Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Điều kiện kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp
  • Thứ ba, 13/06/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1099 Lượt xem

Điều kiện kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp

Để hiểu rõ hơn về Điều kiện kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp, chúng tôi xin cung cấp đến Quý bạn đọc bài viết dưới đây:

Điều kiện về kinh doanh là một trong những yếu tố mà doanh nghiệp cần phải đáp ứng khi thành lập doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn về Điều kiện kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp, chúng tôi xin cung cấp đến Quý bạn đọc bài viết dưới đây:

Điều kiện kinh doanh và ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là gì?

Điều kiện kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp như thế nào?

Điều kiện kinh doanh khác biệt với điều kiện thành lập doanh nghiệp, theo đó, điều kiện kinh doanh được quy định và áp dụng đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý, kiểm tra và giám sát thực hiện.

Điều kiện kinh doanh là những yêu cầu, điều kiện mà doanh nghiệp phải đáp ứng trong quá trình hoạt động kinh doanh ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng.

Quốc hội là cơ quan quyết định Danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Điều kiện kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp có những đặc điểm gì?

Điều kiện kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp có các đặc trưng sau:

Thứ nhất: về chủ thể ban hành điều kiện kinh doanh

Quốc hội là cơ quan có thẩm quyền quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Điều kiện đầu tư kinh doanh cụ thể đối với mỗi ngành, nghề do Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chính phủ quy định, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ thông qua việc ban hành Luật, pháp lệnh, Nghị định. Hiện nay, Nghị định là văn bản chủ yếu quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong các lĩnh vực khác nhau.

Thứ hai: Về phạm vi áp dụng điều kiện kinh doanh

Điều kiện đầu tư kinh doanh áp dụng với các chủ thể có đăng ký kinh doanh nhành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Thứ ba: Về đối tượng thực hiện quy định về điều kiện kinh doanh

Đối tượng thực hiện quy định về điều kiện kinh doanh là các chủ thể kinh doanh có đăng ký kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Thứ tư: Về thẩm quyền công nhận, xác nhận đủ điều kiện kinh doanh

Tùy thuộc vào ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành sẽ có thẩm quyền công nhận, xác nhận điều kiện kinh doanh.

Phân loại điều kiện đầu tư kinh doanh

Dựa vào nội dung của điều kiện đầu tư kinh doanh có thể phân thành các loại Điều kiện kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp:

– Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật: Tùy thuộc vào yêu cầu cần thiết đối với mỗi ngành, nghề kinh doanh có điều kiện pháp luật quy định một số điều kiện về vị trí hoạt động sản xuất, kinh doanh, điều kiện về diện tích kho bãi, cửa hàng, hàng rào ngăn cách, điều kiện về phương tiện vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, hệ thống thông tin phần mềm, hệ thống camera…

– Điều kiện về nhân sự: Điều kiện về nhân sự là điều kiện về con người với các yêu cầu về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp được quy định phù hợp với mỗi ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Dựa vào cách thức thực hiện điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục xác nhận việc đáp ứng các điều kiện đầu tư kinh doanh có thể chia thành hai loại:

– Loại điều kiện kinh doanh cần thực hiện thủ tục xác nhận bằng văn bản: Thuộc nhóm này, doanh nghiệp phải làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.

Trong một số trường hợp pháp luật tuy không yêu cầu doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục xin phép hoặc đăng ký để được cấp giấy chứng nhận hoặc giấy phép nhưng yêu cầu doanh nghiệp thực hiện thủ tục công bố công khai việc đáp ứng các điều kiện kinh doanh tại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

– Loại điều kiện kinh doanh do doanh nghiệp tự thực hiện, không phải làm thủ tục xác nhận hoặc xin phép: Thuộc nhóm này, doanh nghiệp tự đối chiếu các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, điều kiện về nhân sự và có nghĩa vụ tuân thủ trong suốt quá trình hoạt động.

Thủ tục bổ sung đối với doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh những ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện

Khi có hoạt động kinh doanh ngành, nghề thuộc nhóm ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục xác nhận hoặc thông báo đủ điều kiện kinh doanh.

Thủ tục này được thực hiện sau khi doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc sau khi doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện trong quá trình hoạt động.

Điều kiện thành lập doanh nghiệp là gì?

Bên cạnh điều kiện kinh doanh thì các điều kiện thành lập doanh nghiệp cũng rất được quan tâm, điều kiện thành lập doanh nghiệp như sau:

Điều kiện về chủ thể thành lập doanh nghiệp:

Điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về chủ thể thành lập, cụ thể:

– Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định dưới đây:

+ Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

+ Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;

+ Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;

+ Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật doanh nghiệp, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

+ Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

+ Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.

Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;

+ Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Điều kiện về ngành nghề kinh doanh

Doanh nghiệp được phép kinh doanh các ngành nghề mà pháp luật không cấm, phải đảm bảo các điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật có liên quan.

Điều kiện về tên doanh nghiệp

– Tên công ty bao gồm 2 thành tố đó là: loại hình doanh nghiệp và tên riêng. Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

– Tên công ty không được vi phạm các điều cầm sau:

– Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định tại Điều 41 của Luật doanh nghiệp.

– Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

– Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Điều kiện về trụ sở chính của doanh nghiệp

Trụ sở chính của doanh nghiệp phải có địa chỉ xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

Trụ sở chính không được là nhà chung cư, nhà tập thể không có chức năng kinh doanh thương mại.

Trên đây là những thông tin mà chúng tôi gửi đến Qúy bạn đọc về vấn đề Điều kiện kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp. Trong quá trình tham khảo nội dung bài viết, Khách hàng có vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ Tổng đài 1900 6557 của Luật Hoàng Phi để được giải đáp.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mức phạt vi phạm hành chính hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp...

Có được mở tiệm chơi game ở gần trường học không?

Tổ chức, cá nhân chỉ được thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khi có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công...

Quán net có được hoạt động xuyên đêm?

Quán net sẽ không được hoạt động xuyên đêm mà thời gian mở cửa chính xác đó là vào 8 giờ sáng và thời gian đóng cửa muộn nhất là 22 giờ...

Đánh đập, hành hạ vật nuôi bị xử lý thế nào?

Điều 29 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về hoạt động chăn nuôi, đối xử nhân đạo với vật nuôi, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn trong đó có quy định về xử phạt vi phạm đối với hành vi đánh đập, hành hạ vật...

Giấy khai sinh không có tên cha có ảnh hưởng gì không?

Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi