Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Bảo hiểm xã hội Nghỉ việc quá 3 tháng có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp không?
  • Thứ tư, 23/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2054 Lượt xem

Nghỉ việc quá 3 tháng có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp không?

Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động, thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Nhằm góp phần hỗ trợ, khắc phục khó khăn cho người lao động khi họ bị mất việc làm, pháp luật Việt Nam cho phép người lao động được hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi họ đáp ứng được các điều kiện nhất định. Tuy nhiên, không phải người lao động nào cũng nắm được đầy đủ các quy định của pháp luật để mang đến quyền lợi cho mình.

Việc không nắm chắc thông tin về thời hạn nộp hồ sơ là một ví dụ điển hình làm cho người lao động bị tuột mất cơ hội nhận được hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp.

Một câu hỏi được đặt ra là Nghỉ việc quá 3 tháng có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp không? Hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây để trả lời cho câu hỏi này.

Bảo hiểm thất nghiệp là gì?

Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Các chế độ bảo hiểm thất nghiệp

– Trợ cấp thất nghiệp;

– Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm;

– Hỗ trợ học nghề;

– Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.

Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Thứ nhất: Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng hoặc hợp đồng làm việc như sau:

– Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;

– Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;

– Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động, thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Người lao động tham gia các hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Thứ hai: Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động.

Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp

Thứ nhất: Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã chấm dứt, trừ các trường hợp sau đây:

– Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;

– Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.

Thứ hai: Người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời hạn 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc xác định thời hạn hoặc không xác định thời hạn; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

Thứ ba: Người lao động đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm dịch vụ việc làm theo đúng quy định của pháp luật.

Thứ tư: Người lao động chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp:

– Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;

– Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;

– Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

– Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;

– Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;

– Chết.

Nghỉ việc quá 3 tháng có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp không?

Khoản 1 Điều 46 Luật Việc làm 2013 quy định về việc Hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau: Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý Nhà nước về việc làm thành lập.

Mặc dù trong các điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp không đề cập đến điều kiện về nộp hồ sơ, tuy nhiên, với các thủ tục xin hưởng chế độ nói riêng và thủ tục hành chính nói chung, việc có được xem xét giải quyết hay không phụ thuộc vào việc nộp hồ sơ. Do đó, việc người lao động có được hưởng trợ cấp thất nghiệp hay không còn phụ thuộc vào việc người lao động có nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định hay không.

Việc giải đáp thắc mắc: Nghỉ việc quá 3 tháng có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp không? Phụ thuộc vào trường hợp nghỉ việc trong câu hỏi:

– Trường hợp nghỉ việc là chấm dứt hợp đồng lao động, quá 3 tháng tính từ ngày bắt đầu nghỉ việc, người lao động không nộp hồ sơ xin hưởng bảo hiểm thất nghiệp vi phạm thời hạn nộp hồ sơ đã trích dẫn trên đây. Trường hợp này người lao động không được hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ trường hợp bất khả kháng có hướng dẫn khác từ cơ quan có thẩm quyền.

– Trường hợp nghỉ việc là cách gọi thực tế của nghỉ việc không hưởng lương, tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động (VD: Trong thời gian xảy ra dịch bệnh Covid-19, một số doanh nghiệp thỏa thuận tạm hoãn hợp đồng lao động với người lao động), các hình thức nghỉ việc này không làm chấm dứt quan hệ lao động, đặt người lao động vào hoàn cảnh thất nghiệp, do đó, trợ cấp thất nghiệp không được đặt ra. Nói cách khác, người lao động chưa đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp do chưa chấm dứt hợp đồng lao động.

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi Nghỉ việc quá 3 tháng có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp không? Mong rằng đây sẽ là một nguồn tài liệu bổ ích có thể giúp Quý bạn đọc trong quá trình nghiên cứu hoặc áp dụng trên thực tế. Nếu vẫn còn thắc mắc hoặc để biết thêm nhiều thông tin, Quý bạn đọc có thể liên hệ đến Công ty Luật Hoàng Phi để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thủ tục làm chế độ nghỉ chăm con ốm đau mới nhất

Chế độ nghỉ chăm con ốm đau là một quyền lợi của người lao động khi phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau. Người lao động được hưởng tiền bảo hiểm xã hội trong thời gian nghỉ chăm con ốm theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội...

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không?

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không? Quý vị hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bài viết sau...

Người sử dụng lao động phải trả những chi phí nào cho người bị tai nạn lao động?

Nếu người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, thì ngoài việc phải bồi thường, trợ cấp theo quy...

Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động thì có được nhận thêm trợ cấp khuyết tật không?

Người khuyết tật thuộc đối tượng được hưởng nhiều chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội cùng loại chỉ được hưởng một chính sách trợ giúp cao...

Khám dịch vụ có được hưởng bảo hiểm y tế không?

Đối với các dịch vụ không được chỉ định theo yêu cầu chuyên môn hoặc không thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế: Người bệnh tự chi trả toàn bộ chi phí các dịch vụ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi