Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Hiệu lực của văn bản pháp luật
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2181 Lượt xem

Hiệu lực của văn bản pháp luật

Thời điểm có hiệu lực của văn bản pháp luật được quy định cụ thế tại Điều 151 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.

Hiệu lực của văn bản pháp luật được quy định rất cụ thể, chi tiết tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015. Pháp luật đã quy định chặt chẽ hơn nội dung này so với các luật trước đây có quy định về hiệu lực của các văn bản pháp luật.

Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Phi sẽ cung cấp các thông tin pháp lý về Quy định về hiệu lực của văn bản pháp luật và các vấn đề liên quan để Quý khách hàng có thể nắm rõ hơn.

Thời điểm có hiệu lực của văn bản pháp luật

Thời điểm có hiệu lực của văn bản pháp luật được quy định cụ thế tại Điều 151 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, cụ thể thời điểm như sau:

+ Thời điểm văn bản có hiệu lực một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật sẽ được quy định tại văn bản đó nhưng không sớm hơn 45 ngày kể từ ngày văn bản được thông qua hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước cấp Trung ương ký ban hành.

Đối với văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì không sớm hơn 10 ngày kể từ ngày ký ban hành văn bản.

Các văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã thì không sớm hơn 07 ngày kể từ ngày ký ban hành.

+ Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật được ban hành theo trình tự thủ tục rút gọn thì văn bản đó có thể có hiệu lực kể từ ngày được thông qua hoặc ngày ký ban hành.

>>>>> Tham khảo: Văn bản pháp luật gồm những gì?

Thời điểm áp dụng văn bản pháp luật

Tại điểu 156 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định về thời điểm áp dụng văn bản pháp luật, cụ thể như sau:

+ Văn bản quy phạm pháp luật sẽ được áp dụng bắt đầu từ thời điểm có hiệu lực pháp luật. Văn bản được áp dụng đối với các hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn đó đang có hiệu lực pháp luật. Trường hợp văn bản có điều khoản quy định được phép áp dụng văn bản quy phạm có hiệu lực trở về trước thì áp dụng theo quy định đó.

+ Đối với trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về nhưng về cùng một vấn đề thì áp dung văn bản có tính chất pháp lý cao hơn;

+ Đối với trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được do cùng một cơ quna ban hành có quy định khác nhau và về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định pháp luật của văn bản được ban hành sau.

+ Trường hợp trong văn bản quy phạm pháp luật mới không có điều khoản quy định trách nhiệm pháp lý hoặc có quy định nhưng quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra, trước ngày văn bản mới có hiệu lực pháp luật thì áp dụng theo quy định tại văn bản mới.

+ Khi áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật trong nước không được gây cản trở việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Trường hợp giữa Việt Nam và điều ước quốc tế có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế, trừ Hiến pháp

Trường hợp nào văn bản hết hiệu lực pháp luật?

Theo quy định về hiệu lực của văn bản pháp luật, cụ thể tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, quy định tại Điều 154 về các trường hợp văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, bao gồm các trường hợp:

+ Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định cụ thể trong văn bản đó;

+ Văn bản được sửa đổi, bổ sung hoặc được thay thế bằng một văn bản quy phạm pháp luật mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó;

+ Văn bản bị bãi bỏ bằng một văn bản khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;

+ Khi văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy định chi tiết thi hành văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực.

Trên đây là những thông tin liên quan đến Quy định về hiệu lực của văn bản pháp luật. Nếu Quý khách hàng cần tư vấn thêm thông tin pháp lý hoặc muốn sử dụng dịch vụ của Luật Hoàng Phi, vui lòng liên hệ trực tiếp qua tổng đài 1900 6557 hoặc gửi yêu cầu về Email: lienhe@luathoangphi.vn để được hỗ trợ tốt nhất.

>>>> Tham khảo: Hiệu lực văn bản pháp luật

Đánh giá bài viết:
5/5 - (8 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi