Trang chủ Dịch vụ Sở hữu trí tuệ Thủ tục đăng ký thương hiệu tên chương trình truyền hình
  • Thứ ba, 23/01/2024 |
  • Dịch vụ Sở hữu trí tuệ |
  • 251 Lượt xem

Thủ tục đăng ký thương hiệu tên chương trình truyền hình

Tra cứu thương hiệu trước khi Đăng ký thương hiệu tên chương trình truyền hình không phải là thủ tục bắt buộc nhưng nên thực hiện vì đây là một khâu quan trọng trong quy trình đăng ký bảo hộ thương hiệu.

Ngành giải trí hiện nay không chỉ là cuộc chạy đua giữa các nghệ sỹ mà cũng dần trở thành chiến trường của những chương trình với mức độ phủ sóng ngày càng rộng khắp. Các công ty sản xuất chương trình ngày một đa dạng và chuyên nghiệp hóa, Đăng ký thương hiệu tên chương trình truyền hình như thế nào?

Lợi ích khi đăng ký thương hiệu tên chương trình truyền hình

– Mục đích của việc Đăng ký thương hiệu tên chương trình truyền hình là hướng tới việc đảm bảo quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho chủ sở hữu thương hiệu. Quyền sở hữu thương hiệu sẽ phát sinh khi chủ thể đăng ký bảo hộ thành công đối với thương hiệu đó.

– Đăng ký bảo hộ thương hiệu góp phần nâng cao giá trị hàng hóa, dịch vụ, khi thương hiệu được bảo hộ thì hàng hóa, dịch vụ mang thương hiệu sẽ tạo được sự tin cậy, tăng sự bảo đảm cho người tiêu dùng.

– Khi đăng ký thương hiệu sản phẩm, bạn sẽ được pháp luật bảo hộ toàn diện. Theo đó, không có bất kỳ cá nhân, tổ chức nào có quyền sử dụng thương hiệu tương tự như bạn, trong cùng lĩnh vực. Điều này giúp sản phẩm của bạn là độc quyền trên thị trường, góp phần hạn chế tối đa sự nhầm lẫn của người tiêu dùng.

Phân nhóm hàng hóa/ dịch vụ khi đăng ký thương hiệu tên chương trình truyền hình

Để xác định thương hiệu có khả năng phân biệt hay không cần đặt nó kèm theo hàng hóa, dịch vụ. Do đó, trong tờ khai khi đăng ký thương hiệu có kèm theo danh mục hàng hóa, dịch vụ. Danh mục hàng hóa, dịch vụ này cần được phân nhóm phù hợp với bảng phân loại quốc tế về hàng hoá, dịch vụ (theo Thoả ước Nice lần thứ 11).

Tên chương trình truyền hình theo phân loại này được xếp vào nhóm 41 và có thể mô tả như sau:

Nhóm 41: Các dịch vụ giải trí với bản chất là các loạt phim truyền hình và phim đang diễn ra trong các lĩnh vực phiêu lưu hành động, hoạt hình, anime, tiểu sử, kinh điển, hài kịch, tội phạm, phim tài liệu, chính kịch, lòng tin, gia đình, giả tưởng, phim đen (phim tội phạm nhấn mạnh thái độ hoài nghi và động lực liên quan đến tình dục), lịch sử, kinh dị, quốc tế, âm nhạc, bí ẩn, lãng mạn, khoa học viễn tưởng, thể thao, giật gân, chiến tranh và phương tây; cung cấp dịch vụ giải trí thông qua mạng truyền thông toàn cầu dưới dạng trang web có nhiều thông tin giải trí đa dạng được quan tâm chung liên quan đến phim điện ảnh, chương trình truyền hình, video ca nhạc, clip phim, ảnh và các tài liệu đa phương tiện khác; cung cấp các video clip trực tuyến không thể tải xuống được và nội dung kỹ thuật số đa phương tiện khác có chứa âm thanh, video, tác phẩm nghệ thuật và/hoặc văn bản từ hoặc liên quan đến một bộ phim truyền hình đang chiếu; cung cấp thông tin giải trí thông qua một trang web; cung cấp các bộ phim và chương trình truyền hình không thể tải xuống được thông qua dịch vụ truyền video theo yêu cầu; cung cấp thông tin, đánh giá và khuyến nghị về phim và chương trình truyền hình qua trang web và các dịch vụ truyền video theo yêu cầu; các dịch vụ giải trí có tính chất tổ chức các cuộc triển lãm và hội nghị liên quan đến truyền hình và điện ảnh, và các nhân vật truyền hình và điện ảnh; các dịch vụ giải trí có tính chất phát triển, sáng tạo, sản xuất, phân phối và hậu kỳ phim điện ảnh, chương trình truyền hình, sự kiện đặc biệt và nội dung giải trí đa phương tiện; các dịch vụ giải trí có tính chất của một buổi biểu diễn sân khấu trực tiếp, biểu diễn âm nhạc hoặc hài kịch; dịch vụ công viên giải trí; dịch vụ câu lạc bộ người hâm mộ; sản xuất và phát hành phim điện ảnh và chương trình truyền hình; dịch vụ trò chơi trực tuyến và cung cấp trò chơi máy tính, trò chơi điện tử và trò chơi video trực tuyến; cung cấp việc sử dụng tạm thời các trò chơi tương tác không thể tải xuống được.

Có cần tra cứu thương hiệu trước khi đăng ký không?

Tra cứu thương hiệu trước khi Đăng ký thương hiệu tên chương trình truyền hình không phải là thủ tục bắt buộc nhưng nên thực hiện vì đây là một khâu quan trọng trong quy trình đăng ký bảo hộ thương hiệu để tránh tình trạng đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu bị trả về do các vấn đề bị trùng hay gây nhầm lẫn.

Có thể tra cứu thương hiệu theo cách thức như sau:

– Tra cứu trực tuyến: Việc tra cứu thương hiệu nộp đơn tại Việt Nam có thể thực hiện qua thư viện số về sở hữu công nghiệp trên nền tảng WIPO Publish.

Truy cập qua đường http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php.

– Tra cứu nâng cao: Là việc tra cứu thương hiệu được thực hiện với sự trợ giúp của chuyên viên tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Để tiến hành tra cứu nhãn hiệu nâng cao, khách hàng sẽ ủy quyền cho một tổ chức đại diện quyền sở hữu trí tuệ làm việc với một chuyên viên để tiến hành gửi hồ sơ tra cứu thương hiệu cho chuyên viên, chuyên viên sẽ trực tiếp tra cứu trên cơ sở dữ liệu của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Với cách tra cứu này, kết quả tra cứu có thể đánh giá được trên 90% khả năng được bảo hộ của nhãn hiệu. Tuy nhiên cần lưu ý hình thức tra cứu này sẽ mất phí tra cứu.

Hồ sơ đăng ký thương hiệu tên chương trình truyền hình

Khi Đăng ký thương hiệu tên chương trình truyền hình thì việc chuẩn bị hồ sơ có vai trò rất quan trọng bởi vì nếu hồ sơ thiếu thì sẽ phải bổ sung dẫn đến kéo dài thời gian thực hiện thủ tục.

Hồ sơ đăng ký thương hiệu bao gồm:

02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu, đánh máy theo mẫu số 04-NH Phụ lục A của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN;

– 05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo;

– Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận.

– Chứng từ nộp phí, lệ phí.

– Văn bản của UBND tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu.

– Bản đồ khu vực địa lý.

– Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng của sản phẩm mang nhãn hiệu.

– Một số loại tài liệu khác, cụ thể:

+ Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn đăng ký nộp thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp).

+ Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu có).

+ Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác.

+ Tài liệu xác nhận quyền đăng ký.

+ Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt.

Khi chuẩn bị hồ sơ cần lưu ý mẫu nhãn hiệu kèm theo phải giống hệt mẫu nhãn hiệu dán trên tờ khai đơn đăng ký kể cả về kích thước và màu sắc.

Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm. Nếu yêu cầu bảo hộ màu sắc thì tất cả các mẫu nhãn hiệu trên tờ khai và kèm theo đều phải được trình bày đúng màu sắc cần bảo hộ).

Nộp hồ sơ đăng ký thương hiệu tên chương trình truyền hình ở đâu?

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ Đăng ký thương hiệu tên chương trình truyền hình người nộp đơn có thể lựa chọn hình thức nộp đơn giấy hoặc hình thức nộp đơn trực tuyến qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể:

– Hình thức nộp đơn giấy: Người nộp đơn có thể nộp đơn đăng ký thương hiệu trực tiếp hoặc qua dịch vụ của bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ:

+ Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ theo địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

+ Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

+ Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Trường hợp nộp hồ sơ đơn đăng ký nhãn hiệu qua bưu điện, người nộp đơn cần chuyển tiền qua dịch vụ của bưu điện, sau đó phô tô Giấy biên nhận chuyển tiền gửi kèm theo hồ sơ đơn đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ để chứng minh khoản tiền đã nộp.

– Hình thức nộp đơn trực tuyến: Điều kiện để nộp đơn trực tuyến là gười nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền SHCN.

Những lưu ý khi đăng ký thương hiệu tên chương trình truyền hình

Khi Đăng ký thương hiệu tên chương trình truyền hình muốn đạt được kết quả cao cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

– Nắm vững được danh mục đối tượng không được bảo hộ dưới dạng thương hiệu để thiết kế và lựa chọn thương hiệu bảo hộ cho phù hợp.

– Thiết kế thương hiệu sao cho có khả năng phân biệt: Dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và không thuộc các trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 74 Luật sở hữu trí tuệ.

– Cần tìm hiểu kỹ quy định của pháp luật về thành phần hồ sơ, các yêu cầu riêng về giấy tờ, tài liệu trong đơn đăng ký thương hiệu sản phẩm để hồ sơ được chấp thuận ngay lần đầu tiên nộp.

Dịch vụ đăng ký thương hiệu do Luật Hoàng Phi cung cấp

Hiện nay có rất nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ đăng ký thương hiệu tuy nhiên quý khách hàng cần lựa chọn được một đơn vị cung cấp dịch vụ uy tín. Là đơn vị có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đăng ký thương hiệu Luật Hoàng Phi sẽ hỗ trợ quý khách hàng các vấn đề như:

– Tư vấn các quy định của pháp luật về đăng ký thương hiệu.

– Soạn thảo hồ sơ đăng ký thương hiệu và nộp hồ sơ đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền.

– Nhận giấy chứng nhận và bàn giao kết quả cho khách hàng.

Quý khách hàng chỉ cần cung cấp những thông tin cần thiết liên quan đến thương hiệu dự định đăng ký mọi vấn đề còn lại về soạn thảo hồ sơ và nộp hồ sơ chúng tôi sẽ thực hiện nhanh chóng nhất.

Mọi vấn đề cần tư vấn hoặc hỗ trợ về thủ tục đăng ký thương hiệu quý khách hàng hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo số 0981.378.999.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ bao gồm những hàng hóa nào?

Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này bao gồm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, hàng hóa giả mạo chỉ dẫn địa lý, hàng hóa sao chép lậu quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều...

Nhãn hiệu tập thể là gì? Ai có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể

Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu...

Tài liệu chứng minh nhãn hiệu nổi tiếng gồm những gì?

Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng và thuộc về chủ sở hữu nhãn hiệu đó mà không cần thủ tục đăng...

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động thuộc về ai?

Tranh chấp lao động là gì? Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát...

Đăng ký thương hiệu bông tẩy trang

Đăng ký thương hiệu bông tẩy trang là một phương thức giúp công bố thương hiệu của doanh nghiệp tới công chúng. Khi thương hiệu đăng ký bảo hộ được công bố, một bộ phận lớn khách hàng sẽ được tiếp cận với thương...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi