Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Đi nghĩa vụ công an có lương không?
  • Thứ ba, 24/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 8739 Lượt xem

Đi nghĩa vụ công an có lương không?

Theo điều 8 nghị định 70/2019/NĐ-CP có quy định về chính sách, chế độ đối với công an nhân dân có thời gian phục vụ tại ngũ hoặc khi xuất ngũ được hưởng như theo quy định của điều 50 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, ngoài chế độ lương thì chiến sỹ còn được hưởng các chế độ về nghỉ phép.

Hiện nay, khi bản thân hoặc người thân trong gia đình có thành viên thuộc trường hợp gọi nhập ngũ do đó nhiều khách hàng đang quan tâm đến vấn đề này. Việc nhập ngũ có thể là đi nghĩa vụ quân sự hoặc đi nghĩa vụ công an.

Trong bài viết này chúng tôi xin đề cập tới nội dung liên quan đi nghĩa vụ công an có lương không? Đi nghĩa vụ công an là gì? Nghĩa vụ công an có lương không? Nghĩa vụ công an có lương không? Học nghĩa vụ công an ra làm gì? Mời quý vị tham khảo nội dung trong bài viết dưới đây của luathoangphi.vn để có thể nắm rõ các quy định liên quan hiện hành.

Đi nghĩa vụ công an là gì?

Đi nghĩa vụ công an là một trong những nghĩa vụ mà công dân phải thực hiện để bảo vệ Tổ quốc trong lực lượng vũ trang nhân dân, theo đó vào hàng năm thì công dân ở trong độ tuổi nhập ngũ phục vụ ở trong Công an nhân dân cụ thể thời gian là 24 tháng.

Nếu kéo dài về thời gian phục vụ tại ngũ của chiến sỹ nghĩa vụ, hạ sỹ quan  theo quyết định từ Bộ trưởng Bộ Công an là không được vượt quá 6 tháng đối với trường hợp đang thực hiện về nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ, phòng chống thiên tai.

Đi nghĩa vụ công an có được vào biên chế không?

Khi công dân đi nghĩa vụ công an nếu thuộc trường hợp quy định tại điều 9 của nghị định 70/2019/NĐ-CP  có hiệu lực thi hành từ 10/10/2019 thì khi đó công dân được chuyển sang chế độ phục vụ chuyên nghiệp – được biên chế, cụ thể như sau:

Điều 9. Chuyển sang chế độ phục vụ chuyên nghiệp

1. Hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ có thời gian phục vụ tại ngũ từ 15 tháng đến dưới 24 tháng (tính đến thời điểm dự thi), kết quả phân loại hằng năm đạt hoàn thành nhiệm vụ trở lên, bảo đảm các tiêu chuẩn, điều kiện phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp trong Công an nhân dân thì được xét, dự tuyển vào các học viện, trường Công an nhân dân theo quy định về tuyển sinh Công an nhân dân, tốt nghiệp ra trường được phong cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp.

2. Hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, hết thời hạn phục vụ tại ngũ có đủ tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu sử dụng của Công an nhân dân, nếu tự nguyện và Công an nhân dân có nhu cầu thì được xét chuyển sang chế độ phục vụ chuyên nghiệp. Tiêu chuẩn và tỷ lệ chuyển sang chế độ phục vụ chuyên nghiệp đối với hạ sĩ quan nghĩa vụ hết hạn phục vụ tại ngũ thực hiện theo quy định của Bộ Công an. Việc xét tuyển phải đảm bảo công khai, dân chủ, minh bạch và công bằng với mọi đối tượng.

Như vậy nếu thuộc một trong hai trường hợp nêu trên thì công dân được biên chế.

Đi nghĩa vụ công an có lương không?

Để trả lời câu hỏi đi nghĩa vụ công an có lương không?, quý vị có thể tìm ra câu trả lời từ nội dung dưới đây của chúng tôi

– Theo điều 8 nghị định 70/2019/NĐ-CP  có quy định về chính sách, chế độ đối với công an nhân dân có thời gian phục vụ tại ngũ hoặc khi xuất ngũ được hưởng như theo quy định của điều 50 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015.

– Theo đó, quy định cụ thể tại điều 50 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 như sau:

+ Đối với chiến sỹ được hưởng các phụ cấp về chế độ phụ cấp, bậc hàm cùng với chính sách chế độ khác như mức về phụ cấp bậc hàm tương ứng: (quy định tại bảng 4 phụ lục 1 thông tư 79/2019/TT-BQP áp dụng từ 25 tháng 7 năm 2019)

Thượng sỹ: 0,7

Trung sỹ: 0,6

Hạ sỹ: 0,5

Binh nhất: 0,45

Binh nhì: 0,4

Do đó, mức phụ cấp hàng tháng = Mức lương cơ sở X hệ số

Mà hiện tại, mức lương cơ sở đang áp dụng là 1 490 000 đồng

+ Đối với chiến sỹ công an mà phục vụ tại ngũ từ tháng 25 trở đi thì hạ sỹ quan, chiến sỹ nghĩa vụ được hưởng về chế độ phụ cấp thêm là 250% phụ cấp quân hàm mà chiến sỹ đó được hưởng.

Theo đó mức lương hưởng của tháng 25 trở đi = mức phụ cấp hàng tháng + mức phụ cấp hàng tháng x 250%

+ Ngoài chế độ lương nêu trên thì chiến sỹ còn được hưởng các chế độ về nghỉ phép. Nếu công tác từ tháng thứ 13 thì sẽ được nghỉ là 10 ngày phép, trường hợp mà không nghỉ phép sẽ được thanh toán tiền nghỉ phép và tiền ăn trong thời gian đó.

Học nghĩa vụ công an ra làm gì?

Nhiều công dân lo ngại việc sau khi đi nghĩa vụ công an sẽ làm gì? hoặc có bị thất nghiệp không? thì sau đây mời quý vị đọc nội dung dưới đây để tìm ra câu trả lời cho mình.

Sau khi công dân xuất ngũ sẽ được hưởng các quyền lợi là:

– Trợ cấp xuất ngũ:

Bằng 2 tháng mức lương cơ sở ở thời điểm xuất ngũ

Nếu xuất ngũ mà trước đó có thời gian phục vụ  từ 25 tháng đến dưới 30 tháng sẽ được cộng thêm 1 tháng phụ cấp theo cấp bậc quân hàm; từ 30 tháng trở lên sẽ được  cộng thêm 2 tháng phụ cấp theo cấp bậc quân hàm hiện hưởng.

– Trợ cấp tạo việc làm

Bằng 6 tháng lương cơ sở

– Được ưu tiên trong các trường hợp tuyển dụng công chức, việc làm

– Được hưởng các chính sách về hỗ trợ đào tạo nghề theo thông tư 43/2016/TT-LĐTBXH

– Được bảo lưu kết quả tại các trường giáo dục nghề nghiệp hoặc cơ sở giáo dục hệ đại học mà trước đó có giấy gọi nhập học, sau khi xuất ngũ vẫn được tiếp tục nhận vào học tập

Nếu đang làm tại các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị thì mà sau đó phải tham gia nghĩa vụ công an thì sau khi xuất ngũ thì cơ quan đó phải bố trí việc làm, tiếp nhận lại, đồng thời thu nhập không được thấp hơn mức thu nhập của công dân trước khi nhập ngũ

Như vậy, qua tất cả các chế độ đã nêu trên về quyền lợi cũng như chế độ của chiến sỹ nghĩa vụ công an thì

+ Cá nhân nào mà trước đó đã có giấy gọi nhập học từ cơ sở giáo dục hệ đại học, trường giáo dục nghề nghiệp thì có thể quay lại tiếp để học tập.

+ Cá nhân nào mà trước khi nhập ngũ đang làm tại các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị thì được quay trở lại làm tiếp

+ Nếu công dân nào mà chưa có việc làm trong thời gian tìm việc thì được hưởng chính sách về hỗ trợ đào tạo nghề theo quy định, trong thời gian chưa có việc làm thì mức trợ cấp về tạo việc làm sẽ được coi như là một khoản để công dân có thể trang trải cuộc sống.

Nếu công dân chưa có việc làm sẽ được ưu tiên trong việc tạo việc làm, tuyển dụng của công chức như: ưu tiên sắp xếp việc làm, được cộng điểm khi dự tuyển công chức. Trên đây, là toàn bộ nội dung liên quan đến đi nghĩa vụ công an có lương không? Đi nghĩa vụ công an có lương không? Đi nghĩa vụ công an có được vào biên chế không?.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (18 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?

Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi