Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Doanh nghiệp - Đầu tư Giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài thương mại là gì?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 753 Lượt xem

Giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài thương mại là gì?

Trong nội dung bài viết này chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn về vấn đề: Giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài thương mại là gì?

 Khái niệm trọng tài thương mại 

Trọng tài là một phương thức pháp lý để giải quyết tranh chấp thương mại ngoài Tòa án, theo đó các bên tranh chấp thỏa thuận đưa tranh chấp của mình đến một trọng tài viên hay một hội đồng trọng tài để giải quyết theo quy định của luật áp dụng và chấp nhận chịu sự ràng buộc về mặt pháp lý, tuân thủ phán quyết của trọng tài viên hay của hội đồng trọng tài. Trọng tài thường được sử dụng để giải quyết các tranh chấp trong hoạt động thương mại, thường là thương mại quốc tế. 

Tại Anh, trọng tài ra đời trước khi các Tòa án của nhà vua được thành lập (trước khi có hệ thống common law). Các thương nhân sử dụng phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Tòa án Hoàng gia (Royal Courts) từ lúc bắt đầu phát triển thương mại trong nước và thương mại quốc tế và sử dụng trọng tài như một phương thức giải quyết tranh chấp thương mại phổ biến từ năm 224. Trong thời kỳ này, tòa án – chủ yếu quan tâm đến tranh chấp đất đai và những hành vi phương hại đến nền hòa bình của nhà vua – đã không thể thích ứng được với sự phát triển của thương mại và yêu cầu của các thương nhân.

Đến giữa thế kỷ 16, mặc dù thói quen và mong muốn sử dụng trọng tài để giải quyết tranh chấp thương mại vẫn được duy trì nhưng việc giải quyết tranh chấp thương mại không còn thuộc thẩm quyền tuyệt đối của trọng tài nữa vì các Tòa án thông luật (common law) đã phát triển và được trao quyền giải quyết các bất đồng đối với các vấn đề liên quan đến yếu tố nước ngoài.

Tuy nhiên, việc Tòa án truyền thống yêu cầu được đóng vai trò quan trọng đối với tranh chấp kinh doanh hoàn toàn không xuất phát từ sự ưa chuộng của cộng đồng thương nhân. Cùng với sự phát triển của thương mại, các thương nhân càng mong muốn có một phương thức giải quyết tranh chấp mà họ có thể trực tiếp tham gia giải quyết. Năm 1689, Luật Trọng tài đầu tiên được thông qua thừa nhận tính hợp pháp của thỏa thuận trọng tài và nâng cao giá trị pháp lý của phán quyết trọng tài. Đây được xem là luật thành văn đầu tiên về trọng tài ở Anh và đặt nền tảng cho các luật về trọng tài sau này. 

Tại Mỹ, đầu thế kỷ 20, Phòng Thương mại New York (New York Chamber of Commerce) đã phối hợp với Đoàn Luật sư New York (New York Bar Association) khởi xướng một chiến dịch nhằm chống lại quy tắc về hủy bỏ thỏa thuận trọng tài của tòa án. Năm 1920, Luật Trọng tài New York (New York Arbitration Act) được ban hành và khẳng định thỏa thuận trọng tài có hiệu lực pháp lý, không thể hủy bỏ và được đảm bảo thi hành. Đến năm 1933, 12 Bang của Hoa Kỳ đã thông qua các luật về trọng tài với quy định tương tự. Năm 1921, Hiệp hội Luật sư Hoa kỳ đã triển khai bản dự thảo Luật Trọng tài liên bang (Federal Arbitration Act) dựa trên hình mẫu của Luật Trọng tài New York. Bản dự thảo này được trình Quốc hội, với một ít sửa đổi và trở thành luật vào năm 1925.

Đặc điểm của trọng tài thương mại 

Giải quyết tranh chấp trong thương mại bằng trọng tài có những đặc điểm sau: 

Thứ nhất, Trọng tài thương mại là một loại hình tổ chức phi Chính phủ, hoạt động theo pháp luật và quy chế trọng tài, không nằm trong hệ thống cơ quan nhà nước. 

Trọng tài được thành lập theo yêu cầu của các bên tranh chấp (trọng tài vụ việc) hoặc theo sáng kiến của các trọng tài viên (trọng tài quy chế) sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép, chứ không phải được thành lập bởi Nhà nước. Các trung tâm trọng tài không nằm trong hệ thống cơ quan quản lý nhà nước, cũng không thuộc hệ thống cơ quan xét xử nhà nước như hệ thống tòa án. Hoạt động của trọng tài theo nguyên tắc tự trang trải mà không được cấp kinh phí hoạt động từ ngân sách nhà nước. 

Thứ hai, thẩm quyền giải quyết tranh chấp cụ thể của trọng tài phát sinh khi các bên thỏa thuận lựa chọn. Khi giữa các bên tranh chấp đã có một thỏa thuận trọng tài hợp pháp theo quy định của pháp luật thì việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là bắt buộc, khi đó tòa án sẽ được coi là không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đó nữa. 

Thứ ba, hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đảm bảo quyền tự định đoạt của các bên trong tranh chấp. Các bên có quyền lựa chọn trọng tài viên, lựa chọn quy tắc trọng tài, luật áp dụng để giải quyết tranh chấp…. Phiên họp giải quyết tranh chấp không diễn ra công khai. 

Thứ tư, phán quyết của trọng tài có giá trị chung thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị và có hiệu lực thi hành đối với các bên. Nếu một trong các bên không thi hành thì bên kia có quyền yêu cầu Toà án công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài. 

Thứ năm, trọng tài được hỗ trợ từ phía cơ quan nhà nước trong quá trình tố tụng cũng như hỗ trợ của Tòa án trong việc lựa chọn trọng tài viên, thu thập chứng cứ… Đây cũng là điểm khác biệt giữa giải quyết tranh chấp tại trọng tài với thương lượng và hòa giải. 

Các hình thức trọng tài thương mại

Trọng tài thương mại tồn tại dưới hai dạng cơ bản: Trọng tài vụviệc và trọng tài thường trực. 

Thứ nhất: Trọng tài vụ việc (ad-hoc) 

Trọng tài vụ việc là hình thức trọng tài không có cơ quan thường trực, do các bên tranh chấp lập ra để giải quyết các tranh chấp theo yêu cầu của các bên này. Trọng tài vụ việc là hình thức trọng tài không được tiến hành theo quy tắc của tổ chức trọng tài quy chế’. Các bên tranh chấp sẽ tự thỏa thuận thành lập hội đồng trọng tài vụ việc để giải quyết tranh chấp của mình, quy định quy tắc tố tụng và quyết định địa điểm xét xử. Trọng tài vụ việc do các bên thành lập để giải quyết từng vụ việc và tự giải tán khi tranh chấp được giải quyết xong. 

Trọng tài vụ việc không có trụ sở, không có bộ máy giúp việc và không lệ thuộc vào bất cứ một quy tắc xét xử nào. Trọng tài viên được các bên lựa chọn hoặc được chỉ định là người thỏa mãn các tiêu chuẩn, điều kiện làm trọng tài viên được quy định bởi pháp luật và có thể là người có tên trong hoặc ngoài danh sách trọng tài viên của bất kỳ trung tâm trọng tài nào. 

Về nguyên tắc, các bên khi yêu cầu trọng tài Ad-hoc xét xử có quyền lựa chọn thủ tục, các phương thức tiến hành tố tụng. Tuy nhiên, để tránh lãng phí thời gian cũng như công sức đầu tư vào việc xây dựng quy tắc tố tụng, các bên tranh chấp có thể thỏa thuận lựa chọn bất kỳ quy tắc tố tụng phổ biến nào, mà thông thường là quy tắc tố tụng của các trung tâm trọng tài có uy tín trong nước và quốc tế. 

– Trọng tài vụ việc là hình thức tổ chức đơn giản, khá linh hoạt, mềm dẻo về phương thức hoạt động nên nói chung phù hợp với những tranh chấp ít tình tiết phức tạp, có nhu cầu giải quyết nhanh chóng và các bên tranh chấp có kiến thức và hiểu biết về pháp luật, cũng như kinh nghiệm tố tụng. Trên thực tế, số lượng vụ việc giải quyết bằng trọng tài Ad-học không nhiều. 

Thứ hai: Trọng tài quy chế

Trọng tài quy chế là hình thức trọng tài hoạt động thường xuyên dưới hình thức tổ chức của một trung tâm trọng tài. Các trung tâm trọng tài được thành lập và tổ chức hoạt động tuân thủ các quy định của pháp luật quốc gia nơi tổ chức trọng tài đó thành lập và hoạt động. 

Về bản chất, trọng tài quy chế là những tổ chức trọng tài phi chính phủ, thông thường là các tổ chức xã hội – nghề nghiệp có chức năng giải quyết tranh chấp thương mại. Các tổ chức này có tư cách pháp nhân, có Điều lệ và quy tắc tố tụng riêng, có danh sách trọng tài viên và hoạt động hoàn toàn độc lập với nhau. 

Phần lớn các tổ chức trọng tài lớn, có uy tín trên thế giới đều tổ chức theo mô hình này dưới các tên gọi như: Trung tâm trọng tài, Uỷ ban trọng tài, Viện trọng tài, Hội đồng trọng tài quốc gia. 

– Theo pháp luật Việt Nam, trọng tài quy chế được tổ chức dưới dạng trung tâm trọng tài. Trung tâm trọng tài là tổ chức phi chính phủ, có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài khoản riêng, trụ sở giao dịch ổn định và hoạt động không vì mục đích lợi nhuận. 

Tổ chức và quản lý ở các trung tâm trọng tài rất đơn giản, gọn nhẹ. Cơ cấu tổ chức của trung tâm trọng tài gồm có ban điều hành và các trọng tài viên của trung tâm. Ban điều hành của trung tâm trọng tài gồm có chủ tịch, các phó chủ tịch trung tâm và có thể có tổng thư ký trung tâm trọng tài. Bên cạnh ban điều hành, trung tâm trọng tài còn có các trọng tài viên trong danh sách trọng tài viên của trung tâm. Các trọng tài viên tham gia vào việc giải quyết tranh chấp khi được lựa chọn hoặc chỉ định. 

Mỗi trung tâm trọng tài tự quyết định về lĩnh vực hoạt động (lĩnh vực tranh chấp mà trọng tài đó giải quyết) và có quy tắc tố tụng riêng. Về cơ bản, các đương sự không được lựa chọn thủ tục tố tụng tại trọng tài quy chế. 

Bên cạnh chất lượng các trọng tài viên, chính sự đơn giản và linh hoạt của quy tắc tố tụng chính là yếu tố khiến các bên tranh chấp lựa chọn trọng tài giải quyết vụ việc cho mình’. Quy tắc trọng tài UNCITRAL do Ủy ban về Luật Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc hay Bản quy tắc trọng tài của Phòng thương mại quốc tế ICC và một số công ước quốc tế có liên quan thường được coi là cơ sở, khuôn mẫu cho việc xây dựng quy tắc tố tụng của các trung tâm trọng tài. 

Ưu, nhược điểm của giải quyết tranh chấp trong thương mại băng trọng tài thương mại 

– Ưu điểm:

Tính chung thẩm của quyết định trọng tài không chỉ có giá trị bắt | buộc đối với các bên đương sự mà còn khiến các bên không thể kháng cáo, các bên chỉ có thể yêu cầu tòa án tuyên hủy phán quyết trọng tài. Tuy nhiên, khi tuyên hủy phán quyết trọng tài, tòa án không xem xét lại vụ việc. 

Quyết định trọng tài đạt được sự công nhận quốc tế thông qua một loạt các công ước quốc tế, đặc biệt là Công ước New York năm 1958 về công nhận và thi hành quyết định Trọng tài nước ngoài. Hiện nay đã có 157 quốc gia phê chuẩn công ước này”. 

Năng lực chuyên môn của các trọng tài viên về lĩnh vực phát sinh tranh chấp tốt hơn so với các thẩm phán chỉ am hiểu pháp luật. 

Thủ tục tố tụng trọng tài linh hoạt. Đa số các quy tắc tố tụng trọng tài quy định rất linh hoạt việc xác định thủ tục trọng tài, phiên họp giải quyết tranh chấp, thời hạn, địa điểm diễn ra phiên họp giải quyết tranh chấp, nơi các trọng tài viên gặp gỡ, thời gian soạn thảo quyết định trọng tài. 

Các phiên họp giải quyết tranh chấp của trọng tài không được tổ chức công khai và chỉ có các bên nhận được quyết định. Đây là một ưu điểm lớn của tố tụng trọng tài khi vụ kiện liên quan tới các bí mật thương mại và phát minh. 

–  Nhược điểm:

Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Tòa án, các trung tâm trọng tài không nằm trong bộ máy nhà nước do đó không có tính cưỡng chế nhà nước. Điều này khiến cho việc trọng tài thu thập chứng cứ, triệu tập người làm chứng hay áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời khó khăn. 

Một nhược điểm nữa của phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đó chính là chi phí trọng tài cao. 

Đánh giá bài viết:
5/5 - (4 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Có được gia hạn thời gian góp vốn điều lệ công ty không?

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp giải đáp: Có được gia hạn thời gian góp vốn điều lệ công ty không? Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mức phạt chậm góp vốn điều lệ mới nhất

Chậm góp vốn điều lệ sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, đồng thời phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng số vốn đã...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi