Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Hợp đồng khoán việc có phải đóng bảo hiểm xã hội không?
  • Thứ ba, 22/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1250 Lượt xem

Hợp đồng khoán việc có phải đóng bảo hiểm xã hội không?

Hợp đồng khoán việc được giao kết với những công việc mang tính chất thời vụ, diễn ra trong một khoảng thời gian, thời điểm nhất định, và nội dung công việc có thể được định lượng bằng một khối

Hiện nay, hợp đồng khoán việc là một loại hợp đồng rất phổ biến. Dù vẫn chưa có quy định cụ thể về loại hợp đồng này. Nhưng nó vẫn được xem là một loại văn bản được pháp luật công nhận. Câu hỏi được rất nhiều người đặt ra là hợp đồng khoán việc có phải đóng bảo hiểm xã hội không? Để giúp quý độc giả nắm rõ hơn về nội dung này, chúng tôi xin gửi đến Quý độc giả những thông tin sau đây.

Hợp đồng khoán việc là gì?

Hợp đồng khoán việc là sự thỏa thuận của hai bên, theo đó bên nhận khoán có nghĩa vụ hoàn thành một công việc nhất định theo yêu cầu của bên giao khoán và sau khi đã hoàn thành phải bàn giao cho bên giao khoán kết quả của công việc đó. Bên giao khoán nhận kết quả công việc và có trách nhiệm trả cho bên nhận khoán tiền thù lao đã thỏa thuận.

Nhìn chung trong hợp đồng giao khoán công việc, bên khoán việc (bên giao khoán công việc) chỉ cung cấp công việc và nhận kết quả từ việc thực hiện công việc của người nhận khoán việc theo nội dung yêu cầu trong hợp đồng giao khoán mà không quan tâm đến việc người nhận khoán việc đó thực hiện công việc như thế nào. Còn bên nhận khoán việc cũng có thể tự thực hiện công việc được giao theo nội dung trong hoạt động khoán việc, có thể có sự linh động về mặt thời gian và địa điểm làm việc.

Hợp đồng khoán việc được giao kết với những công việc mang tính chất thời vụ, diễn ra trong một khoảng thời gian, thời điểm nhất định, và nội dung công việc có thể được định lượng bằng một khối

Phân loại hợp đồng khoán việc

Hợp đồng khoán việc gồm hai loại là hợp đồng khoán việc toàn bộ và hợp đồng khoán việc từng phần

– Hợp đồng khoán việc toàn bộ:

+ Bên giao khoán trao cho bên nhận khoán toàn bộ các chi phí, bao gồm cả chi phí vật chất lẫn chi phí công lao động có liên quan đến các hoạt động để hoàn thành công việc;

+ Trong khoản tiền người giao khoán trả cho người nhận khoán bao gồm chi phí vật chất, công lao động và lợi nhuận từ việc nhận khoán.

– Hợp đồng khoán việc từng phần:

+ Bên khoán việc không giao toàn bộ công việc mà chỉ giao một phần công việc

+ Người nhận khoán phải tự lo công cụ lao động.

+ Người giao khoán phải trả tiền khấu hao công cụ lao động và tiền công lao động.

Những trường hợp nào được ký hợp đồng khoán việc?

Thông thường, căn cứ vào bản chất công việc, những loại công việc mang tính thời vụ, chỉ diễn ra trong một thời điểm nhất định. Những loại công việc mang tính chất ổn định lâu dài sẽ không được phép ký hợp đồng khoán việc mà phải ký hợp đồng lao động theo một trong 02 loại sau:

– Một là: Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.

– Hai là: Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ 01- 36 tháng.

Sự khác nhau giữa hợp đồng lao động và hợp đồng khoán việc

Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Như vậy điểm khác biệt của hợp đồng khoán việc đối với hợp đồng lao động đó là:

– Hợp đồng lao động là hợp đồng mà người lao động chỉ cẩn dùng sức lao động của mình để hoàn thành công việc do người sử dụng lao động giao và nhận tiền lương.Còn hợp đồng khoán việc là hợp đồng mà người được nhận giao khoán phải bỏ toàn bộ hoặc một phần vật chất, cùng với sức lao động của mình để hoàn thành công việc được giao khoán và nhận phần tiền công giao khoán.

– Hợp đồng khoán việc chỉ được sử dụng đối với loại công việc chỉ mang tính chất thời vụ, diễn ra trong một thời điểm nhất định mang tính chất ngắn hạn, công việc không ổn định và không lâu dài. Còn đối với hợp đồng lao động thì áp dụng đối với loại công việc mang tính chất ổn định, lâu dài.

Hợp đồng khoán việc có phải đóng bảo hiểm xã hội không?

Về vấn đề hợp đồng khoán việc có phải đóng bảo hiểm xã hội không thì căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, chỉ có những đối tượng sau đây mới thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm:

 – Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động.

– Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng.

– Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật cán bộ, công chức năm 2008 và Luật Viên chức năm 2010.

– Công nhân quốc phòng, công nhân công an hoặc người làm công tác khác trong các tổ chức cơ yếu khác.

– Lực lượng sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, hạ sĩ quan… phục vụ trong ngành quân đội hoặc công an.

– Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động theo nội dung quy định trong Luật đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

– Người đứng đầu doanh nghiệp, hợp tác xã có chức vụ quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã mà có hưởng tiền lương.

– Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

– Công dân nước ngoài có giấy phép lao động hoặc có chứng chỉ hành nghề, giấy phép hành nghề để hành nghề, làm việc trên lãnh thổ Việt Nam.

Căn cứ vào các đối tượng thuộc trường hợp phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (trong đó có các đối tượng theo hợp đồng) thì việc xác định trường hợp có thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc hay không thì còn tùy vào từng trường hợp cụ thể:

Thứ nhất: Nếu hợp đồng khoán việc của công ty với người được thuê có các nội dung nêu trên thì mặc dù tên hợp đồng là hợp đồng khoán việc nhưng bản chất chính là hợp đồng lao động. Do vậy, công ty vẫn phải đóng Bảo hiểm xã hội cho người lao động dù chỉ làm 1 tháng.

Thứ hai: Nếu hợp đồng khoán việc này mang bản chất là hợp đồng khoán việc dân sự, không có các nội dung cơ bản của hợp đồng lao động thì Hợp đồng khoán việc của công ty không chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Lao động, không thuộc trường hợp phải đóng Bảo hiểm xã hội. Trường hợp này, nếu muốn tham gia bảo hiểm xã hội thì người nhận khoán việc hoặc người khoán việc chỉ có thể tham gia theo dạng bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Trên đây là nội dung bài viết hợp đồng khoán việc có phải đóng bảo hiểm xã hội không? Quý khách hàng có những thắc mắc có liên quan vui lòng liên hệ tổng đài của công ty Luật Hoàng Phi 19006557 để chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng, tận tâm.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (10 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thủ tục làm chế độ nghỉ chăm con ốm đau mới nhất

Chế độ nghỉ chăm con ốm đau là một quyền lợi của người lao động khi phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau. Người lao động được hưởng tiền bảo hiểm xã hội trong thời gian nghỉ chăm con ốm theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội...

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không?

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không? Quý vị hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bài viết sau...

Người sử dụng lao động phải trả những chi phí nào cho người bị tai nạn lao động?

Nếu người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, thì ngoài việc phải bồi thường, trợ cấp theo quy...

Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động thì có được nhận thêm trợ cấp khuyết tật không?

Người khuyết tật thuộc đối tượng được hưởng nhiều chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội cùng loại chỉ được hưởng một chính sách trợ giúp cao...

Khám dịch vụ có được hưởng bảo hiểm y tế không?

Đối với các dịch vụ không được chỉ định theo yêu cầu chuyên môn hoặc không thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế: Người bệnh tự chi trả toàn bộ chi phí các dịch vụ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi