Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Hộ nghèo có được miễn học phí không?
  • Thứ ba, 24/10/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 8107 Lượt xem

Hộ nghèo có được miễn học phí không?

Gia đình tôi thuộc hộ nghèo, rất khó khăn, nay tôi có hai con gái đang đến tuổi đi học trung học phổ thông, gia đình hiện không có khả năng chi trả học phí, vậy theo chính sách của nhà nước thì con tôi có được miễn học phí không? thủ tục như thế nào?

 

Câu hỏi;

Tôi có một câu hỏi muốn nhận được sự giải đáp như sau: Gia đình tôi rất khó khăn, là hộ nghèo, đã được chứng nhận là hộ nghèo, tôi có 2 con gái đang đến tuổi đi học Trung học phổ thông mà chúng tôi không có điều kiện chi trả tiền học phí cho cháu. Vậy cho tôi hỏi có chính sách nào của Nhà nước về miễn, giảm học phí hay không và 2 con tôi có được miễn, giảm học phí hay không? Và nếu được miễn giảm thì làm những thủ tục gì?

Trả lời:

Chào bạn, câu hỏi của bạn thuộc lĩnh vực tư vấn Luật Dân sự. Với câu hỏi này, Luật Hoàng Phi xin trả lời như sau:

Học phí là khoản tiền của gia đình người học hoặc người học phải nộp để góp phần bảo đảm chi phí cho các hoạt động giáo dục, trong một số trường hợp nhất định, để thực hiện các phương án bảo trợ xã hội hoặc ưu đãi với những đối tượng đặc thù, Nhà nước quy định có những trường hợp được miễn học phí, giảm học phí nhất định và chỉ những đối tượng đó mới được miễn, giảm học phí. Để xem xét trường hợp của bạn, hai con có được miễn học phí hay không thì chúng ta căn cứ vào Nghị định 86/2015/NĐ-CP quy định về chính sách miễn giảm học phí như sau:

Hộ nghèo có được miễn học phí không?

Hộ nghèo có được miễn học phí không?

“Điều 7. Đối tượng được miễn học phí

1. Người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng theo Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 6 năm 2005, Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16 tháng 7 năm 2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.

2. Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế.

3. Trẻ em học mẫu giáo và học sinh dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.

Người từ 16 tuổi đến 22 tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội mà đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đng, đại học văn bằng thứ nhất.

4. Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

5. Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông là con của hạ sĩ quan và binh sĩ, chiến sĩ đang phục vụ có thời hạn trong lực lượng vũ trang nhân dân.

6. Học sinh, sinh viên hệ cử tuyển (kể cả học sinh cử tuyển học nghề nội trú với thời gian đào tạo từ 3 tháng trở lên).

7. Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú, trường dự bị đại học, khoa dự bị đại học.

8. Học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

9. Sinh viên học chuyên ngành Mác – Lê nin và Tư tưng Hồ Chí Minh.

10. Học sinh, sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh các chuyên ngành: Lao, Phong, Tâm thần, Giám định pháp y, Pháp y tâm thần và Giải phu bệnh.

11. Học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số rất ít người ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

12. Sinh viên cao đẳng, đại học, học viên cao học, nghiên cứu sinh học các chuyên ngành trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.

13. Người tốt nghiệp trung học cơ sở học tiếp lên trình độ trung cấp.

14. Người học các trình độ trung cấp, cao đẳng, đối với các ngành, nghề khó tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu theo danh mục do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở Trung ương quy định.

15. Người học các ngành chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát trin kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.

Như vậy, căn cứ vào Khoản 4, điều 7, nghị định 86/2015/NĐ-CP thì trường hợp của hai con bạn thuộc đối tượng được miễn học phí bởi gia đình bạn thuộc diện hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng chính phủ. Đây là chính sách ưu đãi đối với những gia đình khó khăn, nhằm giảm bớt áp lực kinh tế, khuyến khích con em trong hộ nghèo học hành, được giáo dục theo hệ thống để có đủ kiến thức làm việc.

Về thủ tục xin miễn học phí, căn cứ vào Thông tư liên tịch số 09-2016-TTLT-BGDDT-BTC-BLDTBXH hướng dẫn nghị định 86/2015/NĐ-CP có quy định về thủ tục xin miễn học phí, theo đó bạn phải thực hiện những bước như sau:

Bước 1: chuẩn bị hồ sơ xin miễn học phí, hồ sơ bao gồm:

–  Đơn đề nghị miễn học phí (theo mẫu của cơ sở giáo dục)

–  Bản sao công chứng Giấy chứng nhận hộ nghèo hoặc cận nghèo do Uỷ ban nhân dân cấp xã cấp cho gia đình.

–  Bản sao công chứng sổ hộ khẩu gia đình.

–  Giấy khai sinh

Bước 2: Trong vòng 45 ngày kể từ ngày khai giảng năm học, cha mẹ (hoặc người giám hộ) trẻ em học mẫu giáo, học sinh phổ thông có Đơn đề nghị miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập và bản sao giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập gửi cơ sở giáo dục;

Bước 3: Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm xét duyệt hồ sơ và lập danh sách học sinh được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập gửi phòng giáo dục và đào tạo;

Phòng đạo tạo sẽ xem xét và ra quyết định miễn học phí đối với đối tượng đã nộp đơn đúng theo quy định và có đủ điều kiện được miễn học phí.

Như vậy, hai con của bạn thuộc đối tượng được miễn học phí và bạn phải thực hiện đầy đủ các thủ tục, chuẩn bị hồ sơ để được hưởng chế độ miễn học phí của Nhà nước.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VN LUT MIN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (2 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi