Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Bảo hiểm xã hội Hợp đồng cộng tác viên có phải đóng Bảo hiểm xã hội không?
  • Thứ ba, 22/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2256 Lượt xem

Hợp đồng cộng tác viên có phải đóng Bảo hiểm xã hội không?

Hợp đồng cộng tác viên có thể hiểu là hợp đồng được ký kết giữa tổ chức với cá nhân, làm việc theo chế độ cộng tác và không thuộc biên chế của tổ chức đó.

Hiện nay trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày nay các công việc ngày càng đa dạng và phong phú.  Trên thực tế việc ký kết hợp đồng cộng tác viên ngày càng trở nên phổ biến, nhất là đối với các bạn sinh viên.  Nhu cầu đi làm ngày càng lớn và thời gian linh hoạt không cần cố định mà có thể sắp xếp thời gian linh hoạt thì việc lựa chọn hợp đồng cộng tác viên hết sức quan trọng.

Tuy nhiên khi ký kết hợp đồng cộng tác viên thì quyền lợi của các bên được pháp luật bảo vệ như thế nào không phải ai cũng nắm rõ được. Hầu hết các bạn không nắm được quyền lợi của mình, hợp đồng cộng tác viên có phải đóng bảo hiểm xã hội không? cũng là một câu hỏi khó. Nhận thấy tầm quan trọng của câu hỏi, chúng tôi xin giải đáp giúp các bạn có thể nắm rõ về quyền lợi của mình và giải đáp thắc mắc Hợp đồng cộng tác viên có phải đóng Bảo hiểm xã hội không?

Hợp đồng cộng tác viên là gì?

Trước khi giải đáp Hợp đồng cộng tác viên có phải đóng bảo hiểm xã hội không? bài viết xin đưa ra nội dung về Hợp đồng cộng tác viên là gì?

Luật hiện hành hiện nay không có quy định hay khái niệm nào về hợp đồng cộng tác viên. Hợp đồng cộng tác viên có thể hiểu là hợp đồng được ký kết giữa tổ chức với cá nhân, làm việc theo chế độ cộng tác và không thuộc biên chế của tổ chức đó. Cộng tác viên được trả thù lao theo từng công việc hoàn thành, hoặc theo tiến độ thực hiện công việc.

Hai bên tự thỏa thuận dân sự với nhau về công việc, hoàn thành xong sẽ thanh toán tiền thù lao, không có thời gian cố định mà tính theo sản phẩm. Hợp đồng cộng tác viên lúc này được coi là  một dạng hợp đồng dân sự. Theo Điều 513 Bộ luật Dân sự 2015 “Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng sẽ thực hiện công việc cho bên sử dụng, bên sử dụng phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng”. Có thể thấy rất rõ ràng mối quan hệ giữa cộng tác viên và người sử dụng cộng tác viên hoàn toàn tự thỏa thuận với nhau mà không có bất cứ ràng buộc nào về nội quy, quy chế lao động; thời gian, địa điểm làm việc thường tự do; thù lao được trả theo công việc được giao, tạm ứng và thanh toán khi xong công việc.

Ngoài ra, căn cứ theo điều 13 Bộ luật Lao động năm 2019  về Hợp đồng lao động

“1. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động”.

Hợp đồng cộng tác viên có thể được xem là hợp đồng lao động khi đáp ứng sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Cộng tác viên được ký kết hợp đồng lao động có thời hạn thì sẽ thuộc quản lý của Luật lao động.

Các trường hợp đóng Bảo hiểm xã hội

 Căn cứ theo điểm a, điểm b, Khoản 1, Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014 đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động.

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng.”

Theo quy định pháp luật hiện hành thì người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng xác định thời hạn, hợp đồng mùa vụ hoặc hợp đồng theo một công việc nhất định từ 3 tháng đến dưới 12 tháng thì phải đóng bảo hiểm xã hội. Từ 1/1/2018 người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng thì phải đóng bảo hiểm xã hội.

Hợp đồng cộng tác viên có phải đóng Bảo hiểm xã hội không?

Theo những phân tích bên trên thì câu hỏi Hợp đồng cộng tác viên có phải đóng Bảo hiểm xã hội không? được giải đáp.

Trong trường hợp doanh nghiệp kí hợp đồng với cộng tác viên nhưng là sự thỏa thuận dân sự giữa hai bên theo hợp đồng dịch vụ sẽ không cần đóng bảo hiểm xã hội.

Đối với trường hợp hợp đồng cộng tác viên đóng bảo hiểm xã hội khi doanh nghiệp ký hợp đồng cộng tác viên là hợp đồng lao động. Khi đó người lao động sẽ được áp dụng chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

Bảo hiểm xã hội có mấy loại và bao gồm chế độ nào?

Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Bảo hiểm xã hội gồm bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện.

– Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.

Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:

+ Ốm đau;

+Thai sản;

+ Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

+ Hưu trí;

+ Tử tuất.

– Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:

+ Chế độ hưu trí

+ Chế độ tử tuất

Trên đây, chúng tôi đã phân tích một số vấn đề xoay quanh nội dung Hợp đồng cộng tác viên có phải đóng Bảo hiểm xã hội không? Với những thông tin này chắc hẳn Quý khách hàng cũng đã phần nào hiểu rõ hơn về vấn đề Hợp đồng cộng tác viên có phải đóng Bảo hiểm xã hội không? Trong trường hợp Quý khách hàng có bất cứ thắc mắc gì về bài viết cũng như vấn đề có liên quan, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ thực hiện.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thủ tục làm chế độ nghỉ chăm con ốm đau mới nhất

Chế độ nghỉ chăm con ốm đau là một quyền lợi của người lao động khi phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau. Người lao động được hưởng tiền bảo hiểm xã hội trong thời gian nghỉ chăm con ốm theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội...

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không?

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không? Quý vị hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bài viết sau...

Người sử dụng lao động phải trả những chi phí nào cho người bị tai nạn lao động?

Nếu người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, thì ngoài việc phải bồi thường, trợ cấp theo quy...

Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động thì có được nhận thêm trợ cấp khuyết tật không?

Người khuyết tật thuộc đối tượng được hưởng nhiều chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội cùng loại chỉ được hưởng một chính sách trợ giúp cao...

Khám dịch vụ có được hưởng bảo hiểm y tế không?

Đối với các dịch vụ không được chỉ định theo yêu cầu chuyên môn hoặc không thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế: Người bệnh tự chi trả toàn bộ chi phí các dịch vụ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi