Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Mẫu Hợp đồng dịch vụ pháp lý năm 2024
  • Thứ ba, 02/01/2024 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2177 Lượt xem

Mẫu Hợp đồng dịch vụ pháp lý năm 2024

Không phải bất kỳ cá nhân, tổ chức nào cũng có thể được tham gia vào quan hệ hợp đồng dịch vụ pháp lý với bên cung ứng dịch vụ mà chỉ những đối tượng đáp ứng đủ các điều kiện do pháp luật quy định mới được cung ứng dịch vụ này.

Hợp đồng dịch vụ pháp lý được hiểu là gì? Mẫu hợp đồng dịch vụ pháp lý gồm những nội dung cơ bản nào? Cách soạn thảo hợp đồng pháp lý ra sao? Đây hiện là một trong những vấn đề nhận được sự quan tâm của khá đông Khách hàng.

Hiểu được điều đó, Luật Hoàng Phi thực hiện bài viết dưới đây, nhằm mang lại những thông tin hữu ích cho Khách hàng trong quá trình tìm hiểu quy định pháp luật về dịch vụ pháp lý.

Hợp đồng dịch vụ pháp lý là gì?

Hợp đồng dịch vụ pháp lý chính là sự thỏa thuận giữa các bên tham gia hợp đồng, theo đó, một bên cung cấp một hoặc nhiều dịch vụ pháp lý cho bên thuê dịch vụ để nhận thù lao, còn bên sử dụng dịch vụ pháp lý có nghĩa vụ phải thanh toán thù lao theo đúng thỏa thuận.

Thông thường khi nhắc đến hợp đồng pháp lý thì thông thường chúng ta thường thấy hợp đồng dịch vụ pháp lý của luật sư, hợp đồng dịch vụ pháp lý của thừa phát lại, hợp đồng dịch vụ pháp lý của công chứng viên…

Mẫu hợp đồng dịch vụ pháp lý

Mẫu hợp đồng dịch vụ pháp lý

Trong mẫu hợp đồng dịch vụ pháp lý thì cần chú ý những nội dung sau phải có trong hợp đồng gồm:

– Quốc hiệu, tiêu ngữ cùng tên hợp đồng dịch vụ pháp lý, ký hiệu ngày tháng năm;

– Thông tin của bên yêu cầu cung cấp dịch vụ pháp lý;

– Thông tin của bên thực hiện dịch vụ pháp lý;

– Đối tượng của hợp đồng dịch vụ pháp lý;

– Phạm vi cung cấp dịch vụ pháp lý;

– Phương thức thực hiện dịch vụ pháp lý;

– Bảo mật thông tin các bên trao đổi, cung cấp;

– Phí dịch vụ và phương thức thanh toán;

– Quyền và nghĩa vụ của bên yêu cầu cung cấp dịch vụ pháp lý;

– Quyền và nghĩa vụ của bên nhận cung cấp dịch vụ pháp lý;

– Thông báo trong quá trình thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý;

– Các thỏa thuận khác;

– Xử lý vi phạm hợp đồng dịch vụ pháp lý;

– Thời gian thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý;

– Điều khoản thi hành;

Quy định về hợp đồng dịch vụ pháp lý

Với hợp đồng dịch vụ pháp lý thì Không phải bất kỳ chủ thể nào cũng có thể được tham gia vào quan hệ hợp đồng, song có một số lưu ý khi các bên tham gia vào hợp đồng, cụ thể là:

– Phương thức ký kết và hình thức hợp đồng dịch vụ pháp lý không thuộc các trường hợp thông thường của các loại hợp đồng theo quy định tại pháp luật dân sự, thương mại… mà còn theo quy định tại Luật luật sư cùng các văn bản hướng dẫn có liên quan.

– Hợp đồng dịch vụ pháp lý thông tường sẽ có tính đối nhân và tính rủi ro cao.

Hợp đồng dịch vụ pháp lý thường chia thành các loại hợp đồng dịch vụ pháp lý của luật sư, hợp đồng dịch vụ pháp lý của công chứng viên, hợp đồng dịch vụ pháp lý của thừa phát lại…

Hướng dẫn soạn hợp đồng dịch vụ pháp lý

Khách hàng khi soạn thảo hợp đồng dịch vụ pháp lý cần lưu ý một số điều khoản trong nội dung hợp đồng. Ví dụ:

– Về phạm vi hợp đồng thì cần lưu ý rõ ràng các công việc, dịch vụ mà bên nhận dịch vụ sẽ tiến hành thực hiện như:

Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng thì thông qua hợp đồng dịch vụ pháp lý bên Văn phòng Luật sư Luật hoàng phi sẽ:

Cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật thường xuyên trong các nội dung vấn đề về dân sự, hình sự, lao động, bảo hiểm…trực tiếp kể cả ngoài giờ hành chính dưới hình thức đưa ra các ý kiến tư vấn hoặc giải đáp các vấn đề liên quan đến vấn đề mà Khách hàng cần hỗ trợ thông tin pháp luật.

Văn phòng tư vấn Luật hoàng phi sẽ cử luật sư tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Khách hàng theo đúng quy trình của bộ luật tố tụng hình sự hoặc bộ luật tố tụng dân sự.

– Về Quyền và nghĩa vụ của Khách hàng yêu cầu cung cấp dịch vụ thì:

+ Cung cấp tài liệu, thông tin theo yêu cầu của Luật Hoàng Phi để thực hiện công việc theo hợp đồng dịch vụ;

+ Phối hợp, hỗ trợ với Luật Hoàng Phi để thực hiện đúng nội dung công việc;

+ Yêu cầu Luật Hoàng phi báo cáo tình hình thực hiện công việc;

+ Thanh toán đầy đủ và đúng thời hạn phí dịch vụ và các khoản phí theo thỏa thuận trong hợp đồng;

+ Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định tại Hợp đồng này.

– Về điều khoản cam kết thì Khách hàng cần ghi rõ các thông tin:

+ Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày bao nhiêu?

+ Hai bên cam kết thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý trên tinh thần hợp tác, hai bên cùng có lợi, bất cứ tranh chấp nào phát sinh đến việc ký hoặc thực hiện hợp đồng này được ưu tiên giải quyết bằng thương lượng. Trường hợp không thể thương lượng được thì vụ việc sẽ được đưa ra giải quyết tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền.

+ Khách hàng không được chuyển giao quyền và nghĩa vụ hợp đồng; hủy ngang hợp đồng mà không có sự đồng ý của Luật Hoàng Phi. Trường hợp Khách hàng đơn phương hủy yêu cầu dịch vụ thì vẫn phải thanh toán đủ phí, và chúng tôi không phải hoàn lại tiền phí đã thu.

Hợp đồng này được lập thành 2 bản, có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ hai bản, các bản đã được các bên đọc, hiểu rõ và cùng ký tên bởi người có thẩm quyền như dưới đây.

Trên đây là những chia sẻ của luật hoàng phi về hợp đồng dịch vụ pháp lý. Khách hàng tham khảo nội dung bài viết có điều gì thắc mắc vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006557 để được nhân viên giải đáp sớm nhất.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi