Doanh nghiệp có được quyền quyết định nội dung con dấu không?
Trải qua tiến trình hội nhập và phát triển thì quan điểm pháp lý về con dấu doanh nghiệp cũng có nhiều thay đổi, ngày càng bao quát hơn, “cởi trói” nhiều quy định về thủ tục hành chính rườm rà, từ đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp có cơ hội tự do phát triển.
Con dấu là một vật không thể thiếu đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào. Khi thực hiện các giao dịch hay hợp đồng, con dấu được xem như là chữ ký của doanh nghiệp và thể hiện giá trị pháp lý của các văn bản. Con dấu là một biểu tượng của doanh nghiệp và giúp cho mọi người có thể phân biệt được các doanh nghiệp khác nhau. Cùng với đó, nhiều người thắc mắc liệu doanh nghiệp có được quyền quyết định nội dung con dấu không?
Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có lời giải đáp.
Thay đổi trong quy định của pháp luật về con dấu doanh nghiệp
Trải qua tiến trình hội nhập và phát triển thì quan điểm pháp lý về con dấu doanh nghiệp cũng có nhiều thay đổi, ngày càng bao quát hơn, “cởi trói” nhiều quy định về thủ tục hành chính rườm rà, từ đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp có cơ hội tự do phát triển. Sự thay đổi trong quy định của pháp luật về con dấu doanh nghiệp được thể hiện như sau:
Về hình thức, nội dung của con dấu
Luật Doanh nghiệp năm 1999 là Luật Doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam. Đây cũng chính là văn bản pháp lý đầu tiên chính thức ghi nhận về khái niệm “con dấu doanh nghiệp”. Theo đó, Khoản 3 Điều 24 Luật doanh nghiệp 1999 quy định: “Doanh nghiệp có con dấu riêng theo quy định của Chính phủ”. Có thể thấy khái niệm này còn khá chung chung, chưa chi tiết về hình thức, nội dung của con dấu doanh nghiệp và vẫn phải phải tuân theo khuôn mẫu của cơ quan Nhà nước – Chính phủ.
Đến Nghị định 58/2001/NĐ-CP về quản lý và sử dụng con dấu thì hình thức của con dấu doanh nghiệp đã được đề cập, theo đó tổ chức kinh tế được quy định theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; Luật Khuyến khích đầu tư trong nước; Luật Hợp tác xã và các tổ chức kinh tế khác theo quy định của pháp luật,… thì sử dụng con dấu không có hình Quốc huy. Thêm vào đó mẫu con dấu phải được đăng ký tại cơ quan công an và mực in dấu thống nhất dùng màu đỏ.
Với Luật Doanh nghiệp 2005, quy định về con dấu đã được triển khai thành một điều luật riêng biệt, tuy nhiên thông tin cũng chỉ mang tính tổng hợp các quy phạm pháp luật đó.
Luật Doanh nghiệp 2014 được coi là sự đột phá trong việc quản lý của Nhà nước về con dấu doanh nghiệp. Theo đó, lần đầu tiên pháp luật ghi nhận quyền tự quyết định của doanh nghiệp về hình thức và nội dung của con dấu. Tuy nhiên, nội dung con dấu phải thể hiện hai nội dung sau: (i) Tên doanh nghiệp; và (ii) Mã số doanh nghiệp. Đây là hai thông tin căn bản nhất để nhận diện và phân biệt giữa con dấu của các doanh nghiệp với nhau. Bên cạnh nội dung thì doanh nghiệp cũng được tự do lựa chọn hình dạng, kích thước của con dấu mà không bị dập theo khuôn mẫu nhất định. Tuy nhiên, nội dung, hình ảnh con dấu không được phép bao gồm:
– Quốc kỳ, Quốc huy, Đảng kỳ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
– Hình ảnh, biểu tượng, tên của nhà nước, cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp;
– Từ ngữ, ký hiệu và hình ảnh vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong, mỹ tục của dân tộc Việt Nam.
So với Luật doanh nghiệp 2014, Luật doanh nghiệp 2020 là bước cải tiến vượt bậc không chỉ phát triển dựa trên những quy định trước đó mà còn mở rộng, cập nhật để phù hợp với sự thay đổi của xã hội. Cụ thể, theo khoản 2 Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp không chỉ được tự chủ trong việc quyết định về nội dung, hình thức mà còn được lựa chọn loại dấu theo truyền thống (làm tại cơ sở khắc dấu) hoặc dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Về số lượng con dấu
Trong những quy định đầu tiên về con dấu doanh nghiệp, doanh nghiệp không chỉ bị giới hạn về số lượng con dấu khi “chỉ được sử dụng một con dấu” mà thủ tục để cấp lại hoặc có thêm 01 con dấu có nội dung như con dấu thứ nhất đều rất phức tạp, phải làm việc với nhiều cơ quan nhà nước khác nhau. Đến Luật doanh nghiệp 2005 đã phần nào khắc phục được hạn chế này. Theo đó, doanh nghiệp có thể sử dụng con dấu thứ hai trong trường hợp cần thiết và được sự đồng ý của cơ quan cấp dấu.
Luật doanh nghiệp 2014 và Luật doanh nghiệp 2020 đã hoàn toàn trao quyền quyết định số lượng con dấu cho doanh nghiệp. Cụ thể là Chủ doanh nghiệp tư nhân đối với doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần quyết định số lượng con dấu trừ khi Điều lệ công ty có quy định khác và số lượng con dấu phải được ghi vào trong Điều lệ công ty.
Về quản lý và sử dụng và lưu trữ con dấu
Trước khi Luật Doanh nghiệp 2014 có hiệu lực thì Nhà nước là chủ thể duy nhất có quyền quản lý, quyết định việc sử dụng con dấu của doanh nghiệp. Hạn chế này đã được khắc phục tại Điều 15 Nghị định 96/2015/NĐ-CP. Theo đó, việc quản lý và sử dụng và lưu trữ con dấu sẽ do doanh nghiệp quyết định và được quy định cụ thể trong Điều lệ công ty. Quy định này tiếp tục được kế thừa và phát triển tại khoản 3 Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020, theo đó doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung con dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.
Về thủ tục đăng ký con dấu
Thay vì phải đăng ký mẫu dấu với cơ quan Công an như trước đây thì từ Luật Doanh nghiệp 2014 trở đi doanh nghiệp được hoàn toàn chủ động trong việc làm con dấu. Doanh nghiệp có thể tự khắc dấu hoặc đến cơ sở khắc dấu để làm con dấu. Trước khi sử dụng con dấu, doanh nghiệp chỉ cần gửi thông báo mẫu dấu đến cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng Thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Tới Luật Doanh nghiệp 2020, thủ tục thông báo mẫu con dấu đã được loại bỏ hoàn toàn dựa trên thực tế vai trò của con dấu truyền thống đã dần bị lu mờ và thay thế bởi dấu dưới hình thức chữ ký số trong thời đại bùng nổ của các giao dịch điện tử.
Doanh nghiệp có được quyền quyết định nội dung con dấu không?
Từ những nội dung đã phân tích ở trên, có lẽ quý độc giả đã trả lời được câu hỏi Doanh nghiệp có được quyền quyết định nội dung con dấu không? Theo đó, Khoản 2 Điều 43 Luật Doanh nghiệp hiện hành đã ghi nhận quyền tự quyết định nội dung con dấu của doanh nghiệp. Ngoài ra, pháp luật cũng thừa nhận quyền quyết định loại dấu, số lương, hình thức con dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.
Theo đó, doanh nghiệp được phép lựa chọn các nội dung có trên con dấu của doanh nghiệp. Có thể bao gồm: Tên và mã số doanh nghiệp, logo, slogan hay những nội dung khác không trái quy định của pháp luật.
Về hình thức của con dấu, doanh nghiệp có thể lựa chọn con dấu là hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật, hình thang, hình thoi, hình elip hay các hình đa giác khác. Con dấu có thể có hình hoa, hình bướm, hình cá, hình chim tuỳ ý. Và con dấu của doanh nghiệp có thể mang bất kỳ màu gì: Xanh, đỏ, tím, vàng, cam, đen hoặc màu tím….
Trên đây là nội dung bài viết Doanh nghiệp có được quyền quyết định nội dung con dấu không? mà chúng tôi gửi đến bạn đọc. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Điều Kiện Thành Lập Doanh Nghiệp Chế Xuất Tại Việt Nam
Luật Hoàng Phi sẽ đưa ra cho các bạn những thông tin cụ thể về điều kiện thành lập doanh nghiệp chế xuất theo đúng quy định của pháp luật hiện...
Doanh nghiệp được thành lập bao nhiêu văn phòng đại diện?
Căn cứ vào khoản 1 điều 45 Luật doanh nghiệp 2020: Doanh nghiệp có quyền lập chi nhánh, VPĐD ở trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh, VPĐD tại một địa phương theo địa giới hành...
Cách Ghi Ngành Nghề Kinh Doanh Trong Hồ Sơ Đăng Ký Kinh Doanh
Ngành nghề kinh doanh là bắt buộc phải ghi trong hồ sơ đăng ký thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, cách ghi ngành nghề như thế nào cho đúng cũng là một vấn đề không đơn giản với người chưa có kinh nghiệm, hãy liên hệ với Luật Hoàng Phi nếu khách hàng cần được tư vấn về ngành nghề kinh...
Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên diễn ra tối thiểu bao nhiêu lần?
Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên diễn ra tối thiểu mỗi năm một lần, ngoài cuộc họp thường niên thì Đại hội đồng cổ đông có thể họp bất...
Công ty tư nhân là gì? Đặc điểm của công ty tư nhân?
Công ty tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp, công ty tư nhân còn được hiểu chính là doanh nghiệp tư...
Xem thêm