Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Bảo hiểm xã hội Những trường hợp không được hưởng bảo hiểm thai sản?
  • Thứ hai, 21/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3368 Lượt xem

Những trường hợp không được hưởng bảo hiểm thai sản?

Người lao động đủ điều kiện về thời gian đóng BHXH mà chấm dứt hợp đồng lao động hoặc thôi việc trước khi sinh hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản như những lao động khác.

Để hưởng chế độ thai sản, người lao động phải đáp ứng đủ một số điều kiện nhất định. Vậy điều kiện đó là gì? Những trường hợp không được hưởng bảo hiểm thai sản? quy định tại đâu. Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết dưới đây để có thêm thông tin hữu ích.

Có thai rồi mới đóng bảo hiểm thai sản được không?

Người lao động mang bầu rồi mới tham gia BHXH chỉ cần đóng từ đủ 06 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh con thì sẽ được hưởng chế độ thai sản.

Trong khi đó, thời gian mang thai của phụ nữ thường kéo dài khoảng hơn 09 tháng, một vài trường hợp lao động nữ còn bị sinh sớm nên thời gian này có thể ngắn hơn. Cùng với đó, không phải ai cũng phát hiện sớm về việc mình mang thai. Bởi vậy, thời gian từ lúc phát hiện mang thai đến lúc sinh con có thể sẽ ngắn hơn 09 tháng rất nhiều.

Do đó, lao động nữ khi phát hiện mình có thai cần sớm tham gia BHXH bắt buộc để kịp đóng đủ 06 tháng trở lên trước khi sinh con. Lưu ý, mặc dù theo quy định của pháp luật chỉ cần đóng BHXH bắt buộc đủ 06 tháng trong vòng 12 tháng trước sinh thì khi sinh con được hưởng chế độ thai sản. Tuy nhiên, trên thực tế, trường hợp đủ 06 tháng đóng BHXH rất dễ bị cơ quan BHXH thanh tra do nghi ngờ trục lợi tiền BHXH.

Vì vậy, Có thai rồi mới đóng bảo hiểm thai sản được, nhưng để được đảm bảo giải quyết chế độ thai sản, lao động nữ đã mang bầu cần đóng BHXH càng sớm càng tốt để có nhiều thời gian đóng BHXH.

Dừng đóng bảo hiểm xã hội có được hưởng chế độ thai sản không?

Nếu người lao động đã tham gia bảo hiểm xã hội đủ 6 tháng trong thời gian 12 trước khi sinh con, hoặc từ đủ 3 tháng trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con (đối với trường hợp nghỉ có chỉ định của cơ sở y tế…) thì khi ngừng đóng vẫn được hưởng chế độ thai sản.

Ngừng đóng có thể xảy ra trong một số trường hợp sau:

– Ngừng đóng do nghỉ việc trước thời hạn (đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động)

– Ngừng đóng do chấm dứt hợp đồng lao động đúng thời hạn và không tiếp tục ký hợp đồng

– Ngừng đóng do sức khỏe không đảm bảo, có chỉ định của cơ quan y tế.

Như vậy, nếu đã đóng đủ số tháng theo quy định thì người lao động sẽ được hưởng chế độ thai sản theo đúng quy định của Luật bảo hiểm xã hội.

Những trường hợp không được hưởng bảo hiểm thai sản?

Để trả lời cho câu hỏi Những trường hợp không được hưởng bảo hiểm thai sản? Thì cần nắm rõ được quy định về điều kiện được hưởng chế độ thai sản mà Luật bảo hiểm xã hội quy định.

Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 nêu rõ, người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp:

– Lao động nữ mang thai;

– Lao động nữ sinh con;

– Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

– Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

– Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

– Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

Đồng thời, phải đảm bảo đủ thời gian tham gia BHXH với trường hợp:

– Lao động nữ sinh con, nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi hay người mang thai hộ và người nhờ mang thai hộ: Đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh hoặc nhận nuôi con nuôi.

– Lao động nữ sinh con đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của bác sĩ: Đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh.

Lưu ý: Người lao động đủ điều kiện về thời gian đóng BHXH mà chấm dứt hợp đồng lao động hoặc thôi việc trước khi sinh hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản như những lao động khác.

Như vậy để được hưởng bảo hiểm thái sản cần đáp ứng được đầy đủ các điều kiện theo quy định trên. Tuy nhiên người lao động sẽ không được hưởng chế độ thai sản khi người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hoặc người tham gia BHXH bắt buộc nhưng không đủ thời gian đóng.

Tra cứu tiền bảo hiểm thai sản

Căn cứ theo quy định tại Công văn 815/CNTT-PM thì bạn có thể gửi tin nhắn để kiểm tra tình trạng hồ sơ khi biết mã hồ sơ thai sản của mình. Cú pháp như sau:

Bạn soạn tin nhắn theo cú pháp: BH <dấu cách> HS <dấu cách> {Mã hồ sơ} gửi 8079

Ví dụ:

+) Soạn tin nhắn với cú pháp sau gửi đến 8079:

BH HS 03524_G/2018/04904

+) Nội dung tin nhắn nhận được:

Hồ sơ 03524_G/2018/04904: BHXH đã xử lý xong hồ sơ. Vui lòng đến nhận kết quả.

+) Mức phí dịch vụ: 1.000 VNĐ/1 tin nhắn.

Sau sinh bao lâu thì được nhận trợ cấp thai sản?

Theo quy định về thủ tục hưởng chế độ thai sản, lao động nữ sau khi sinh sẽ phải nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản để được nhận trợ cấp thai sản. Trong trường hợp cơ quan BHXH không giải quyết chi trả thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do không giải quyết. Thời gian nhận tiền thai sản được tính căn cứ vào thời gian nhận hồ sơ hưởng chế độ thai sản.

Theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3, Điều 102, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thời gian giải quyết hồ sơ hưởng chế độ thai sản như sau:

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ quy định nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội (theo quy định tại khoản 2, Điều 102).

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan BHXH phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động;

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, cơ quan BHXH phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.

Tuy nhiên, theo Khoản 4, Điều 5, Quyết định số 166/QĐ-BHXH ban hành ngày 31/1/2019 quy định về thời hạn giải quyết và chi trả chế độ thai sản như sau:

– Trường hợp đơn vị sử dụng lao động đề nghị: Tối đa 06 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định cơ quan BHXH giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.

– Trường hợp người lao động nộp hồ sơ trực tiếp cho cơ quan BHXH: Tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định cơ quan BHXH giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.

Như vậy, theo quy định mới nhất trong thời gian tối đa là 6 ngày đối với trường hợp nộp hồ sơ cho người sử dụng lao động và tối đa 3 ngày đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp cho cơ quan BHXH người lao động sẽ nhận được tiền thai sản. Trong trường hợp cơ quan BHXH không giải quyết chi trả thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do không giải quyết.

Trên đây là một số chia sẻ của Công ty Luật Hoàng Phi về Những trường hợp không được hưởng bảo hiểm thai sản? Cùng một số nội dung khác có liên quan. Khách hàng theo dõi nội dung bài viết có vướng mắc khác vui lòng phản hồi trực tiếp để chúng tôi hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thủ tục làm chế độ nghỉ chăm con ốm đau mới nhất

Chế độ nghỉ chăm con ốm đau là một quyền lợi của người lao động khi phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau. Người lao động được hưởng tiền bảo hiểm xã hội trong thời gian nghỉ chăm con ốm theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội...

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không?

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không? Quý vị hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bài viết sau...

Người sử dụng lao động phải trả những chi phí nào cho người bị tai nạn lao động?

Nếu người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, thì ngoài việc phải bồi thường, trợ cấp theo quy...

Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động thì có được nhận thêm trợ cấp khuyết tật không?

Người khuyết tật thuộc đối tượng được hưởng nhiều chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội cùng loại chỉ được hưởng một chính sách trợ giúp cao...

Khám dịch vụ có được hưởng bảo hiểm y tế không?

Đối với các dịch vụ không được chỉ định theo yêu cầu chuyên môn hoặc không thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế: Người bệnh tự chi trả toàn bộ chi phí các dịch vụ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi