Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn luật giao thông Nồng độ cồn trong máu trên 0,2 phạt bao nhiêu tiền?
  • Thứ hai, 14/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 276 Lượt xem

Nồng độ cồn trong máu trên 0,2 phạt bao nhiêu tiền?

Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt.

Độ cồn là gì?

Độ cồn là số đo chỉ hàm lượng cồn thực phẩm có trong rượu, bia tính theo phần trăm thể tích. Độ cồn được tính bằng số mililít ethanol nguyên chất trong 100 ml dung dịch ở 20 °C. Là dung dịch được sản sinh trong quá trình lên men của các loại thức phẩm phổ biến hiện nay là bia, rượu… Cồn dễ làm cho hệ thần kinh mất khả năng nhận thức, tự chủ, mất khả năng xác định phương hướng và dễ khiến người điều khiển phương tiện gây ra tai nạn giao thông.

Cách tính đơn vị cồn trong rượu, bia

Theo hướng dẫn tại Khoản 1 Phần I Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 4946/QĐ-BYT ngày 26/11/2020 thì: Đơn vị cồn là đơn vị đo lường dùng để quy đổi rượu, bia và đồ uống có cồn khác với nồng độ khác nhau về lượng cồn nguyên chất. Một đơn vị cồn tương đương 10 gam cồn (ethanol) nguyên chất chứa trong dung dịch uống.

Cách tính đơn vị cồn trong rượu, bia như sau:

Đơn vị cồn = Dung tích (ml) x Nồng độ (%) x 0,79 (hệ số quy đổi)

Cách xác định vi phạm nồng độ cồn

Tại Nghị Định 123/2021/NĐ-CP để xác định một người có vi phạm lỗi nồng độ cồn hay không sẽ được thực hiện theo hai cách là xác định nồng độ cồn trong máu và xác định nồng độ cồn trong khí thở. Theo quy định hiện nay điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở là sẽ bị xử phạt đối với mọi phương tiện điều khiển.

Uống bao nhiêu cốc bia sẽ bị thổi phạt về nồng độ cồn?

Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), một đơn vị uống chuẩn chứa 10 gram cồn. Đơn vị uống chuẩn này sẽ tương ứng với:

– 1 chén rượu mạnh (40 độ, 30 ml);

– 1 ly rượu vang (13,5 độ, 100 ml);

– 1 vại bia hơi (330 ml);

– 2/3 chai (lon) bia (330 ml).

Ngoài ra, nồng độ cồn trong máu/khí thở còn phụ thuộc vào cả các yếu tố như: Cân nặng người uống, tốc độ uống, thời gian uống và loại đồ uống.

Như vậy, để không bị thổi phạt về nồng độ cồn khi tham gia giao thông, mà cụ thể là điều khiển xe máy thì nam giới không nên uống quá 2 đơn vị uống chuẩn, tương đương với 1,5 lon bia hoặc 2 ly rượu. Đối với nữ giới, chỉ nên uống tối đa 1 lon bia vào thời điểm 1 giờ trước khi lái xe. Riêng Đối với phương tiện ô tô, lái xe tuyệt đối không được phép sử dụng rượu bia.

Nồng độ cồn trong máu trên 0,2 phạt bao nhiêu tiền với ô tô?

Mức nồng độ cồnMức phạt tiềnXử phạt bổ sung
Mức 1:

Chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc 0,25 mg/1l khí thở

06 – 08 triệu đồngTước Bằng từ 10 – 12 tháng
Mức 2:

Vượt quá 50mg đến 80mg/100ml máu hoặc quá 0,25mg đến 0,4mg/1l khí thở

16 – 18 triệu đồngTước Bằng từ 16 – 18 tháng
Mức 3:

Vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/1l khí thở

30 – 40 triệu đồngTước Bằng 22 – 24 tháng

Nồng độ cồn trong máu trên 0,2 phạt bao nhiêu tiền với xe máy?

Mức nồng độ cồnMức phạt tiềnXử phạt bổ sung
Mức 1:

Chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc 0,25 mg/1l khí thở

02 – 03 triệu đồngTước Bằng từ 10 – 12 tháng
Mức 2:

Vượt quá 50mg đến 80mg/100ml máu hoặc quá 0,25mg đến 0,4mg/1l khí thở

04 – 05 triệu đồngTước Bằng từ 16 – 18 tháng
Mức 3:

Vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/1l khí thở

06 – 08 triệu đồngTước Bằng 22 – 24 tháng

Nồng độ cồn trong máu trên 0,2 phạt bao nhiêu tiền với xe đạp điện?

Mức nồng độ cồnMức phạt tiềnXử phạt bổ sung
Mức 1:

Chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc 0,25 mg/1l khí thở

80.000 – 100.000 đồngKhông có
Mức 2:

Vượt quá 50mg đến 80mg/100ml máu hoặc quá 0,25mg đến 0,4mg/1l khí thở

200.00 – 400.000 đồngKhông có
Mức 3:

Vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/1l khí thở

600.000 – 800.000 đồngKhông có

Vi phạm nồng độ cồn có bị giữ xe không?

Vi phạm nồng độ cồn là việc một người có nồng độ cồn trong hơi thở, máu nhưng vẫn tham gia giao thông.

Giữ xe (Tạm giữ phương tiện) là một hình thức xử phạt được quy định tại Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, theo đó hình thức xử phạt này được áp dụng trong các trường hợp sau:

– Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt. Trường hợp tạm giữ để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì áp dụng quy định của khoản 3 Điều 60 của Luật này;

– Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;

– Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này.

Trong đó Khoản 6 quy định: Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 10 Điều này.

Thêm vào đó Khoản 10 quy định: Đối với phương tiện giao thông vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm có địa chỉ rõ ràng, có điều kiện bến bãi, bảo quản phương tiện hoặc khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được giữ phương tiện vi phạm dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định: Khi điều khiển phương tiện có nồng độ cồn trong hơi thở thì người vi phạm có thể bị giữ xe đến 07 ngày. Do vậy Vi phạm nồng độ cồn có thể bị giữ xe, Việc giữ xe vừa răn đe và vừa đảm bảo cho người điều khiển trở về bằng phương tiện khác an toàn hơn. Tuy nhiên nếu các bạn đáp ứng được các điều kiện tại khoản 10 nói trên thì các bạn có thể được tự giữ phương tiện vi phạm dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Lưu ý: Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

Trên đây là một số chia sẻ của Công ty Luật Hoàng Phi về: Nồng độ cồn trong máu trên 0,2 phạt bao nhiêu tiền? Khách hàng theo dõi bài viết, có vướng mắc khác vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật: 1900.6557 để được hỗ trợ nhanh chóng, tận tâm.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Dừng đèn đỏ có được sử dụng điện thoại?

Hành vi sử dụng điện thoại, nghe điện thoại khi dừng đèn đỏ là vi phạm an toàn giao thông. Người tham gia giao thông chỉ được sử dụng điện thoại khi đã dừng đỗ xe vào lề đường hoặc các vị trí cho phép dừng đỗ...

Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính là bao nhiêu ngày?

Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính thông thường là 07 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Thời hạn tối đa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 67 ngày (áp dụng với vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức...

Ôtô bị hỏng do ngập nước có được bảo hiểm bồi thường không?

Bảo hiểm xe cơ giới là một trong những loại hình thuộc bảo hiểm phi nhân thọ quy định của pháp luật, xe cơ giới gồm các loại : ô tô, máy kép, xe máy thi công, xe máy nông...

Bán cà phê bằng xe đẩy bán hàng trên vỉa hè thì có vi phạm pháp luật không?

Các hoạt động khác trên đường phố phải thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 35 của Luật này, trường hợp đặc biệt, việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố vào mục đích khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không được làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao...

Dừng đèn đỏ ở làn rẽ trái có bị phạt không?

Quy định về sử dụng làn đường Theo Luật giao thông đường bộ 2008, quy định về Việc Sử dụng làn đường như sau: – Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi