• Thứ năm, 23/06/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 815 Lượt xem

Bảo lãnh viện phí là gì?

Bảo lãnh viện phí là hình thức mà công ty bảo hiểm sẽ chi trả một phần hoặc tất cả chi phí y tế cho bệnh nhân tại bệnh viện, thường là chi phí khám và điều trị. Về chi tiết các danh mục khám, điều trị được chi trả, công ty bảo hiểm sẽ quy định chi tiết khi người bệnh tham gia bảo hiểm.

Bảo lãnh được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống, không chỉ trong lĩnh vực ngân hàng. Qua bài viết bảo lãnh viện phí là gì?, chúng tôi sẽ có những chia sẻ về bảo lãnh trong lĩnh vực y tế – bảo lãnh viện phí.

Trước khi đi vào giải đáp thắc mắc bảo lãnh viện phí là gì? chúng tôi làm rõ khái niệm bảo lãnh và viện phí.

Bảo lãnh là gì?

Điều 292 Bộ luật dân sự hiện hành quy định:

Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:

1. Cầm cố tài sản.

2. Thế chấp tài sản.

3. Đặt cọc.

4. Ký cược.

5. Ký quỹ.

6. Bảo lưu quyền sở hữu.

7. Bảo lãnh.

8. Tín chấp.

9. Cầm giữ tài sản.

Như vậy, bảo lãnh là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Cụ thể hơn, bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo điều 335 Bộ luật dân sự 2015.

Viện phí là gì?

Viện phí là phí khám chữa bệnh tại bệnh viên, là những chi phí mà bệnh nhân phải trả để thực hiện khám, chữa bệnh.

Bảo lãnh viện phí là gì?

Bảo lãnh viện phí là hình thức mà công ty bảo hiểm sẽ chi trả một phần hoặc tất cả chi phí y tế cho bệnh nhân tại bệnh viện, thường là chi phí khám và điều trị. Về chi tiết các danh mục khám, điều trị được chi trả, công ty bảo hiểm sẽ quy định chi tiết khi người bệnh tham gia bảo hiểm. Thông thường, chi phí được thanh toán trong phạm vi bảo hiểm gồm: chi phí khám, điều trị nội trú, phẫu thuật tại bệnh viện,…

Bệnh nhân và người nhà khi được bảo lãnh viện phí sẽ chỉ phải chi trả các chi phí y tế không thuộc phạm vi bảo hiểm chi trả đã được quy định hoặc khi vượt hạn mức trách nhiệm. Khách hàng sẽ cần khám và điều trị tại Bệnh viện là đối tác của Công ty bảo hiểm.

Các giấy tờ cần thiết để bảo lãnh viện phí

Thông thường các giấy tờ cần thiết cho thủ tục bảo lãnh viện phí là:

– Thẻ bảo hiểm do các công ty bảo hiểm đang ký kết hợp đồng với bệnh viện phát hành

Thẻ bảo lãnh viện phí là loại thẻ được công ty bảo hiểm cung cấp cho người được bảo hiểm. Khi người được bảo hiểm điều trị, phẫu thuật tại cơ sở y tế hãy xuất trình thẻ bảo lãnh viện phí với cơ sở y tế đó để được sử dụng các dịch vụ liên quan.

Tác dụng của thẻ bảo lãnh viện phí:

+ Thẻ bảo hiểm viện phí được sử dụng khi người tham gia bảo hiểm xuất trình nó với nhân viên y tế. Điều này sẽ kích hoạt dịch vụ bảo lãnh viện phí cho người được bảo hiểm khi làm thủ tục nhập viện điều trị nội trú, phẫu thuật tại các bệnh viện trong hệ thống bảo lãnh viện phí của công ty bảo hiểm.

+ Trường hợp khám chữa bệnh nội trú hoặc khám chữa bệnh ngoại trú, phẫu thuật và điều trị tại bệnh viện không thuộc hệ thống bảo lãnh viện phí của công ty bảo hiểm, thẻ bảo lãnh viện phí sẽ không có tác dụng ngay. Lúc này, người được bảo hiểm cần thu thập hồ sơ bệnh án, hoá đơn khám chữa bệnh,… để gửi về công ty bảo hiểm yêu cầu thanh toán tiền bảo hiểm.

– Giấy tờ chứng minh thông tin nhân thân: CMND/ CCCD/ Hộ chiếu. Với người dưới 18 tuổi thì thay bằng Giấy khai sinh.

Quy trình bảo lãnh viện phí

Dựa vào hướng dẫn cụ của bệnh viện, Quý vị thực hiện quy trình bảo lãnh viện phí theo các bước cụ thể.

Ví dụ: Thm khảo hướng dẫn của bệnh viện Đông Đô về quy trình bảo lãnh viện phí:

1/ Bảo lãnh điều trị ngoại trú

Bước 1: Bệnh nhân trình thẻ bảo hiểm và giấy tờ tùy thân tại quầy lễ tân bảo hiểm

Bước 2: Bệnh viện gửi thông tin yêu cầu bảo lãnh cho bệnh nhân đến công ty bảo hiểm

Bước 3: Sau khi có xác nhận từ công ty bảo hiểm mời bệnh nhân ký vào các tờ khai theo yêu cầu bồi thường, đồng thời thanh toán chi phí mà công ty bảo hiểm từ chối bồi thường (nếu có)

Bước 4: Bệnh viện hướng dẫn bệnh nhân khám và gửi hồ sơ bảo lãnh cho công ty bảo hiểm.

2/ Bảo lãnh điều trị nội trú

Bước 1: Bệnh nhân trình thẻ bảo hiểm và giấy tờ tùy thân khi nhập viên hoặc sau 24h nhập viện.

Bước 2: Bệnh viện gửi cho công ty bảo hiểm chi phí điều trị dự kiến

Bước 3: Công ty bảo hiểm gửi lại thư bảo lãnh điều trị nội trú cho bệnh viện.

Bước 4: Bệnh viên thông báo kết quả bảo lãnh cho khách hàng. Trước khi ra viện, bệnh nhân ký hóa đơn, biên lai xác nhận đã sử dụng dịch vụ y tế tại bệnh viên và thanh toán những chi phí công ty bảo hiểm từ chối bảo lãnh (nếu có).

Các đơn vị bảo hiểm cung cấp dịch vụ bảo lãnh viện phí

Dưới đây là một số đơn vị bảo hiểm cung cấp dịch vụ bảo lãnh viện phí Quý vị có thể tham khảo:

– Bảo hiểm Bảo Việt

– Bảo hiểm dầu khí – PVI

– Bảo hiểm nhân thọ Generali

– Bảo hiểm SAS (Nam Á)

– Bảo hiểm Liblerty

– Bảo hiểm Pacific Cross

– Bảo hiểm Insmart

– Bảo hiểm Manulife

– Bảo hiểm Bic Care

– Bảo hiểm VBI

– Bảo hiểm FTC Claims

– Bảo hiểm ATACC

– Bảo hiểm ATHENA

Lưu ý: Tùy vào đơn vị bảo hiểm Quý vị sử dụng dịch vụ, phạm vi thanh toán viện phí sẽ khác nhau về chi phí nội trú, ngoại trú, các trường hợp không được chi trả,… Do đó, Quý vị cần tham khảo kỹ nội dung hợp đồng khi sử dụng dịch vụ bảo lãnh viện phí.

Trường hợp cần hỗ trợ thêm thông tin liên quan đến nội dung bài viết bảo lãnh viện phí là gì? Quý vị có thể liên hệ với chúng tôi qua Tổng đài 1900 6557 để được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (3 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi