Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Doanh nghiệp - Đầu tư Ngành nghề kinh doanh nào không cần đăng ký kinh doanh?
  • Thứ ba, 13/06/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 518 Lượt xem

Ngành nghề kinh doanh nào không cần đăng ký kinh doanh?

Những cá nhân thực hiện hoạt động kinh doanh một cách độc lập, thường xuyên, hộ kinh doanh sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp,… không cần phải đăng ký kinh doanh theo như quy định pháp luật.

Ngành nghề kinh doanh là gì?

Ngành nghề kinh doanh là ngành kinh tế được phân loại theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Thủ tướng chính phủ ban hành. Hệ thống ngành kinh tế này (Bảng phía dưới), có mã từng ngành được phân theo nhóm rất chi tiết.

Việc phân loại ngành nghề kinh doanh sẽ giúp nhà nước dễ dàng trong việc quản lý kinh tế và xã hội.  Đồng thời, tạo thành chuẩn mực cho mỗi loại hình doanh nghiệp kinh doanh đặc thù của mỗi công ty.

Pháp luật quy định như thế nào về ngành nghề kinh doanh?

Ngành nghề kinh doanh được quy đinh chi tiết tại luật doanh nghiệp năm 2020, chúng ta phải nắm rõ các nguyên tắc để khi thành lập công ty áp mã ngành nghề cho đúng quy định tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg. Theo đó Các nguyên tác đó là: 

– Tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm.

– Chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh.

– Đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh khi kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật đầu tư và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đầu tư kinh doanh đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.

– Cấm kinh doanh các ngành nghề cấm kinh doanh; kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi chưa đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định của Luật đầu tư hoặc không bảo đảm duy trì đủ điều kiện kinh doanh trong quá trình hoạt động.

Có bắt buộc phải đăng ký ngành nghề kinh doanh?

Hoạt động kinh doanh được hiểu là hoạt động kinh tế nhằm mục tiêu sinh lời của chủ thể kinh doanh trên thị trường. Chủ thể kinh doanh bao gồm: cá nhân, tổ chức, hộ gia đình thực hiện hoạt động kinh doanh thương mại.

Theo Điều 6 Luật Thương mại 2005 quy định về thương nhân :

– Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.

– Thương nhân có quyền hoạt động thương mại trong các ngành nghề, tại các địa bàn, dưới các hình thức và theo các phương thức mà pháp luật không cấm.

Đồng thời Thương nhân có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trường hợp chưa đăng ký kinh doanh, thương nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật.

Theo đó, tất cả các thương nhân khi thực hiện hoạt động kinh doanh đều phải đăng ký kinh doanh với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, không phải chủ thể hoạt động kinh doanh nào cũng được coi là thương nhân và cũng bắt buộc phải đăng ký kinh doanh. 

Cụ thể tại Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP có quy định: Cá nhân hoạt động th­ương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động đ­ược pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác như­ng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “th­ương nhân” theo quy định của Luật Thương mại.

Như vậy, không phải hoạt động kinh doanh nào cũng phải đăng ký kinh doanh. Những cá nhân thực hiện hoạt động kinh doanh một cách độc lập, thường xuyên, hộ kinh doanh sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp,… không cần phải đăng ký kinh doanh theo như quy định pháp luật.

Ngành nghề kinh doanh nào không cần đăng ký kinh doanh?

– Buôn bán rong (buôn bán dạo): là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;

– Buôn bán vặt: là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;

– Bán quà vặt: là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;

– Buôn chuyến: là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;

– Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;

– Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.

Đối tượng nào không cần đăng ký kinh doanh?

Theo Khoản 2 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định các đối tượng không cần đăng ký kinh doanh:

– Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối.

– Những người bán hàng rong, quà vặt.

– Những người buôn chuyến.

– Những người kinh doanh lưu động (bán hàng tích hợp trên những phương tiện di chuyển như xe đẩy, xe máy, xe tải nhỏ…).

– Những người làm dịch vụ có thu nhập thấp.

Lưu ý: Nếu kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện, những đối tượng nêu trên vẫn phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Xử phạt không có giấy phép kinh doanh

Theo quy định tại khoản 1 Điều 62 Nghị định 122/2021/NĐ-CP, áp dụng mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hộ kinh doanh không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định.

Ngoài ra, áp dụng cùng mức xử phạt nêu trên đối với một trong những hành vi sau đây:

– Cá nhân, các thành viên hộ gia đình đăng ký kinh doanh nhiều hơn một hộ kinh doanh;

– Không được quyền thành lập hộ kinh doanh nhưng vẫn thành lập hộ kinh doanh;

– Không đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi.

Lưu ý: Mức xử phạt đối với các trường hợp không đăng ký hộ kinh doanh theo quy định áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (khoản 2 Điều 4 Nghị định 122/2021/NĐ-CP).

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về Ngành nghề kinh doanh nào không cần đăng ký kinh doanh? Khách hàng theo dõi nội dung bài viết có vướng mắc khác vui lòng liên hệ Luật Hoàng Phi để được hỗ trợ nhanh chóng, tận tình.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Có được gia hạn thời gian góp vốn điều lệ công ty không?

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp giải đáp: Có được gia hạn thời gian góp vốn điều lệ công ty không? Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mức phạt chậm góp vốn điều lệ mới nhất

Chậm góp vốn điều lệ sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, đồng thời phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng số vốn đã...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi