Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Bảo hiểm xã hội Cách tính tuổi nghỉ hưu có tháng lẻ mới nhất?
  • Thứ năm, 24/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1946 Lượt xem

Cách tính tuổi nghỉ hưu có tháng lẻ mới nhất?

Theo quy định tại điều 169 Bộ luật lao động 2019, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.

Tuổi nghỉ hưu là một trong các mối quan tâm hàng đầu của nhiều người lao đông. Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực đã điều chỉnh độ tuổi nghỉ hưu tăng dần theo lộ trình. Để tìm hiểu thêm, mời bạn đọc theo dõi bài biết cách tính tuổi nghỉ hưu có tháng lẻ ở dưới đây.

Tuổi nghỉ hưu

Chế độ hưu trí là một trong các chế độ bảo hiểm xã hội cơ bản theo quy định pháp luật Việt Nam. Theo đó, người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng BHXH theo quy định được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu.

Nhằm phù hợp với đặc điểm dân số của Việt Nam, pháp luật đã điều chỉnh độ tuổi nghỉ hưu tăng dần để đảm bảo sức khỏe của người lao động đồng thời đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Theo quy định tại điều 169 Bộ luật lao động 2019, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.

Đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định trên tại thời điểm nghỉ hưu.

Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định trên.

Lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉ hưu sẽ được trình bày trong phần tiếp theo của bài viết Cách tính tuổi nghỉ hưu có tháng lẻ.

Lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉ hưu

Lộ trình tuổi nghỉ hưu được quy định chi tiết tại nghị định 135/2019/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ. Theo đó, tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường kể từ ngày ngày 01 tháng 01 năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.

Lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của người lao động quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo bảng dưới đây:

Lao động namLao động nữ
Năm nghỉ hưuTuổi nghỉ hưuNăm nghỉ hưuTuổi nghỉ hưu
202160 tuổi 3 tháng202155 tuổi 4 tháng
202260 tuổi 6 tháng202255 tuổi 8 tháng
202360 tuổi 9 tháng202356 tuổi
202461 tuổi202456 tuổi 4 tháng
202561 tuổi 3 tháng202556 tuổi 8 tháng
202661 tuổi 6 tháng202657 tuổi
202761 tuổi 9 tháng202757 tuổi 4 tháng
Từ năm 2028 trở đi62 tuổi202857 tuổi 8 tháng
202958 tuổi
203058 tuổi 4 tháng
203158 tuổi 8 tháng
203259 tuổi
203359 tuổi 4 tháng
203459 tuổi 8 tháng
Từ năm 2035 trở đi60 tuổi

Lộ trình tuổi nghỉ hưu tương ứng với tháng, năm sinh

Để biết cách tính tuổi nghỉ hưu có tháng lẻ, bạn đọc có thể đối chiếu với bảng sau:

Lao động namLao động nữ
Thời điểm sinhTuổi nghỉ hưuThời điểm hưởng lương hưuThời điểm sinhTuổi nghỉ hưuThời điểm hưởng lương hưu
ThángNămThángNămThángNămThángNăm
1196160 tuổi 3 tháng520211196655 tuổi 4 tháng62021
21961620212196672021
31961720213196682021
41961820214196692021
519619202151966102021
6196110202161966112021
7196111202171966122021
819611220218196612022
91961120229196655 tuổi 8 tháng62022
10196160 tuổi 6 tháng5202210196672022
1119616202211196682022
1219617202212196692022
119628202211967102022
219629202221967112022
3196210202231967122022
419621120224196712023
519621220225196756 tuổi62023
61962120236196772023
7196260 tuổi 9 tháng520237196782023
81962620238196792023
919627202391967102023
10196282023101967112023
11196292023111967122023
12196210202312196712024
119631120231196856 tuổi 4 tháng62024
219631220232196872024
31963120243196882024
4196361 tuổi520244196892024
519636202451968102024
619637202461968112024
719638202471968122024
81963920248196812025
919631020249196856 tuổi 8 tháng62025
10196311202410196872025
11196312202411196882025
1219631202512196892025
1196461 tuổi 3 tháng5202511969102025
219646202521969112025
319647202531969122025
41964820254196912026
51964920255196957 tuổi62026
619641020256196972026
719641120257196982026
819641220258196992026
919641202691969102026
10196461 tuổi 6 tháng52026101969112026
11196462026111969122026
1219647202612196912027
11965820261197057 tuổi 4 tháng62027
21965920262197072027
319651020263197082027
419651120264197092027
5196512202651970102027
619651202761970112027
7196561 tuổi 9 tháng5202771970122027
81965620278197012028
91965720279197057 tuổi 8 tháng62028
1019658202710197072028
1119659202711197082028
12196510202712197092028
1196611202711971102028
2196612202721971112028
319661202831971122028
Từ tháng 4/1966 trở đi62 tuổiTháng liền kề sau tháng người lao động đủ 62 tuổi4197112029
5197158 tuổi62029
6197172029
7197182029
8197192029
91971102029
101971112029
111971122029
12197112030
1197258 tuổi 4 tháng62030
2197272030
3197282030
4197292030
51972102030
61972112030
71972122030
8197212031
9197258 tuổi 8 tháng62031
10197272031
11197282031
12197292031
11973102031
21973112031
31973122031
4197312032
5197359 tuổi62032
6197372032
7197382032
8197392032
91973102032
101973112032
111973122032
12197312033
1197459 tuổi 4 tháng62033
2197472033
3197482033
4197492033
51974102033
61974112033
71974122033
8197412034
9197459 tuổi 8 tháng62034
10197472034
11197482034
12197492034
11975102034
21975112034
31975122034
4197512035
Từ tháng 5/1975 trở đi60 tuổiTháng liền kề sau tháng người lao động đủ 60 tuổi

 Ngoài ra, bạn đọc có thể theo dõi lộ trình nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn hoặc cao hơn trong điều kiện lao động bình thường tại điều 5, điều 6 Nghị định 135/2020/NĐ-CP.

Như vậy, bạn đọc đã biết cách tính tuổi nghỉ hưu có tháng lẻ theo quy định hiện hành. Công ty Luật Hoàng Phi mong rằng, bạn đọc đã có được những thông tin hữu ích. Cảm ơn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thủ tục làm chế độ nghỉ chăm con ốm đau mới nhất

Chế độ nghỉ chăm con ốm đau là một quyền lợi của người lao động khi phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau. Người lao động được hưởng tiền bảo hiểm xã hội trong thời gian nghỉ chăm con ốm theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội...

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không?

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không? Quý vị hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bài viết sau...

Người sử dụng lao động phải trả những chi phí nào cho người bị tai nạn lao động?

Nếu người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, thì ngoài việc phải bồi thường, trợ cấp theo quy...

Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động thì có được nhận thêm trợ cấp khuyết tật không?

Người khuyết tật thuộc đối tượng được hưởng nhiều chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội cùng loại chỉ được hưởng một chính sách trợ giúp cao...

Khám dịch vụ có được hưởng bảo hiểm y tế không?

Đối với các dịch vụ không được chỉ định theo yêu cầu chuyên môn hoặc không thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế: Người bệnh tự chi trả toàn bộ chi phí các dịch vụ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi