Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Quyền hạn, chức năng của Thanh tra lao động?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 6995 Lượt xem

Quyền hạn, chức năng của Thanh tra lao động?

Thanh tra Sở Lao động & Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về lao động

Trong thời gian gần đây, khi hỗ trợ pháp lý về lao động, Tổng đài 1900 6557 của Luật Hoàng Phi thường xuyên nhận được những băn khoăn, thắc mắc liên quan đến Thanh tra lao động. Thực tế, không nhiều người hiểu đúng, hiểu đủ các quy định pháp luật về thanh tra lao động. Do đó, qua bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp các thông tin hữu ích về khái niệm, quyền hạn và chức năng của thanh tra lao động, mời Quý vị cùng theo dõi:

Nội dung Thanh tra lao động

Theo quy định tại Điều 214 và 215 Bộ luật lao động năm 2019 như sau:

“Điều 214. Nội dung thanh tra lao động

1. Thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật về lao động.

2. Điều tra tai nạn lao động và vi phạm an toàn, vệ sinh lao động.

3. Tham gia hướng dẫn áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về điều kiện lao động, an toàn, vệ sinh lao động.

4. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về lao động theo quy định của pháp luật.

5. Xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về lao động.

Điều 215. Thanh tra chuyên ngành về lao động

1. Thẩm quyền thanh tra chuyên ngành về lao động thực hiện theo quy định của Luật Thanh tra.

2. Việc thanh tra an toàn, vệ sinh lao động thực hiện theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động.”

Quyền của thanh tra lao động

Điều 216. Quyền của thanh tra lao động

Thanh tra lao động có quyền thanh tra, điều tra nơi thuộc đối tượng, phạm vi thanh tra được giao theo quyết định thanh tra.

Khi thanh tra đột xuất theo quyết định của người có thẩm quyền trong trường hợp khẩn cấp có nguy cơ đe dọa an toàn, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người lao động tại nơi làm việc thì không cần báo trước.

Tư vấn Thanh tra lao động theo quy định tại Bộ luật lao động

Các nhiệm vụ của Thanh tra nhà nước về lao động được giao cho Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về lao động.

Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, giúp Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; thực hiện thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng thuộc lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội trong phạm vi cả nước.

–  Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có Chánh thanh tra, Phó chánh thanh tra, Thanh tra viên và các công chức khác. Trong hoạt động thanh tra, Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có những nhiệm vụ, quyền hạn:

+ Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của bộ; thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước do Bộ trưởng quyết định thành lập;

+ Thanh tra việc chấp hành pháp luật lao động, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành, lĩnh vực do bộ phụ trách;

+ Thanh tra vụ việc khác do Bộ trưởng giao;

+ Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết định xử lý sau thanh tra của Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với vụ việc thuộc ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ khi cần thiết.

–  Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, giúp Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành; phòng, chống tham nhũng và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật. Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có Chánh thanh tra, Phó chánh thanh tra, Thanh tra viên và các công chức khác. Trong hoạt động thanh tra, Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có những nhiệm vụ, quyền hạn:

+ Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của sở;

+ Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của sở; Thanh tra vụ việc khác do Giám đốc sở giao;

+ Hướng dẫn, kiểm tra cơ quan, đơn vị thuộc sở thực hiện quy định của pháp luật về thanh tra;

+ Yêu cầu Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc sở báo cáo về công tác thanh tra; tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra thuộc phạm vi quản lý của sở;

+ Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Giám đốc sở, Thanh tra sở;

+ Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết định xử lý sau thanh tra của Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc sở đối với vụ việc thuộc ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của sở khi cần thiết.

Việc thanh tra an toàn lao động, vệ sinh lao động trong các lĩnh vực: phóng xạ, thăm dò, khai thác dầu khí, các phương tiện vận tải đường sắt, đường thuỷ, đường bộ, đường hàng không và các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang do các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực đó thực hiện với sự phối hợp của thanh tra chuyên ngành về lao động.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Công ty Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Tổng đài 1900 6557 giải đáp nhanh các vấn đề pháp luật về lao động

Trong đời sống, không ít các cá nhân, tổ chức là người lao động, người sử dụng lao động và các chủ thể khác có những băn khoăn, thắc mắc về pháp luật lao động như:

– Lương theo hợp đồng lao động như thế nào?

– Đơn phương, thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động đúng quy định?

– Xử lý chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật?

– Xử lý kỷ luật lao động như thế nào?

– Các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp,… của người lao động?

– Điều kiện sử dụng lao động đặc thù (lao động chưa thành niên, lao động nữ, lao động cao tuổi,…)?

– Giải quyết tranh chấp lao động thế nào?…

Vậy phải làm sao khi có những thắc mắc về pháp luật lao động? Hãy nhanh chóng bấm gọi 1900 6557. 1900 6557 là Tổng đài hàng đầu hỗ trợ pháp lý về lao động hiện nay, chúng tôi hoạt động từ 8h00 đến 21h00 để hỗ trợ kịp thời, giải đáp thắc mắc của các khách hàng. Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên giàu chuyên môn, kinh nghiệm, luôn tận tâm, hết mình vì lợi ích khách hàng, chúng tôi sẽ đem đến những giải pháp pháp lý hữu ích, khuyến nghị những chế tài, rủi ro Quý vị có thể gặp phải. Không mất thời gian đi lại, tiết kiệm chi phí nhưng được cung cấp câu trả lời nhanh chóng – là những giá trị mà chúng tôi cam kết. Do đó, đừng ngần ngại mà hãy gọi tới số 1900 6557 để được tư vấn nhanh chóng và chính xác.

1900 6557 – MỘT CUỘC GỌI, MỌI VẤN ĐỀ ĐƯỢC GIẢI ĐÁP!

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi