Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn luật giao thông Mức phạt nồng độ cồn xe máy dưới 0,1
  • Thứ hai, 14/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1475 Lượt xem

Mức phạt nồng độ cồn xe máy dưới 0,1

Tùy vào mức nồng độ cồn vi phạm mà tài xế xe máy, ô tô, xe đạp, máy kéo, xe máy chuyện dùng sẽ bị CSGT xử lý, lập biên bản với các mức phạt khác nhau.

CSGT có được quyền dừng xe để kiểm tra nồng độ cồn?

Căn cứ Khoản 1, 2, 3 Điều 5 Thông tư 01/2016/TT-BCA thì lực lượng CSGT được phép dừng các phương tiện tham gia giao thông để tiến hành kiểm soát và xử lý vi phạm đối với các hành vi vi phạm không những trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông mà còn trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội và các vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước khác theo quy định của pháp luật.

Theo đó, căn cứ Khoản 2 Điều 12 Thông tư 01/2016/TT-BCA thì CSGT thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được dừng phương tiện để kiểm soát trong các trường hợp sau:

– Thứ nhất, khi trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ;

– Thứ hai, khi đang thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát của Cục trưởng Cục CSGT hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên;

– Thứ ba, thực hiện kế hoạch tổ chức tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của Trưởng phòng Tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Cục CSGT, Trưởng phòng CSGT hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên;

– Thứ tư, khi có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

– Cuối cùng là trường hợp có tin báo, tố giác về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.

Như vậy nếu người tham gia giao thông không mắc lỗi thì Cảnh sát giao thông vẫn được dừng phương tiện để kiểm tra nồng độ cồn trong trường hợp thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên; thực hiện kế hoạch tổ chức tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của Trưởng phòng Tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Cục Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên… 

Mức phạt nồng độ cồn xe máy dưới 0,1

Mức phạt vi phạm nồng độ cồn khi lái xe được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

Đối với người điều khiển xe máy vi phạm nồng độ cồn bị áp dụng cả phạt tiền và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe:

Mức vi phạm nồng độ cồnMức tiền phạtHình phạt bổ sung
Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thởPhạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng. (Điểm c Khoản 6 Điều 6)Tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng. (Điểm đ Khoản 10 Điều 6)
Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thởPhạt tiền từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng. (Điểm c Khoản 7 Điều 6)Tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng. (Điểm e Khoản 10 Điều 6)
Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thởPhạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. (Điểm e Khoản 8 Điều 6)Tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. (Điểm g Khoản 10 Điều 6)

Tùy vào mức nồng độ cồn vi phạm mà tài xế xe máy, ô tô, xe đạp, máy kéo, xe máy chuyện dùng sẽ bị CSGT xử lý, lập biên bản với các mức phạt khác nhau.

Mức vi phạm nồng độ cồn nặng nhất, thì bị phạt kịch khung từ 6 – 8 triệu đồng, tước giấy phép lái xe từ 22 – 24 tháng đối với người lái xe máy, máy kéo, xe máy chuyên dùng.

Mức phạt nồng độ cồn ô tô dưới 0,1

Đối với người điều khiển ô tô vi phạm nồng độ cồn Mức phạt vi phạm nồng độ cồn khi lái xe được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP):

Mức vi phạm nồng độ cồnMức tiền phạtHình phạt bổ sung
Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thởPhạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. (Điểm c Khoản 6 Điều 5)Tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng. (Điểm e Khoản 11 Điều 5)
Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thởPhạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng. (Điểm c Khoản 8 Điều 5)Tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng. (Điểm g Khoản 11 Điều 5)
Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thởPhạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng. (Điểm a Khoản 10 Điều 5)Tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. (Điểm h Khoản 11 Điều 5)

Điều khiển xe ô tô mà không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn sẽ bị xử phạt bao nhiêu?

Áp dụng quy định tại Điểm b Khoản 10 và Khoản 11 Điều 5 và Khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, có quy định:

Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

…..

10. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;

b) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;

c) Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy;

d) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ.

 Như vậy, theo quy định nêu trên thì hành vi không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ cũng sẽ bị xử phạt từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng. Hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng và sẽ bị tạm giữ xe ô tô tối đa 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt.

Điều khiển xe máy mà không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn sẽ bị xử phạt bao nhiêu?

Căn cứ theo quy định tại Điểm g Khoản 8 và Điểm g Khoản 10, Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định:

Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

8. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe;

b) Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị;

c) Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh;

d) Điều khiển xe thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định;

đ) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;

e) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;

g) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;

h) Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy;

i) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ.

Như vậy, nếu người điều khiển phương tiện mà không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ thì bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng. Ngoài ra, bạn còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.Bên cạnh đó khi không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn của CSGT thì ngoài việc bị phạt tiền và tước bằng lái như đã trình bày ở trên, bạn còn có thể bị tạm giữ phương tiện đến 07 ngày.

Trên đây là một số chia sẻ của Công ty Luật Hoàng Phi về: Mức phạt nồng độ cồn xe máy dưới 0,1. Khách hàng theo dõi nội dung bài viết, có vướng mắc khác vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật: 1900.6557 để được hỗ trợ nhanh chóng, tận tâm.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Dừng đèn đỏ có được sử dụng điện thoại?

Hành vi sử dụng điện thoại, nghe điện thoại khi dừng đèn đỏ là vi phạm an toàn giao thông. Người tham gia giao thông chỉ được sử dụng điện thoại khi đã dừng đỗ xe vào lề đường hoặc các vị trí cho phép dừng đỗ...

Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính là bao nhiêu ngày?

Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính thông thường là 07 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Thời hạn tối đa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 67 ngày (áp dụng với vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức...

Ôtô bị hỏng do ngập nước có được bảo hiểm bồi thường không?

Bảo hiểm xe cơ giới là một trong những loại hình thuộc bảo hiểm phi nhân thọ quy định của pháp luật, xe cơ giới gồm các loại : ô tô, máy kép, xe máy thi công, xe máy nông...

Bán cà phê bằng xe đẩy bán hàng trên vỉa hè thì có vi phạm pháp luật không?

Các hoạt động khác trên đường phố phải thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 35 của Luật này, trường hợp đặc biệt, việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố vào mục đích khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không được làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao...

Dừng đèn đỏ ở làn rẽ trái có bị phạt không?

Quy định về sử dụng làn đường Theo Luật giao thông đường bộ 2008, quy định về Việc Sử dụng làn đường như sau: – Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi