Trang chủ Dịch vụ Doanh nghiệp Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân gồm những gì?
  • Thứ ba, 13/06/2023 |
  • Dịch vụ Doanh nghiệp |
  • 1956 Lượt xem

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân gồm những gì?

Doanh nghiệp tư nhân là một trong những loại hình doanh nghiệp mà nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên có rất nhiều người chưa hiểu hết các vấn đề pháp lý và hồ sơ thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân như thế nào?

Khái quát chung về doanh nghiệp tư nhân

– Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

– Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

– Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.

– Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân

Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân

Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ số vốn bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và các tài sản khác; đối với vốn bằng tài sản khác còn phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản.

Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán. Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh.

Điều kiện thành lập doanh nghiệp tư nhân là gì?

Để thành lập doanh nghiệp tư nhân, hay được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phải đáp ứng các điều kiện theo khoản 1 Điều 27 Luật Doanh nghiệp, đó là:

– Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;

– Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các điều 37, 38, 39 và 41 của Luật Doanh nghiệp;

– Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;

– Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

Trong các nội dung tiếp theo của bài viết, chúng tôi sẽ chia sẻ lần lượt về các điều kiện thành lập doanh nghiệp tư nhân.

Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân được tự do kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật không cấm. Các ngành nghề bị cấm đầu tư kinh doanh theo khoản 1 Điều 6 Luật Đầu tư gồm:

– Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật này;

– Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này;

– Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này;

– Kinh doanh mại dâm;

– Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;

– Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;

– Kinh doanh pháo nổ;

– Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.

Ngoài ra, khi kinh doanh những ngành, nghề có điều kiện theo quy định pháp luật, doanh nghiệp tư nhân cần lưu ý đáp ứng các điều kiện này. Một số ngành nghề quy định để kinh doanh đòi hỏi về loại hình doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp tư nhân. Vì thế, nếu thành lập doanh nghiệp tư nhân, Quý vị không đạt được mục đích kinh doanh ngành, nghề đó. Do vậy, Quý vị nên tìm hiểu kỹ càng các điều kiện kinh doanh ngành, nghề mình dự kiến hoạt động. 

Ngành nghề kinh doanh phải đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh tại thời điểm thành lập, ghi theo đúng quy định tại Điều 7 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP.

Cách đặt tên doanh nghiệp tư nhân

Tên tiếng Việt của doanh nghiệp tư nhân có dạng: “DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN” + TÊN RIÊNG

Trong đó, tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

Tên doanh nghiệp tư nhân phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân. Tên doanh nghiệp tư nhân phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

Ngoài tên tiếng Việt, doanh nghiệp tư nhân có thể có tên bằng tiếng nước ngoài, tên viết tắt:

– Tên doanh nghiệp tư nhân bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp tư nhân có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài. Trường hợp doanh nghiệp tư nhân có tên bằng tiếng nước ngoài, tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp tư nhân được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp tư nhân tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

– Tên viết tắt của doanh nghiệp tư nhân được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.

Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp

– Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định tại Điều 41 của Luật Doanh nghiệp.

– Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

– Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân gồm những gì?

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân rất đơn giản bao gồm:

– Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp tư nhân

– Bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ doanh nghiệp tư nhân: Như chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu…

– Giấy ủy quyền cho người thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân

– Bản sao chứng thực giấy tờ cá nhân của người nộp hồ sơ

Số lượng: 01 bộ hồ sơ nộp đến Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.

Lệ phí đăng ký doanh nghiệp tư nhân

Lệ phí đăng ký doanh nghiệp tư nhân được áp dụng theo Biểu phí ban hành kèm theo Thông tư số 47/2019/TT-BTC ngày 05 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, cụ thể như sau:

Stt

Nội dung

Đơn vị tính

Mức thu

1

Lệ phí đăng ký doanh nghiệp (bao gồm: Cấp mới, cấp lại, thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp)

Đồng/lần

50.000

2

Phí cung cấp thông tin doanh nghiệp

a

Cung cấp thông tin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh

Đồng/bản

20.000

b

Cung cấp thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; Cung cấp báo cáo tài chính các loại doanh nghiệp

Đồng/bản

40.000

c

Cung cấp báo cáo tổng hợp về doanh nghiệp

Đồng/báo cáo

150.000

d

Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

Đồng/lần

100.000

đ

Cung cấp thông tin doanh nghiệp theo tài khoản từ 125 bản/tháng trở lên

Đồng/tháng

4.500.000

Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân

– Người nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được tiếp nhận để nhập thông tin vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

+ Có đủ giấy tờ theo quy định;

+ Tên doanh nghiệp đã được điền vào Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, Giấy đề nghị đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;

+ Có địa chỉ liên lạc của người nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp;

+ Đã nộp đủ phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định.

– Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.

– Sau khi trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh nhập đầy đủ, chính xác thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và tải các văn bản đã được số hóa trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Người thành lập doanh nghiệp có thể dừng thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp khi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp chưa được chấp thuận trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Trong trường hợp này, người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị dừng thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đã nộp hồ sơ. Phòng Đăng ký kinh doanh xem xét, ra thông báo về việc dừng thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp và hủy hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy trình trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị. Trường hợp từ chối dừng thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh ra thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối cho người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp.

– Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Phòng Đăng ký kinh doanh ghi toàn bộ yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với mỗi một bộ hồ sơ do doanh nghiệp nộp trong một Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.

hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân

Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tư nhân của Luật Hoàng Phi

Dịch vụ doanh nghiệp nói chung và dịch vụ thành lập công ty nói riêng là lĩnh vực chủ đạo cũng như thế mạnh của Luật Hoàng Phi. Với chuyên môn, kinh nghiệm đúc kết từ hơn 10 năm đăng ký thành lập doanh nghiệp cho gần 50.000 đơn vị, chúng tôi nắm rõ quy trình, thủ tục, thành thạo làm việc với cơ quan nhà nước và đặc biệt là biết cách để giúp cá nhân, tổ chức có được chứng nhận thành lập nhanh, đúng quy định. Nhờ đó mà không làm trì hoãn các kế hoạch kinh doanh của công ty.

Trước khi thành lập công ty, Luật Hoàng Phi sẽ tư vấn các nội dung:

– Tư vấn về cách đặt tên công ty, tên của doanh nghiệp tư nhân (tra cứu tên công ty miễn phí)

– Tư vấn về địa chỉ trụ sở doanh nghiệp tư vân (Lưu ý: Không đặt trụ sở công ty ở các tòa nhà chung cư & khu tập thể)

– Tư vấn về ngành nghề kinh doanh (ngành nghề có điều kiện và phương hướng để kinh doanh ngành nghề đó)

– Tư vấn về vốn điều lệ của doanh nghiệp tư nhân sao cho phù hợp với lĩnh vực và điều kiện hoạt động của doanh nghiệp

– Tư vấn về cơ cấu góp vốn của doanh nghiệp tư nhân;

– Quy định về thuế với doanh nghiệp mới thành lập và trong quá trình hoạt động

Những nội dung kiến thức mà Luật Hoàng Phi đã đề cập trên chắc chắn đã giúp quý khách hàng định hướng được những công việc, quy trình phải làm khi muốn đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân cũng như xác định có nên sử dụng dịch vụ hay tự thực hiện. Nếu cần được tư vấn thêm các thông tin về hồ sơ thành lập công ty tư nhân, quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các hình thức sau:

– Hotline yêu cầu dịch vụ: 0981.393.868 – 0981.150.868

– Liên hệ ngoài giờ hành chính: 0981.378.999

– Tổng đài tư vấn hồ sơ, thủ tục, quy trình miễn phí: 1900 6557

– Điện thoại: 024.628.52839 (HN) – 028.73090.686 (HCM)

– Email: lienhe@luathoangphi.vn

Đánh giá bài viết:
5/5 - (7 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thành lập hộ kinh doanh cá thể tại quận Ba Đình

Theo khoản 1 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, đăng ký hộ kinh doanh được thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh...

Mã ngành kinh doanh thực phẩm chức năng khi thành lập công ty

Mã ngành kinh doanh thực phẩm chức năng khi thành lập công ty là gì? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ, do đó, Quý vị đừng bỏ...

Mã ngành kinh doanh vật liệu xây dựng khi thành lập công ty

Mã ngành kinh doanh vật liệu xây dựng khi thành lập công ty là nội dung được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Thay đổi Đăng ký kinh doanh tại Thanh Hóa

 Doanh nghiệp phải đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh khi thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong vòng 10 ngày kể từ ngày có thay...

Thay đổi đăng ký kinh doanh tại Nam Định

Thay đổi đăng ký kinh doanh là thủ tục hành chính được doanh nghiệp thực hiện tại Sở kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở khi doanh nghiệp muốn thay đổi một hoặc nhiều nội dung được ghi nhận trong giấy chứng nhận đăng ký doanh...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi