• Thứ năm, 15/06/2023 |
  • Tư vấn Doanh nghiệp - Đầu tư |
  • 660 Lượt xem

Mã Ngành nghề kinh doanh mỹ phẩm?

Đối với trường hợp buôn bán kinh doanh mỹ phẩm thì chỉ được phép đưa mỹ phẩm ra thị trường lưu thông khi đã được cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm cho công ty của bạn bởi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Nhằm kiểm soát được các ngành hàng trên thị trường hiện nay mỗi ngành nghề sản xuất kinh doanh sẽ có một mã riêng theo quy định của pháp luật. Mỹ phẩm có lẽ là những sản phẩm không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày, nhất là đối với chị em phụ nữ. Khi kinh doanh mỹ phẩm một nội dung rất được quan tâm đó là Mã ngành nghề kinh doanh mỹ phẩm? Trong nội dung bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết hơn.

Mỹ phẩm là gì?

Sản phẩm mỹ phẩm là một chất hay chế phẩm được sử dụng để tiếp xúc với những bộ phận bên ngoài cơ thể con người (da, hệ thống lông tóc, móng tay, móng chân, môi và bên ngoài cơ quan sinh dục) hoặc răng và niêm mạc miệng với một hoặc nhiều mục đích chính sau: Làm sạch, làm thơm, thay đổi diện mạo, hình thức, điều chỉnh mùi cơ thể, giữ cơ thể trong điều kiện tốt.

Mỹ phẩm thường được thoa lên mặt để làm nổi bật diện mạo nên còn được gọi là đồ trang điểm hay đồ hóa trang.

Mỹ phẩm được tạo nên bởi những hợp chất hóa học hoặc một số thành phần có chiết xuất từ nguyên liệu tự nhiên xung quanh chúng ta. Những hoạt chất này sẽ được tinh chế, pha trộn thông qua công nghệ để tạo nên một loại mỹ phẩm hoàn chỉnh với công dụng riêng biệt.

Điều kiện kinh doanh mỹ phẩm

Trước khi tìm hiêu về Mã ngành nghề kinh doanh mỹ phẩm? Cần nắm được điều kiện kinh doanh mỹ phẩm như sau:

– Phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh

Nếu như tổ chức, cá nhân có nhu cầu mở cửa hàng mỹ phẩm và thực hiện hoạt động kinh doanh nhằm mục đích sinh lời thì sẽ phả thực hiện đăng ký kinh doanh mỹ phẩm.

– Phải công bố sản phẩm mỹ phẩm

Đối với trường hợp buôn bán kinh doanh mỹ phẩm thì chỉ được phép xuất mỹ phẩm ra thị trường lưu thông nếu như đã được cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm cho công ty bởi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Do đó nếu như sản phẩm mỹ phẩm mà tổ chức, cá nhân dự kiến kinh doanh nếu như chưa được công bố sản phẩm thì sẽ phải thực hiện việc nộp hồ sơ công bố sản phẩm của mình đến cơ quan có thẩm quyền.

Mã ngành nghề kinh doanh mỹ phẩm bao nhiêu?

Mã ngành nghề có liên quan đến kinh doanh mỹ phẩm bao gồm:

4649: Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình

Chi tiết: Bán buôn nước hoa, hàng mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh

4772: Bán lẻ thuốc, dụng cụ y tế, mỹ phẩm và vật phẩm vệ sinh trong các cửa hàng chuyên doanh.

8299: Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác cfn lại chưa được phân vào đâu.

Chi tiết:

1.Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh (Áp dụng cho công ty Việt Nam, hộ kinh doanh).

2.Thự hiện quyền xuất nhập khẩu hàng hóa theo quy định pháp luật (Áp dụng cho công ty có vốn đầu tư nước ngoài).

Doanh nghiệp phải thực hiện công bố mỹ phẩm tại cục quản lý dược- Bộ y tế trước khi nhập khẩu mỹ phẩm. Đối với các sản phẩm mỹ phẩm phẩm nhập khẩu thì phải đảm bảo các thủ tục thông quan và doanh nghiệp phải đăng ký thêm mã ngành nghề liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa.

Đối với trường hợp buôn bán kinh doanh mỹ phẩm thì chỉ được phép đưa mỹ phẩm ra thị trường lưu thông khi đã được cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm cho công ty của bạn bởi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Thủ tục thành lập công ty kinh doanh mỹ phẩm

Mã ngành nghề kinh doanh mỹ phẩm? đã được giải đáp ở nội dung trên, thành lập công ty kinh doanh mỹ phẩm được thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị các thông tin cần thiết để thành lập công ty

Để thực hiện thủ tục thành lập công ty thì chủ sở hữu công ty chỉ cần chuẩn bị các thông tin sau đây:

– Lựa chọn loại hình công ty

Tuỳ vào số lượng người góp vốn thành lập công ty, tuỳ nhu cầu, mong muốn của quý khách hàng trong hoạt động kinh doanh, Luật Hoàng Phi sẽ tư vấn loại hình doanh nghiệp phù hợp để đăng ký kinh doanh theo quy định.

Phân tích ưu điểm, nhược điểm, bản chất của mỗi loại hình kinh doanh, để quý khách hàng có cái nhìn bao quát về mỗi loại hình và đưa ra quyết định phù hợp nhất cho việc thành lập công ty.

– Đặt tên công ty

+ Tên công ty phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp, doanh nghiệp không được đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký trước đó, không được sử dụng tên cơ quan nhà nước;

+ Không sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó;

+ Không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

– Địa chỉ trụ sở chính:

Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

– Ngành nghề kinh doanh

Công ty được đăng ký kinh doanh ngành nghề kinh doanh, đầu tư theo quy định pháp luật Việt Nam. Hiện tại, Cơ sở pháp lý để Doanh nghiệp lựa chọn và đăng ký mã ngành kinh doanh theo quy định sẽ căn cứ vào Quyết định 27/2018 Hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam.

– Vốn điều lệ

Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu công ty cam kết góp vào công ty khi đăng ký thành lập doanh nghiệp và được ghi trong Điều lệ công ty.

Bước 2: Soạn thảo hồ sơ thành lập công ty

Trên cơ sở loại hình công ty đã lựa chọn sẽ tiến hành soạn thảo hồ sơ thành lập công ty, thông thường hồ sơ bao gồm:

– Giấy đề nghị Đăng ký doanh nghiệp;

– Dự thảo điều lệ công ty;

– Danh sách thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên, Cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;

– Đối với cá nhân: Chứng minh thư nhân dân hoặc CCCD hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực;

– Đối với tổ chức: Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với tổ chức và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức;

– Quyết định góp vốn đối với thành viên công ty, cổ đông công ty là tổ chức;

– Những giấy tờ, tài liệu cần thiết khác.

Bước 3: Nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền

Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đến Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư nơi công ty đặt trụ sở chính.

Bước 4: Theo dõi hồ sơ và nhận kết quả

– Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ Phòng đăng ký kinh doanh sẽ ra thông báo phản hồi và sẽ Cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

– Trường hợp hồ sơ thiếu phải có thông báo bằng văn bản yêu cầu sửa đổi bổ sung theo quy định.

Bước 5: Công bố thông tin doanh nghiệp

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 30 ngày.

Những việc cần làm sau khi thành lập côn ty kinh doanh mỹ phẩm

Sau khi hoàn thành thủ tục thành lập công ty thì cần lưu ý một số việc cần làm như sau:

– Làm biển và treo biển công ty tại trụ sở chính: Công ty bắt buộc phải treo biển công ty tại trụ sở với các nội dung: Tên cơ quan chủ quản (cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tức Sở Kế hoạch và Đầu tư), tên công ty, địa chỉ trụ sở, số điện thoại hoặc email (nếu có).

– Mở tài khoản ngân hàng của công ty: Khi công ty đi vào hoạt động thì việc cần có tài khoản ngân hàng để thực hiện các giao dịch thanh toán bằng chuyển khoản và nộp thuế điện tử là điều tất yếu.

– Đăng ký chữ ký số để nộp thuế điện tử và báo cáo thuế qua mạng Internet: Công ty đặt mua chữ ký số và đăng ký sử dụng với nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số. Chữ ký số điện tử có giá trị tương đương với con dấu của doanh nghiệp khi nộp thuế điện tử.

– Nộp tờ khai thuế môn bài và nộp thuế môn bài: Theo quy định của pháp luật doanh nghiệp phải kê khai và nộp thuế môn bài chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động kinh doanh hoặc nếu Doanh nghiệp chưa có hoạt động sản xuất kinh doanh thì thời hạn nộp tờ khai thuế môn bài chậm nhất là trong vòng 30 ngày, kể từ ngày nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Luật Hoàng Phi cung cấp dịch vụ thành lập công ty nhanh chóng

Thực tế thấy được rằng thủ tục thành lập công ty tương đối đơn giản nhưng với những người chưa có kiến thức pháp luật về doanh nghiệp và kinh nghiệm thực tế sẽ gặp nhiều khó khăn.

Hiểu được vấn đề này Luật Hoàng Phi cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói sẽ hỗ trợ khách hàng các vấn đề như:

– Tư vấn miễn phí từ A – Z các điều kiện, thủ tục cần thực hiện trước, trong và sau thành lập cho công ty.

– Trên cơ sở những thông tin mà khách hàng cung cấp chúng tôi sẽ tiến hành soạn thảo hồ sơ và nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền.

– Tổ chức, cá nhân chỉ cần cung cấp các thông tin đơn giản, không cần đi lại nhiều lần để làm thủ tục tốn thời gian và chi phí. 

– Cam kết hoàn thành các thủ tục đúng tiến độ, đúng hẹn.

Chi phí dịch vụ là điều mà nhiều khách hàng quan tâm hiện nay nhưng bạn hoàn toàn có thể yên tâm bởi lẽ mức chi phí mà chúng tôi đưa ra là hoàn toàn hợp lý và phù hợp với chất lượng công việc.

Mọi vấn đề băn khoăn cần được tư vấn hoặc hỗ trợ về dịch vụ thành lập công ty quý khách hàng đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay đến Luật Hoàng Phi theo số 0981.378.999 để được tư vấn chi tiết hơn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Có được gia hạn thời gian góp vốn điều lệ công ty không?

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp giải đáp: Có được gia hạn thời gian góp vốn điều lệ công ty không? Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mức phạt chậm góp vốn điều lệ mới nhất

Chậm góp vốn điều lệ sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, đồng thời phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng số vốn đã...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi