Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hôn nhân gia đình Ly hôn đơn phương mất bao nhiêu tiền?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1780 Lượt xem

Ly hôn đơn phương mất bao nhiêu tiền?

Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Việc ly hôn đơn phương diễn ra phổ biến trong cuộc sống ngày nay. Nhiều vấn đề khác nhau trong cuộc sống dẫn đến việc không thể tiếp tục duy trì mối quan hệ và một bên mong muốn chấm dứt mối quan hệ này. Tuy nhiên nhiều bạn đọc băn khoăn không biết việc Ly hôn đơn phương mất bao nhiêu tiền. Hãy theo dõi nội dung bài viết của chúng tôi để có câu trả lời.

Ly hôn đơn phương là gì?

Trước khi đến với nội dung Ly hôn đơn phương mất bao nhiêu tiền thì chúng ta cần hiểu ly hôn đơn phương là gì. Hiện nay có thể hiểu ly hôn đơn phương là một hình thức ly hôn. Theo đó một trong hai bên có mong muốn không tiếp tục cuộc hôn nhân và cũng xuất phát từ một phía, không cần người kia đồng ý ly hôn. 

Cụ thể ly hôn theo yêu cầu 1 bên và muốn ly hôn không cần cả hai bên đều phải ký đơn xin ly hôn. Người đơn phương ly hôn sẽ viết đơn xin ly hôn đơn phương và nộp ra tòa án nơi cư trú của người kia (tức vợ hoặc chồng) đang sinh sống và làm việc.

Điều kiện ly hôn đơn phương?

Bên cạnh việc thỏa thuận ly hôn thuận tình của cả hai bên, có nhiều trường hợp ly hôn đơn phương. Theo quy định tại Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau:

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

Ly hôn đơn phương được tòa án chấp thuận khi Tòa coi cuộc hôn nhân đó là tình trạng của vợ chồng trầm trọng khi vợ, chồng hết tình cảm và yêu quý nhau, không còn quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau. Không chỉ vậy, vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ, đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, của gia đình hai bên dù được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần. Vợ hoặc chồng có hành vi ngoại tình, không chung thuỷ với nhau, chung sống như vợ chồng với người khác dù quan hệ hôn nhân vẫn chưa chấm dứt,..

Đời sống chung không thể kéo dài bởi trên thực tế dù được nhắc nhở, hoà giải nhiều lần nhưng một trong hai bên vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình hoặc vẫn tiếp tục sống ly thân, bỏ mặc nhau hoặc vẫn tiếp tục có hành vi ngược đãi hành hạ, xúc phạm nhau, thì có căn cứ để nhận định rằng đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được.

Bên cạnh đó khi mục đích của hôn nhân không đạt được là không có tình nghĩa vợ chồng; không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng; không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng; không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng; không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt thì Tòa án cũng đồng ý cho ly hôn đơn phương.

Vậy khi thỏa mãn điều kiện ly hôn đơn phương thì vấn đề đặt ra được nhiều chủ thể quan tâm là ly hôn đơn phương mất bao nhiêu tiền. Hãy theo dõi phần tiếp theo bài viết để có câu trả lời.

Ly hôn đơn phương mất bao nhiêu tiền?

Có thể thấy khi có nhu cầu nộp yêu cầu ly hôn thì bên chủ thể đó cần nộp án phí, lệ phí ly hôn. Cụ thể án phí, lệ phí ly hôn là khoản tiền người có nghĩa vụ theo bản án, quyết định ly hôn của Tòa án phải nộp cho cơ quan Thi hành án dân sự trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được Thông báo của Tòa án. Tuy nhiên, mức án phí, lệ phí như thế nào là phù hợp và đúng theo quy định pháp luật?

Hiện nay theo quy định tại Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành thì mức án phí ly hôn thuận tình hoặc đơn phương được quy định như sau:

– Trường hợp hai bên có sự thuận tình ly hôn không có giá ngạch thì án phí ly hôn sơ thẩm là 300.000 đồng.

– Còn đối với trường hợp đơn phương ly hôn phân chia tài sản, tức ly hôn có giá ngạch thì án phí ly hôn được tính cụ thể theo từng mức tranh chấp khác nhau.

+ Khi hai bên có tranh chấp tài sản từ 6.000.000 đồng trở xuống mức án phí là 300.000 đồng.

+ Nếu tranh chấp tài sản từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng mức án phí được quy định bằng 5% giá trị tài sản tranh chấp.

+ Trường hợp tranh chấp tài sản từ 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng mức án phí bằng 20.000.000 đồng + 4% phần giá trị tài sản tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng.

+ Tranh chấp tài sản từ 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng mức án phí bằng 36.000.000 đồng + 3% phần giá trị tài sản tranh chấp vượt quá 800.000.000 đồng.

+ Tranh chấp tài sản từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng mức án phí bằng 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt quá 4.000.000 đồng.

+ Tranh chấp tài sản trên 4.000.000.000 đồng mức án phí bằng 112.000.000 đồng + 0.1% phần giá trị tài sản tranh chấp vượt quá 4.000.000 đồng.

Như vậy mức thu tiền tạm ứng án phí, lệ phí ly hôn đơn phương: Theo quy định hiện nay thì số tiền tạm ứng án phí trong vụ án ly hôn không có giá ngạch mà bạn phải nộp là 300.000 đồng. Đối với ly hôn có tranh chấp tài sản thì tiền tạm ứng án phí phải nộp bằng 50% số tiền án phí phải nộp tính trên giá trị tài sản tranh chấp. Tiền tạm ứng án phí phúc thẩm vụ án ly hôn bằng tiền án phí phúc thẩm.

Án phí ly hôn phúc thẩm: Là án phí mà đương sự phải chịu khi có yêu cầu kháng cáo bản án sơ thẩm để giải quyết lại vụ án theo thủ tục phúc thẩm. Mức án phí ly hôn phúc thẩm hiện nay theo quy định là 300.000 đồng.

Qua đó, tùy theo từng trường hợp ly hôn của đương sự, mức án phí ly hôn có sự khác nhau. Đương sự có thể căn cứ vào cách tính án phí mà chúng tôi đã tư vấn trên đây để có thể trả lời cho câu hỏi Ly hôn đơn phương mất bao nhiêu tiền.

Trên đây là nội dung chúng tôi chia sẻ giải đáp về vấn đề Ly hôn đơn phương mất bao nhiêu tiền. Quý khách có thể cân nhắc trước khi gửi đơn yêu cầu đến Tòa án để thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương.

>>>>> Tham khảo: Thủ tục ly hôn

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thuận tình ly hôn có cần phải hòa giải tại Tòa án không?

Việc hoà giải trước khi nộp đơn yêu cầu giải quyết ly hôn thì theo quy định tại Điều 54 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về hòa giải tại Tòa án Thì sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án sẽ tiến hành hòa giải một lần nữa trước khi tiến hành giải quyết ly hôn theo đúng quy định của Bộ luật Tố tụng dân...

Vợ chồng đã thuận tình ly hôn được ủy quyền cho luật sư thay mặt ra tòa không?

Ly hôn là một trong các quyền nhân thân nên không thể uỷ quyền cho người khác thay mặt mình để tham gia tố tụng. Vì vậy dù vợ chồng thuận tình ly hôn, thì quá trình giải quyết yêu cầu ly hôn hai vợ chồng cũng phải cùng có mặt tại Tòa án để tham gia phiên hòa giải mà không được ủy quyền cho luật sư của...

Giao kết hợp đồng hôn nhân trái pháp luật sẽ bị xử phạt như thế nào?

Hợp đồng hôn nhân là các thỏa thuận liên quan đến mối quan hệ hôn nhân, bao gồm việc kết hôn, ly hôn, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con cái, cũng như việc đảm bảo cấp dưỡng và trách nhiệm trong việc nuôi dạy con...

Mẹ chồng bắt con dâu phá thai có vi phạm pháp luật không?

Mẹ chồng bắt con dâu phá thai có vi phạm pháp luật không? Quý vị hãy cùng Luật Hoàng Phi tìm hiểu qua bài viết sau...

Chồng gửi tiết kiệm vợ có rút được không?

Sổ tiết kiệm có thể đứng tên một người hoặc nhiều người (nếu gửi tiết kiệm chung). Khi thực hiện chi trả số tiền tiết kiệm (rút sổ tiết kiệm), người có tên trên sổ tiết kiệm phải tự mình thực hiện thủ tục rút tiền hoặc qua người đại diện, thông qua uỷ quyền hoặc phân chia di sản thừa...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi