Độ tuổi chịu trách nhiệm hành chính?
Trách nhiệm hành chính là một trong những trách nhiệm pháp lý được áp dụng cho các cá nhân, tổ chức và được pháp luật quy định cụ thể.
Trong pháp luật Việt Nam, mỗi một loại trách nhiệm pháp lý sẽ có những quy định riêng khác nhau và mang những đặc điểm khác nhau. Vậy trách nhiệm hành chính là gì? Độ tuổi chịu trách nhiệm hành chính được pháp luật quy định như thế nào?
Trách nhiệm hành chính là gì?
Trách nhiệm hành chính là trách nhiệm thi hành nghĩa vụ do pháp luật hành chính quy định và những trách nhiệm phát sinh do vi phạm nghĩa vụ đó gây ra, các hình thức xử lý hành chính bao gồm cảnh cáo, phạt tiền, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Đặc điểm của trách nhiệm hành chính?
Trách nhiệm hành chính mang những đặc điểm như sau:
– Trách nhiệm hành chính là loại trách nhiệm phái sinh và là chịu trách nhiệm trước nhà nước chứ không phải cá nhân, tổ chức nào;
– Trách nhiệm hành chính phát sinh khi có vi phạm hành chính xảy ra;
– Trách nhiệm hành chính mang tính chất ít nghiêm khắc hơn so với trách nhiệm hình sự, người phải chịu trách nhiệm hành chính sẽ không mang án tích và phần lớn do các cơ quan quản lý nhà nước áp dụng chứ không phải Tòa án;
– Trách nhiệm hành chính áp dụng với mọi công dân và không tồn tại mối quan hệ trực thuộc giữa người bị xử phạt và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xử phạt.
Trên đây là giải đáp cho định nghĩa về trách nhiệm hành chính và để hiểu hơn vè trách nhiệm hành chính, nội dung tiếp theo chúng tôi sẽ đưa ra quy định về độ tuổi chịu trách nhiệm hành chính.
Vi phạm hành chính là gì?
Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính (Khoản 2 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012).
Bên cạnh việc tìm hiểu về vi phạm hành chính thì quý vị cần hiểu về xử phạt vi phạm hành chính. Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền áp dụng các hình thức xử phạt đối với cá nhân, tổ chức thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật hành chính.
Việc xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo các nguyên tắc như sau:
– Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện và ngăn chặn kịp thời, phải được xử lý nghiêm minh.
– Xử lý vi phạm hành chính phải được thực hiện nhanh chóng, công khai, khách quan và đúng thẩm quyền, đảm bảo tính công bằng và đúng theo quy định của pháp luật;
– Xử lý vi phạm hành chính cần phải được căn cứ vào mức độ, tính chất, hành vi, đối tượng cũng như các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hành chính theo quy định của pháp luật;
– Chỉ xử lý vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính xảy ra;
– Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính và chủ thể bị xử phạt có quyền chứng minh mình không vi phạm hành chính;
– Nếu cùng một hành vi vi phạm hành chính thì tổ chức sẽ bị phạt tiền với mức bằng 02 lần mức phạt so với cá nhân.
Độ tuổi chịu trách nhiệm hành chính?
Theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 5 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định tuổi chịu trách nhiệm hành chính là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.
Ngoài ra, một số trường hợp đặc biệt đối với lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân, cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính cũng là đối tượng điều chỉnh và phải chịu trách nhiệm hành chính theo quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Như vậy, có thể hiểu, người từ đủ 16 tuổi phải chịu mọi trách nhiệm hành chính do vi phạm và một số trường hợp, người từ đủ 14 tuổi phải chịu xử lý vi phạm hành chính.
Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự?
– Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật hình sự có quy định khác.
– Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu TNHS về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các Điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của BLHS; trong đó:
+ Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;
+ Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Hoàng Phi về độ tuổi chịu trách nhiệm hành chính và một số vấn đề có liên quan, mọi thắc mắc Quý khách hàng vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn 19006557.
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Thủ tục xin cấp giấy xác nhận dân sự mới nhất 2025?
Khi tuyển dụng người lao động, người sử dụng thường yêu cầu phải cung cấp Giấy xác nhận dân sự (hay Giấy xác nhận nhân sự hoặc Giấy xác nhận hạnh kiểm). Tổng đài 1900 6557 tư vấn một số thông tin về loại giấy tờ này để khách hàng tham...
Cha mẹ cho con đất có cần chữ ký của những người con khác không?
Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng...
Địa vị pháp lý của người sử dụng đất là gì?
Người sử dụng đất là các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho phép sử dụng đất bằng một trong các hình thức giao đất, cho thuê đất, cho phép nhận chuyển QSDĐ hoặc công nhận QSDĐ; có quyền và nghĩa vụ mà pháp luật quy định trong thời hạn sử dụng...
Người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật
Luật sư tư vấn giúp làm thế nào để xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ? Xin cảm ơn Luật...
Tư vấn Phòng vệ chính đáng qua Tổng đài tư vấn 19006557
Phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả lại người đang xâm phạm đến quyền lợi chính đáng và sức khỏe của mình. Tuy nhiên, trên thực tế có một số người có những hành vi chống trả lại một cách quá mức và họ rất lúng túng không biết hành vi đó có phạm tội hay...
Xem thêm