Trang chủ Dịch vụ Sở hữu trí tuệ Quy trình đăng ký thương hiệu đồ chơi trẻ em
  • Thứ tư, 24/01/2024 |
  • Dịch vụ Sở hữu trí tuệ |
  • 1238 Lượt xem

Quy trình đăng ký thương hiệu đồ chơi trẻ em

Khi tiến hành thủ tục đăng ký thương hiệu cho các sản phẩm là đồ chơi trẻ em, chủ đơn đăng ký cần lưu ý trong việc phân nhóm các sản phẩm theo đúng quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều các loại sản phẩm đồ chơi dành cho trẻ em với nhiều loại khác nhau phục vụ cho hoạt động giải trí và phát triển trí tuệ của trẻ. Khi các cá nhân, đơn vị, doanh nghiệp tiến hành kinh doanh mặt hàng này cần thực hiện đăng ký thương hiệu để bảo vệ tài sản của mình.

Hiểu được điều này, Luật Hoàng Phi xin tư vấn để phần nào giải đáp được thắc mắc của khách hàng về đăng ký thương hiệu đồ chơi qua bài viết Đăng ký thương hiệu đồ chơi trẻ em dưới đây.

Đồ chơi trẻ em là gì?

Đồ chơi trẻ em được định nghĩa tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư 16/2011/TT-BGDĐT quy định về trang bị quản lý đồ chơi trẻ em trong nhà trường do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành như sau: Đồ chơi trẻ em được hiểu là sản phẩm hoặc vật liệu bất kỳ được thiết kế và sản xuất để trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng khi chơi; Đồ chơi trẻ em bao gồm đồ chơi trong lớp học, trong khu vực sân chơi, khu vui chơi ngoài trời trong phạm vi khuôn viên của nhà trường.

Đồ chơi trẻ em ngày càng trở nên đa dạng, cha mẹ đứng trước rất nhiều sự lựa chọn và có nhiều lo lắng trong việc suy nghĩ không biết là chọn đồ chơi nào là thích hợp cho sự phát triển của bé.

Song với sự chủ động, linh hoạt của doanh nghiệp trong thiết kế mẫu mã, chủng loại đạt chất lượng, để các sản phẩm đồ chơi Việt dần dần lấy lại thị trường, đồng thời, ưu đãi, khuyến khích nhiều doanh nghiệp tham gia vào thị trường tiềm năng này.

Trong đó, việc đăng ký thương hiệu cho sản phẩm dồ chơi là việc làm tiên quyết, có vai trò vô cũng quan trọng trong việc gây dựng niềm tin với người tiêu dùng, đem đến những sản phẩm an toàn cho sức khỏe và sự phát triển trí tuệ  của trẻ.

Đăng ký thương hiệu đồ chơi trẻ em nhóm nào?

Khi tiến hành thủ tục đăng ký thương hiệu sản phẩm, chủ đơn đăng ký cần lưu ý trong việc phân nhóm các sản phẩm theo đúng quy định của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành. Theo đó, đồ chơi trẻ em và các loại đồ chơi tương tự sẽ được phân vào nhóm Nhóm 28: Đồ chơi trẻ em bằng gỗ; đồ chơi xếp hình (đồ chơi trẻ em); gấu bông (đồ chơi trẻ em); xe ba bánh cho trẻ em (đồ chơi trẻ em); đồ chơi sáng tạo (đồ chơi trẻ em); đồ chơi học liệu (đồ chơi trẻ em).

Tại sao cần tra cứu thương hiệu trước khi đăng ký?

Tra cứu thương hiệu thực chất là việc tìm kiếm và nghiên cứu trên Cơ sở dữ liệu thương hiệu của Việt Nam nhằm xác định thương hiệu dự định đăng ký có trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với thương hiệu của người khác đã đăng ký cho hàng hóa hoặc dịch vụ cùng loại hay không.

Kết quả tra cứu sẽ đưa ra các thông tin về thương hiệu có liên quan từ đó có thể xem xét thương hiệu dự định đăng ký có khả năng bảo hộ hay không.

Việc tra cứu thương hiệu trước khi nộp đơn đăng ký là cần thiết nhưng không phải là thủ tục bắt buộc, việc tra cứu thương hiệu sẽ giúp chủ sở hữu thương hiệu đánh giá được khả năng đăng ký của thương hiệu trước khi nộp đơn đăng ký, đồng thời tra cứu tìm ra thương hiệu có tương tự với các thương hiệu của các chủ thể khác đã đăng ký hay không? Từ đó, tiết kiệm được thời gian chờ đợi khi thẩm định nội dung đơn đăng ký mới biết thương hiệu có thể đăng ký được không.

Tài liệu cần chuẩn bị khi đăng ký thương hiệu đồ chơi trẻ em?

Để được Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định và cấp giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu thì cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký thương hiệu đồ chơi trẻ em bao gồm:

– Đơn đăng ký thương hiệu (theo mẫu của Cục Sở hữu trí tuệ);

– 05 mẫu thương hiệu dự định đăng ký kích thước 8 x 8cm;

– Giấy ủy quyền (nếu thương nhân nộp hồ sơ thông qua cá nhân, đơn vị pháp lý khác);

– Hóa đơn, chứng từ lệ phí;

– Các giấy tờ khác tùy từng trường hợp cụ thể.

Đơn đăng ký thương hiệu sẽ được nộp tại Cục sở hữu trí tuệ có trụ sở chính tại Hà Nội hoặc nộp tại 02 văn phòng đại diện của Cục ở Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh. Chủ thể nộp đơn có thể nộp trực tiếp hoặc nộp thông qua đường bưu điện tới Cục để được xem xét hồ sơ, cấp giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu.

Quy trình đăng ký thương hiệu đồ chơi trẻ em như thế nào?

Quy trình Đăng ký thương hiệu đồ chơi trẻ em được thực hiện bao gồm các bước cơ bản sau đây:

Bước 1: Tra cứu khả năng bảo hộ thương hiệu

Đây là bước theo quy định không bắt buộc nhưng là bước cần thiết trước khi nộp đơn đăng ký để kiểm tra, xem xét khả năng sản phẩm mà mình dự định đăng ký có bị trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với các sản phẩm đồ chơi của các đơn vị chủ thể khác hay không?

Bước 2: Soạn thảo hồ sơ đăng ký thương hiệu đồ chơi trẻ em

Sau khi đã thực hiện thành công bước tra cứu, xét thấy có khả năng được bảo hộ, chủ đơn đăng ký cần chuẩn bị đầy đủ một bộ hồ sơ theo quy định. Quý khách hàng có thể dựa trên các thành phần giấy tờ mà chúng tôi đã nêu ở phần hồ sơ của bài.

Bước 3: Thẩm định đơn đăng ký thương hiệu

Đơn đăng ký sau khi được nộp sẽ trải qua các giai đoạn thẩm định như sau:

– Giai đoạn thẩm định hình thức đơn: Đây là giai đoạn đầu tiên trong quy trình xem xét đơn đăng ký để thẩm định hình thức đơn có phù hợp với quy định không? Giai đoạn này thường được kéo dài trong khoảng thời gian từ 01 kể từ ngày Cục SHTT nhận được đơn đăng ký.

– Giai đoạn Công báo đơn: Sau khi đơn đã được chấp nhận là hợp lệ, Cục sẽ thực hiện Công báo đơn trên hệ thống Cổng thông tin Công báo sở hữu công nghiệp. Công bố đơn được thực hiện trong khoảng thời gian 02 tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận là hợp lệ.

– Giai đoạn thẩm định nội dung đơn: Ở giai đoạn này, Cục SHTT sẽ tiến hành kiểm tra, xem xét về các điều kiện, yêu cầu của đơn đăng ký cần có đối với nội dung đăng ký thương hiệu.

Thời gian thẩm định nội dung đơn theo quy định được thực hiện là không quá 09 tháng tính từ thời điểm Công bố đơn.

– Giai đoạn cấp văn bằng bảo hộ đăng ký thương hiệu: Khi đơn đăng ký đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện và trải qua các bước thẩm định ở trên, Cục sẽ thông báo về việc chấp nhận đơn và yêu cầu chủ đơn nộp lệ phí theo quy định để được cấp văn bằng bảo hộ.

Cục sẽ thực hiện cấp văn bằng bảo hộ trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày chủ đơn thực hiện đầy đủ xong các nghĩa vụ tài chính.

Từ nội dung trên có thể thấy được rằng quy trình đăng ký thương hiệu mất rất nhiều thời gian và cần có yêu cầu chuyên môn nhất định nên nhiều tổ chức, cá nhân mong muốn nhờ sự giúp đỡ của một đơn vị có uy tín và chuyên nghiệp do đó quý khách hàng có thể ủy quyền cho Luật Hoàng Phi thực hiện thủ tục này.

Dịch vụ đăng ký thương hiệu đồ chơi trẻ em của Luật Hoàng Phi

Luật Hoàng Phi tự hào là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, hỗ trợ khách hàng thực hiện các thủ tục pháp lý với cơ quan nhà nước. Với đội ngũ Luật sư cùng các chuyên viên tư vấn, đội ngũ thiết kế giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao chắc chắn sẽ đem đến sự hài lòng cho khách hàng khi lựa chọn sử dụng các dịch vụ của công ty chúng tôi. Dịch vụ trọn gói đăng ký thương hiệu đồ chơi trẻ em chúng tôi sẽ hỗ trợ bao gồm:

+ Được hỗ trợ tư vấn miễn phí các quy định liên quan đến đăng ký bản quyền thương hiệu cho sản phẩm là đồ chơi trẻ em;

+ Tư vấn soạn thảo và hỗ trợ tiến hành các thủ tục đăng ký thương hiệu;

+ Đánh giá khả năng đăng ký bảo hộ thương hiệu;

+ Hỗ trợ tiến hành các thủ tục pháp lý sửa đổi liên quan đến đơn xin đăng ký thương hiệu, ví dụ như: tên, địa chỉ của người nộp đơn,…

 + Tư vấn và đại diện chủ đơn thương hiệu nộp hồ sơ tại Cục Sở hữu trí tuệ, giải quyết những vấn đề phát sinh khi có sai sót, thay đổi, bổ sung thông tin, giấy tờ hồ sơ;

+ Nhận kết quả và trao trả tận tay cho khách hàng

Trong quá trình tham khảo bài viết, có những băn khoăn, thắc mắc mà Quý khách hàng chưa hiểu hoặc cần hỗ trợ sử dụng dịch vụ Đăng ký thương hiệu đồ chơi trẻ em, vui lòng liên hệ trực tiếp qua hotline của Luật Hoàng Phi 0981.378.999 hoặc gửi yêu cầu về Email: lienhe@luathoangphi.vn để được hỗ trợ một cách tốt nhất.

->>>>>> Xem thêm : Tra cứu nhãn hiệu

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

Năng lực của Luật Hoàng Phi trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Đăng ký thương hiệu sơn chống cháy

Việc đăng ký thương hiệu cho sản phẩm sơn chống cháy đem lại nhiều lợi ích khiến nhiều cá nhân, tổ chức không thể bỏ qua thủ tục...

Đăng ký thương hiệu tỏi đen

Để giúp Quý độc giả hiểu hơn về thủ tục Đăng ký thương hiệu tỏi đen, chúng tôi thực hiện bài viết với những chia sẻ này. Mời Quý vị theo dõi nội...

Đăng ký thương hiệu tai nghe không dây

Khi Thương hiệu đã được bảo hộ, chủ sở hữu thương hiệu về tai nghe không dây được độc quyền sử dụng thương hiệu đó, mọi hành vi sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn đều bị coi là hành vi xâm phạm quyền đối với thương...

Đăng ký thương hiệu trà bí đao

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ về Đăng ký thương hiệu trà bí đao. Mời Quý vị theo dõi, tham khảo nội...

Đăng ký thương hiệu phòng khám sản phụ khoa

Đăng ký thương hiệu phòng khám sản phụ khoa như thế nào? Khi có thắc mắc này, Quý độc ỉa có thể tham khảo bài viết của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi