Trang chủ Dịch vụ Sở hữu trí tuệ Quy trình đăng ký thương hiệu độc quyền cho gia vị
  • Thứ năm, 02/11/2023 |
  • Dịch vụ Sở hữu trí tuệ |
  • 1448 Lượt xem

Quy trình đăng ký thương hiệu độc quyền cho gia vị

Việc đăng ký bảo hộ thương hiệu hiện nay rất phổ biến, tuy nhiên, không phải ai cũng có kiến thức đầy đủ về pháp luật sở hữu trí tuệ nói chung và kiến thức về thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu nói riêng.

Hiện nay các  sản phẩm hỗ trợ  nấu ăn ngày càng được ưa chuộng. Từ đó ngành sản xuất này hiện nay và trong tương lai ngày càng phát triển mạnh mẽ. đi kèm với  đó là các sản phẩm mới ra đời ngày càng nhiều. Theo đó, nhu cầu Đăng ký thương hiệu độc quyền cho gia vị ngày càng lớn.

Bài Viết này Công ty Luật Hoàng Phi sẽ cung cấp những vấn đề hữu ích trên tới Quý vị.

Vì sao nên đăng ký thương hiệu độc quyền cho gia vị?

Đăng ký thương hiệu độc quyền hiện nay không phải là thủ tục bắt buộc nhưng được nhiều tổ chức, cá nhân lựa chọn thực hiện bởi vì:

– Đăng ký thương hiệu độc quyền cho gia vị sẽ xác lập quyền sở hữu thương hiệu: Chủ thương hiệu được xác nhận quyền ưu tiên tính từ ngày nộp đơn đăng ký. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký, chủ thương hiệu được xác lập quyền sở hữu thương hiệu độc quyền.

Đăng ký bảo hộ thương hiệu là căn cứ pháp lý bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu khi có bất kỳ vi phạm trái phép nào diễn ra đối với thương hiệu. Đồng thời các chủ thể mới cũng dựa vào đó để tránh vi phạm thương hiệu của chủ thể khác. 

– Thúc đẩy hoạt động quảng bá thương hiệu, tạo sự tin tưởng trong quan hệ với khách hàng, đối tác. 

Xác định nhóm khi đăng ký thương hiệu độc quyền cho gia vị

Nhóm 30 tại bảng phân loại hàng hoá dịch vụ Ni – Xơ  bao gồm: Cà phê, chè, ca cao và cà phê nhân tạo; gạo, mì sợi và mì ống; bột sắn và bột cọ; bột và chế phẩm từ ngũ cốc; bành mì, bánh ngọt và bánh kẹo; sô cô la; kem; kem trái cây và các loại đá lạnh khác ăn được; đường, mật ong, nước mật đường; men, một nở; muối, gia vị, thảo mộc đã bảo quản; dấm, nước xốt và các loại gia vị khác; kem( nước đông lạnh).

Chính vì vậy gia vị: tương ớt, gia vị; đồ gia vị;  gia vị thập cẩm; xốt củ quả; nước xốt thịt; xốt cà chua; xốt dưa góp cay  thuộc nhóm 30 khi đăng ký thương hiệu độc quyền với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Đây là nhóm chủ yếu gồm các loại thực phẩm gốc thực vật, trừ  hoa quả, rau đã chế biến hoặc bảo quản để tiêu dùng cũng như các gia vị để cải thiện hương vị thực phẩm.

Nhưng phải lưu ý gia vị thuộc các trường hợp là gia vị sau không thuộc nhóm 30: muối dùng do mục đích công nghiệp (thuộc nhóm 01); Hương liệu là tinh dầu dùng cho đồ ăn hoặc đồ uống ( Nhóm 03).

Các trường hợp trên không thuộc nhóm 30 nhưng  trên thực tế gây nhầm lẫn với gia vị của nhóm 30. Chính vi vậy thông báo của cơ quan sở hữu trí tuệ đã  ghi trú về các trường hợp đặc biệt không thuộc nhóm 30.

Hồ sơ đăng ký thương hiệu độc quyền cho gia vị

– Hồ sơ đăng ký thương hiệu độc quyền cho gia vị bao gồm

+ Tờ khai đăng ký thương hiệu, đánh máy theo mẫu số 04-NH Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN, số lượng 02 bản. Tờ khai này phải được mô tả để làm rõ các yếu tố cấu thành của thương hiệu và ý nghĩa tổng thể của thương hiệu.

Thương hiệu phải đáp ứng được các yêu cầu của pháp luật quy định về thể thức, chữ cái, và phần Danh mục các hàng hoá/dịch vụ trong tờ khai phải được phân  nhóm phù hợp với bảng phân loại quốc tế về hàng hoá, dịch vụ (theo Thoả ước Nice lần thứ 11)]

+ Mẫu thương hiệu kèm theo: Mẫu nhãn kèm theo phải giống hệt mẫu thương hiệu dán trên tờ khai đơn đăng ký. Lưu ý: Giống cả về kích thước và màu sắc. Kích thước phải được trình bày tuân theo quy định của pháp luật hiện hành.

+ Chứng từ nộp phí, lệ phí

Trên đây là những tài liệu cơ bản bắt buộc phải có, trong một số trường hợp như: đăng ký thương hiệu là thương hiệu tập thể; thương hiệu chứng nhận hoặc phải nộp thêm các giấy tờ khác tuỳ từng trường hợp Luật quy định.

Ngoài ra còn phải nộp những giấy tờ khác nếu có trong  quá trình thực hiện các thủ tục hành chính với cơ quan nhà nước:

+ Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn đăng ký nộp thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);

+ Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu thương hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…);

+ Tài liệu xác nhận quyền đăng ký;

+ Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;

+ Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).

Yêu cầu đối với đơn đăng ký thương hiệu độc quyền cho gia  vị như sau

+ Tài liệu, mẫu vật, thông tin xác định thương hiệu cần bảo hộ trong đơn đăng ký thương hiệu bao gồm: Mẫu thương hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang thương hiệu; Quy chế sử dụng thương hiệu tập thể, quy chế sử dụng thương hiệu chứng nhận.

+ Mẫu thương hiệu phải được mô tả để làm rõ các yếu tố cấu thành của thương hiệu và ý nghĩa tổng thể của thương hiệu nếu có; nếu thương hiệu có từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ đó phải được phiên âm; thương hiệu có từ, ngữ bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt.

+ Hàng hóa, dịch vụ nêu trong đơn đăng ký thương hiệu phải được xếp vào các nhóm phù hợp với bảng phân loại theo Thỏa ước Ni-xơ về phân loại quốc tế về hàng hóa và dịch vụ nhằm mục đích đăng ký thương hiệu, do cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp công bố.

+ Quy chế sử dụng thương hiệu tập thể bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây: Tên, địa chỉ, căn cứ thành lập và hoạt động của tổ chức tập thể là chủ sở hữu thương hiệu;Các tiêu chuẩn để trở thành thành viên của tổ chức tập thể; Danh sách các tổ chức, cá nhân được phép sử dụng thương hiệu; Các điều kiện sử dụng thương hiệu; Biện pháp xử lý hành vi vi phạm quy chế sử dụng thương hiệu.

Đăng ký thương hiệu độc quyền cho gia vị ở đâu?

Hiện nay chủ thể đăng ký thương hiệu có thể đăng ký theo các cách sau:

– Nộp trực tiếp

Với hình thức nộp trực tiếp thì các chủ thể sẽ nộp tại Trụ sở cục Sở hữu trí tuệ địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Hoặc nộp tại các văn phòng đại diện của Cục sở hữu trí tuệ bao gồm:

– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Trường hợp nộp hồ sơ đơn đăng ký thương hiệu qua bưu điện, người nộp đơn cần chuyển tiền qua dịch vụ của bưu điện, sau đó phô tô Giấy biên nhận chuyển tiền gửi kèm theo hồ sơ đơn đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ để chứng minh khoản tiền đã nộp.

– Nộp trực tuyến

Để đơn giản hoá thủ tục hành chính, các chủ thể hiện nay đã có thể thực hiện đăng ký thương hiệu qua mạng. Điều kiện để nộp đơn trực tuyến: Người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền SHCN.

Lý do nên sử dụng dịch vụ đăng ký thương hiệu độc quyền của Luật Hoàng Phi

Việc đăng ký bảo hộ thương hiệu hiện nay rất phổ biến, tuy nhiên, không phải ai cũng có kiến thức đầy đủ về pháp luật sở hữu trí tuệ nói chung và kiến thức về thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu nói riêng.

Khi sử dịch vụ do Luật Hoàng Phi cung cấp quý khách hàng sẽ chỉ cần cung cấp những thông tin cần thiết liên quan đến thương hiệu cần được đăng ký bảo hộ. Mọi vấn đề còn lại như chuẩn bị và soạn thảo hồ sơ, nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền chúng tôi sẽ thực hiện nhanh chóng nhất.

Chi phí dịch vụ là điều mà nhiều khách hàng quan tâm. Nhưng, bạn đừng lo lắng, vì mức giá mà chúng tôi đưa ra đảm bảo phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Giúp bạn có thể tiết kiệm tối đa chi phí khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.

Từ những phân tích trên Công ty Luật Hoàng Phi mong rằng Quí vị sẽ có thêm những thông tin cần thiết về Đăng ký thương hiệu độc quyền cho gia vị Nếu Quý vị còn thắc mắc hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ vào số điện thoại 0981.378.999.

->>>>>> Xem thêm : Tra cứu nhãn hiệu

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ bao gồm những hàng hóa nào?

Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này bao gồm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, hàng hóa giả mạo chỉ dẫn địa lý, hàng hóa sao chép lậu quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều...

Nhãn hiệu tập thể là gì? Ai có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể

Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu...

Tài liệu chứng minh nhãn hiệu nổi tiếng gồm những gì?

Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng và thuộc về chủ sở hữu nhãn hiệu đó mà không cần thủ tục đăng...

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động thuộc về ai?

Tranh chấp lao động là gì? Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát...

Đăng ký thương hiệu bông tẩy trang

Đăng ký thương hiệu bông tẩy trang là một phương thức giúp công bố thương hiệu của doanh nghiệp tới công chúng. Khi thương hiệu đăng ký bảo hộ được công bố, một bộ phận lớn khách hàng sẽ được tiếp cận với thương...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi