Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Doanh nghiệp - Đầu tư Mục tiêu cơ bản của tạo lập doanh nghiệp là gì?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 992 Lượt xem

Mục tiêu cơ bản của tạo lập doanh nghiệp là gì?

Tạo lập doanh nghiệp là lập nên một tổ chức kinh doanh có đủ các điều kiện kinhh doanh. Mục tiêu cơ bản của tạo lập doanh nghiệp là gì?

Nền tảng ban đầu của doanh nghiệp rất quan trọng đến sự phát triển sau này. Mục tiêu của doanh nghiệp là hiệu quả cuối cùng mà doanh nghiệp muốn đạt tới trong một khoảng thời gian nhất định khi thực hiện các chiến lược kinh doanh. Vậy mục tiêu cơ bản của tạo lập doanh nghiệp là gì?

Tạo lập doanh nghiệp là gì?

Tạo lập doanh nghiệp là việc thành lập nên một tổ chức kinh doanh hội tụ đầy đủ các điều kiện cần và đủ như tổ chức, cá nhân phải chuẩn bị đầy đủ về cơ sở vật chất như trụ sở chính, nhân lực, vật lực, vốn, nhà xưởng, dây truyền sản xuất.

Theo cách hiểu về góc độ pháp lý: Tạo lập doanh nghiệp chính là thành lập doanh nghiệp, là một thủ tục pháp lý mà cá nhân, tổ chức cần phải thực hiện tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền để công ty đi vào hoạt động một cách hợp pháp và nhận được sự bảo vệ của pháp luật.

Ý nghĩa của tạo lập doanh nghiệp:

– Đối với cá nhân, tổ chức : Được Nhà nước công nhận về mặt pháp luật, được pháp luật bảo vệ trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Có quyền kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm

– Đối với nền kinh tế : Khi 1 doanh nghiệp được thành lập thì cá nhân, tổ chức đó đã góp phần vào việc phát triển chung của nền kinh tế của đất nước
– Đối với xã hội : Được toàn xã hội biết đến thông qua việc quảng bá thương hiệu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp

Như vậy, việc tạo lập doanh nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế đất nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế như hiện nay.

Ai có quyền tạo lập doanh nghiệp?

Theo quy đinh tại Khoản 1 Điều 12 Luật Doanh Nghiệp 2020; Và Điều 12 Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ban hành ngày 01/10/2010 kèm theo hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp.

– Tất cả các tổ chức là pháp nhân, bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, không phân biệt nơi đăng ký địa chỉ trụ sở chính và mọi cá nhân không phân biệt nơi cư trú và quốc tịch, nếu không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật Doanh nghiệp, đều có quyền thành lập, tham gia thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

– Mỗi cá nhân chỉ được quyền đăng ký thành lập một doanh nghiệp tư nhân hoặc một hộ kinh doanh hoặc làm thành viên hợp danh của một công ty hợp danh, trừ trường hợp các thành viên hợp danh còn lại có thỏa thuận khác. Cá nhân chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân hoặc hộ kinh doanh hoặc cá nhân thành viên hợp danh có quyền thành lập, tham gia thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần.

– Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân nước ngoài lần đầu thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam thực hiện đăng ký đầu tư gắn với thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về đầu tư. Trong trường hợp này doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

– Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập tại Việt Nam dự định thành lập doanh nghiệp mới tại Việt Nam thực hiện theo:

+ Trường hợp doanh nghiệp mới do doanh nghiệp có trên 49% vốn điều lệ là sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài thành lập hoặc tham gia thành lập thì phải có dự án đầu tư và thực hiện đăng ký đầu tư gắn với thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về đầu tư. Trong trường hợp này, doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

+ Trường hợp doanh nghiệp mới do doanh nghiệp có không quá 49% vốn điều lệ là sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài thành lập, tham gia thành lập thì việc thành lập doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Việc đăng ký đầu tư trong trường hợp này áp dụng theo quy định tương ứng đối với dự án đầu tư trong nước.

Mục tiêu của tạo lập doanh nghiệp

Có nhiều yếu tố để phân loại mục tiêu, nhưng cơ bản có các nội dung chính như sau:

– Theo thời gian:

Mục tiêu đề ra theo thời gian là hệu quả muốn đạt được trong một khoảng thời gian nhất định, thường là trong các lĩnh vực:

+ Mức doanh số và mức độ sinh lợi. Ví dụ: phấn đấu đạt doanh số 25%/ năm

+ Năng suất

+ Phát triển việc làm

+ Quan hệ giữa công nhân sự

+ Vị trí dẫn đầu về công nghệ

+ Trách nhiệm trước công chúng.

– Theo bản chất của mục tiêu:

+ Mục tiêu về kinh tế: doanh số, doanh thu, năng suất lao động…

+  Mục tiêu về xã hội: giải quyết tình trạng thiếu việc làm, các hoạt động từ thiện…

+ Mục tiêu chính trị

– Theo mức độ của mục tiêu:

+ Mục tiêu cấp doanh nghiệp: thường là các mục đích dài hạn

+ Mục tiêu cấp đơn vị kinh doanh: là mục tiêu cho các phòng chức năng trong doanh nghiệp như tài chính, marketing… nhằm thực hiện mục tiêu chung cho doanh nghiệp.

+ Mục tiêu duy trì và ổn định

Trên đây là nội dung bài viết mục tiêu cơ bản của tạo lập doanh nghiệp là gì? mọi thắc mắc có liên quan hoặc muốn liên hệ dịch vụ thành lập doanh nghiệp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ Hotline 0981.378.999

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Có được gia hạn thời gian góp vốn điều lệ công ty không?

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp giải đáp: Có được gia hạn thời gian góp vốn điều lệ công ty không? Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mức phạt chậm góp vốn điều lệ mới nhất

Chậm góp vốn điều lệ sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, đồng thời phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng số vốn đã...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi