Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Không có khả năng chi trả khoản vay không thế chấp với ngân hàng?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1446 Lượt xem

Không có khả năng chi trả khoản vay không thế chấp với ngân hàng?

Trong nhiều trường hợp trên thực tế, người vay không có khả năng trả nợ cho ngân hàng. Vậy họ sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý gì? Luật Hoàng Phi sẽ phần nào làm sáng tỏ vấn đề này qua bài viết.

Câu hỏi:

Anh trai em vay tiền của một Ngân hàng tại địa phương để kinh doanh không có thế chấp. Tuy nhiên do làm ăn không thuận lợi nên công ty hoạt động thua lỗ. Hiện tại, được sự giúp đỡ của một vài người bạn, anh ấy đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài, tuy nhiên anh ấy không có khả năng chi trả khoản nợ. Vậy những người thân trong gia đình em có phải chịu trách nhiệm với ngân hàng trong trường hơp này không?

Không có khả năng chi trả khoản vay không thế chấp với ngân hàng?

Tư vấn pháp luật dân sự, gọi: 1900 6557

Trả lời:

Chào bạn, theo như những gì bạn trình bày có thể hiểu được anh bạn là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự vì đã đủ điều kiện để xác lập giao dịch vay vốn với ngân hàng, đồng thời tiến hành hoạt động kinh doanh, định cư và làm việc ở nước ngoài. Vì vậy, dù hiện tại không còn sống trong nước thì anh trai bạn vẫn phải có nghĩa vụ trả nợ đối với ngân hàng đã xác lập giao dịch. Bạn và người thân trong gia đình sẽ không phải chịu trách nhiệm với ngân hàng nếu như không có ai cùng tham gia ký kết xác lập giao dịch giữa anh trai bạn và ngân hàng địa phương.

Theo quy định khoản 4 Điều 474 Bộ Luật Dân sự 2005 quy định về Nghĩa vụ trả nợ của bên vay:

Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.

Nếu Ngân hàng và cơ quan chức năng đã thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm bảo anh trai bạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng mà anh bạn vẫn không thể trả được nợ thì ngân hàng phải chịu rủi ro trong trường hợp này.

Tuy nhiên nếu, anh trai bạn có ý định trốn tránh, không thực hiện nghĩa vụ trả nợ như đã thỏa thuận và theo quy định của pháp luật. Ngân hàng địa phương nơi anh trai bạn vay vốn sẽ có thể đệ đơn kiện lên tòa án kiện anh trai bạn về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định của Điều 139 Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi 2009:

– Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

–  Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

+  Có tổ chức;

+  Có tính chất chuyên nghiệp;

+  Tái phạm nguy hiểm;

+  Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

+  Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

+  Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

+  Gây hậu quả nghiêm trọng.

  Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

+  Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

+  Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

  Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

+  Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

+  Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

  Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Tùy vào mức độ của người phạm tội mà áp theo khung hình phạt khác nhau. Nếu trong trường hợp anh trai bạn thuộc trường hợp phải truy cứu hình sự mà đang sinh sống ở nước ngoài cơ quan chức năng vẫn có thể tiến hành dẫn độ và áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để đảm bảo thực thi pháp luật.

Như vậy, trong trường hợp giao dịch dân sự này, bạn và những người thân trong gia đình không phải chịu trách nhiệm với khoản vay của anh trai bạn. Tuy nhiên, nếu trong phạm vi có thể bạn có thể vận động mọi người hỗ trợ anh trai bạn thực hiện nghĩa vụ cả về mặt tinh thần lẫn vật chất để tránh xảy ra tranh chấp, kiện tụng.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, chị có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi