Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Người đại diện công ty là gì?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 652 Lượt xem

Người đại diện công ty là gì?

Người đại diện theo pháp luật của công ty gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền (nếu có).

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những thông tin chia sẻ, giúp Quý độc giả làm rõ thắc mắc: Người đại diện là gì? Người đại diện công ty là gì? Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là gì? Mời Quý độc giả theo dõi nội dung:

Người đại diện là gì?

Điều 134 Bộ luật dân sự quy định về Đại diện như sau:

“ 1. Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

2. Cá nhân, pháp nhân có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua người đại diện. Cá nhân không được để người khác đại diện cho mình nếu pháp luật quy định họ phải tự mình xác lập, thực hiện giao dịch đó.

3. Trường hợp pháp luật quy định thì người đại diện phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập, thực hiện.”

Từ quy định này, có thể rút ra khái niệm về người đại diện như sau: Người đại diện là người nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân để thực hiện công việc trong phạm vi đại diện.

Dựa vào căn cứ xác lập quyền đại diện, người đại diện được chia thành:

+ Người đại diện theo ủy quyền: người đại diện có quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện;

+ Người đại diện theo pháp luật: người đại diện có quyền đại diện được xác lập theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.

Người đại diện công ty là gì?

Pháp luật hiện hành không đưa ra giải thích về khái niệm người đại diện công ty. Tuy nhiên, từ khái niệm người đại diện nói chung chúng tôi đưa ra trên đây, có thể hiểu: Người đại diện công ty là người nhân danh và vì lợi ích của công ty để thực hiện các công việc trong phạm vi đại diện.

Người đại diện theo pháp luật của công ty gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền (nếu có).

 Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Nếu công ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật thì Điều lệ công ty quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật. Trường hợp việc phân chia quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật chưa được quy định rõ trong Điều lệ công ty thì mỗi người đại diện theo pháp luật của công ty đều là đại diện đủ thẩm quyền của doanh nghiệp trước bên thứ ba; tất cả người đại diện theo pháp luật phải chịu trách nhiệm liên đới đối với thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là gì?

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam.

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có các trách nhiệm sau đây:

– Thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp;

– Trung thành với lợi ích của doanh nghiệp; không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản khác của doanh nghiệp để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;

– Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho doanh nghiệp về doanh nghiệp mà mình, người có liên quan của mình làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp theo quy định của Luật này.

– Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm cá nhân đối với thiệt hại cho doanh nghiệp do vi phạm trách nhiệm trên đây.

Trường hợp thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định thay đổi, doanh nghiệp phải làm thủ tục đăng ý thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi liên quan đến vấn đề Người đại diện công ty là gì? Quý độc giả có những thắc mắc chưa được giải đáp về người đại diện công ty nói chung và bài viết nói riêng hãy liên hệ ngay tới chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp. Trân trọng!

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Có được gia hạn thời gian góp vốn điều lệ công ty không?

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp giải đáp: Có được gia hạn thời gian góp vốn điều lệ công ty không? Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mức phạt chậm góp vốn điều lệ mới nhất

Chậm góp vốn điều lệ sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, đồng thời phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng số vốn đã...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi