Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Giấy nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội tối đa bao nhiêu ngày?
  • Thứ năm, 24/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2654 Lượt xem

Giấy nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội tối đa bao nhiêu ngày?

Giấy nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội tối đa bao nhiêu ngày? Cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết này nhé.

Chế độ ốm đau là một trong những chế độ của bảo hiểm xã hội nhằm bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau trên cơ sở đã đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Vậy, người lao động được hưởng thời gian nghỉ ốm đau như nào? Giấy nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội tối đa bao nhiêu ngày? Cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết này nhé.

Nguyên tắc cấp giấy nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội

Căn cứ Điều 20, Thông tư 56/2017/TT-BYT của Bộ Y Tế; quy định chi tiết nguyên tắc cấp giấy xin phép nghỉ ốm; hay còn gọi là giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH như sau.

Việc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội phải đáp ứng các yêu cầu: 

– Do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động cấp. Người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh này; được ký giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội; theo phân công của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó;

– Phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở khám bệnh; chữa bệnh nơi cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội, đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

– Phù hợp với tình trạng sức khỏe của người bệnh; và hướng dẫn chuyên môn của Bộ trưởng Bộ Y Tế.

Theo đó, người lao động muốn nghỉ ốm hưởng BHXH; thì phải xin giấy nghỉ bệnh tại cơ sở khám chữa bệnh được cấp phép hoạt động. Cụ thể, sau khi người lao động tiến hành thăm khám, cơ sở khám, chữa bệnh; sẽ cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH; với thời gian nghỉ phù hợp với tình hình sức khỏe của người đó.

Quy định thời gian nghỉ chế độ ốm đau

Căn cứ tại Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:

1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và h khoản 1 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:

a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;

b) Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.

2. Người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau:

a) Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;

b) Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau quy định tại điểm a khoản này mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

3. Thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 của Luật này căn cứ vào thời gian điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền”.

Khi đó, người lao động có thể nghỉ hưởng chế độ ốm đau tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Hết thời hạn này mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

Mức hưởng chế độ ốm đau

Căn cứ tại Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:

1. Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 26, Điều 27 của Luật này thì mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

Trường hợp người lao động mới bắt đầu làm việc hoặc người lao động trước đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội, sau đó bị gián đoạn thời gian làm việc mà phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu tiên trở lại làm việc thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó”.

Đồng thời, theo hướng dẫn tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH thì:

“Điều 6. Mức hưởng chế độ ốm đau

2. Mức hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 Điều 26 và Điều 27 của Luật bảo hiểm xã hội được tính như sau:

Mức hưởng chế độ ốm đau = Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc : 24 x 75 (%) x Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau

– Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần”.

Trường hợp nếu đã hết thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thời gian nghỉ phục hồi dưỡng sức mà bạn vẫn tiếp tục có nhu cầu nghỉ  thì bạn cần có đơn yêu cầu xin nghỉ không lương. Tuy nhiên, trong trường hợp này bạn sẽ không được giải quyết chế độ ốm đau với thời gian xin nghỉ không hưởng lương. Vì căn cứ theo Điểm c Khoản 2 Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định:

“2. Không giải quyết chế độ ốm đau đối với các trường hợp sau đây:

c) Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động trong thời gian đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động; nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội”.

Theo đó, khi nghỉ việc quá thời gian được nghỉ theo chế độ ốm đau và nghỉ không lương thì sẽ không được giải quyết chế độ ốm đau đối với những ngày nghỉ việc không lương.

Thời hạn giấy nghỉ ốm hưởng BHXH tối đa là bao nhiêu ngày?

Khoản 1 Điều 20 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định:

“Điều 20. Nguyên tắc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội

1. Một lần khám chỉ được cấp một giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội. Trường hợp người bệnh cần nghỉ dài hơn 30 ngày thì khi hết hoặc sắp hết thời hạn nghỉ ghi trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đã được cấp, người bệnh phải tiến hành tái khám để người hành nghề xem xét quyết định”.

Như vậy, việc quyết định số ngày nghỉ phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người bệnh nhưng tối đa không quá 30 ngày cho một lần cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội. Riêng trường hợp người bệnh điều trị bệnh lao theo chương trình chống lao quốc gia thì thời gian nghỉ tối đa không quá 180 ngày cho một lần cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.

Trên đây là nội dung bài viết giấy nghỉ ốm hưởng BHXH tối đa bao nhiêu ngày. Nếu bạn đọc còn thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (11 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thủ tục làm chế độ nghỉ chăm con ốm đau mới nhất

Chế độ nghỉ chăm con ốm đau là một quyền lợi của người lao động khi phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau. Người lao động được hưởng tiền bảo hiểm xã hội trong thời gian nghỉ chăm con ốm theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội...

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không?

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không? Quý vị hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bài viết sau...

Người sử dụng lao động phải trả những chi phí nào cho người bị tai nạn lao động?

Nếu người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, thì ngoài việc phải bồi thường, trợ cấp theo quy...

Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động thì có được nhận thêm trợ cấp khuyết tật không?

Người khuyết tật thuộc đối tượng được hưởng nhiều chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội cùng loại chỉ được hưởng một chính sách trợ giúp cao...

Khám dịch vụ có được hưởng bảo hiểm y tế không?

Đối với các dịch vụ không được chỉ định theo yêu cầu chuyên môn hoặc không thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế: Người bệnh tự chi trả toàn bộ chi phí các dịch vụ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi