nhưng không được gặp vì họ cứ nói bận ( công ty em lớn, em chỉ làm parttime tại 1 bộ phận nhỏ). Vậy bây giờ em phải làm thế nào để được nhận lại tiền lương của mình?

Trả lời:

Chào bạn, câu hỏi của bạn thuộc lĩnh vực tư vấn Luật lao động, với câu hỏi này, Luật Hoàng Phi xin trả lời như sau:

Theo như bạn trình bày, chúng tôi xác định bạn đã kí hợp đồng xác định thời hạn có thời hạn 3 tháng với một công ty, đây là công việc mang tính chất thời vụ, không ổn định, thường xuyên, thực trạng hiện nay với những công việc như thế này sẽ rất dễ dàng bị công ty lớn ức hiếp và không trả tiền lương. Theo quy định tại Bộ luật lao động năm 2019 thì khi đã giao kết hợp đồng thì hai bên phải thực hiện đúng hợp đồng đã giao kết, bao gồm cả việc trả lương đúng hạn theo quy định trong hợp đồng. Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận. Bộ luật lao động đã quy định nguyên tắc trả lương cho người lao động như sau:

Điều 94. Nguyên tắc trả lương

1. Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.

2. Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.

Việc trả lương đúng thời hạn là rất quan trọng bởi người lao động cần có một khoản tiền để chi tiêu cho những khoản phát sinh trong cuộc sống, khi trả lương chậm hoặc không trả lương cho người lao động dẫn đến quyền lợi người lao động bị ảnh hưởng và bị xâm phạm, với nguyên tắc bảo vệ người lao động của Luật lao động, thì người lao động khi không được trả tiền lương có thể thực hiện khiếu nại lên lãnh đạo công ty để lãnh đạo công ty có thể xem xét việc giải quyết tiền lương cho bạn, hoặc bạn có thể khiếu nại lên thanh tra lao động, yêu cầu họ điều tra và thực hiện các biện pháp kiểm tra, giám sát việc tuân theo pháp luật lao động của công ty. 

Phải làm gì khi công ty không chịu trả tiền lương?

Phải làm gì khi công ty không chịu trả tiền lương?

Việc không trả lương cho người lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì trường hợp người sử dụng dụng lao động chậm trả lương, nợ lương trong thời gian dài sẽ bị xử phạt như sau:

– Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

– Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động

– Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

– Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

– Phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 50 triệu đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

Ngoài ra, người sử dụng lao động còn buộc phải trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt theo quy định tại Khoản 5 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.

Theo đó thì nếu bạn thực hiện khiếu nại với cơ quan thanh tra lao động có thẩm quyền thì thanh tra lao động sẽ tiến hành thanh tra và xử phạt đối với hành vi không trả lương/không trả lương đúng hạn của công ty, bạn cần thực hiện thỏa thuận hoặc khiếu nại lên lãnh đạo công ty trước, nếu công ty vẫn không thực hiện trả lương thì bạn nên khiếu nại lên cấp có thẩm quyền cao hơn để giải quyết.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn. 

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?

Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi