Trang chủ Dịch vụ Sở hữu trí tuệ Đăng ký thương hiệu cho quán bida
  • Thứ ba, 23/01/2024 |
  • Dịch vụ Sở hữu trí tuệ |
  • 372 Lượt xem

Đăng ký thương hiệu cho quán bida

Hiện nay thú vui chơi bida chưa bao giờ hạ nhiệt với một lượng người chơi rất đông đảo. Vì thể việc xây dựng một quán bida là một ý tưởng kinh doanh làm giàu rất khả thi, theo đó việc Đăng ký thương hiệu cho quán bida cũng rất được quan tâm.

Ngoài giờ làm việc con người luôn cần được giải trí và thư giãn theo đó ngày càng xuất hiện nhiều loại hình thư giãn khác nhau và bida là một trong những thú vui thu hút cánh mày râu nhất. Đăng ký thương hiệu cho quán bida như thế nào?

Bida là gì?

Bida là một bộ môn thể thao giải trí rất được nhiều bạn trẻ yêu tích, trò chơi này dùng bi và gậy chơi riêng biệt trên một mặt bàn bằng phẳng, mỗi người chơi sử dụng gậy điều chỉnh hướng bóng trắng để đưa các quả bóng khác vào trong các lỗ được đặt tại các góc trên mặt bàn, những người chơi cố gắng ghi điểm nhiều hơn đối thủ để giành chiến thắng.

Đây là một trò chơi chiến thuật đòi hỏi người chơi lên kế hoạch để chơi dưới thế tấn công và phòng thủ để đạt được chiến thắng, dù đây là trò chơi thể chất nhưng nó cũng đòi hỏi sự khéo léo và tập trung.

Hiện nay thú vui chơi bida chưa bao giờ hạ nhiệt với một lượng người chơi rất đông đảo. Vì thể việc xây dựng một quán bida là một ý tưởng kinh doanh làm giàu rất khả thi, theo đó việc Đăng ký thương hiệu cho quán bida cũng rất được quan tâm.

Kinh doanh bida là việc cung cấp dịch vụ cho thuê, mượn bàn, gậy và bi để khách hàng hay những người trực tiếp chơi có thể sử dụng các dụng cụ này nhằm phục vụ cho hoạt động giải trí của họ. Chủ quán bida là người đầu tư cơ sở vật chất cung cấp dịch vụ cho thuê thiết bị để người chơi sử dụng chơi.

Phân loại nhóm khi đăng ký thương hiệu cho quán bida

Mục đích chính của việc phân nhóm sản phẩm, dịch vụ đăng ký nhãn hiệu chính là để xác định phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu. Hay nói cách khác là xác định nhãn hiệu dự định đăng ký sử dụng cho những sản phẩm dịch vụ nào. 

Việc phân loại các hàng hóa, dịch vụ khi nộp đơn đăng kí nhãn hiệu được áp dụng theo bản tiếng Việt của Bảng phân loại hàng hóa/dịch vụ Nice phiên bản 11-2022. Theo đó Đăng ký thương hiệu cho quán bida được xếp vào nhóm 41 bao gồm: Giáo dục; Ðào tạo; Giải trí; Tổ chức các hoạt động thể thao và văn hoá.

CHÚ THÍCH: Nhóm 41 chủ yếu gồm tất cả các hình thức giáo dục hoặc đào tạo, các dịch vụ có mục đích cơ bản là giải trí, vui chơi hoặc tiêu khiển của con người, cũng như giới thiệu các tác phẩm nghệ thuật thị giác hoặc văn học tới công chúng cho mục đích văn hóa hoặc giáo dục.

Nhóm này đặc biệt gồm cả:

– Tổ chức triển lãm cho các mục đích văn hóa hoặc giáo dục, sắp xếp và tiến hành các hội nghị, đại hội và hội nghị chuyên đề;

– Dịch vụ dịch thuật và phiên dịch ngôn ngữ; biên dịch và phiên dịch ngôn ngữ; – Xuất bản sách và tài liệu, trừ các tài liệu quảng cáo;

– Dịch vụ phóng viên tin tức, phóng viên ảnh;

– Nhiếp ảnh;

– Dịch vụ đạo diễn và sản xuất phim, trừ phim quảng cáo;

– Dịch vụ văn hóa, giáo dục hoặc giải trí được cung cấp bởi công viên vui chơi giải trí, rạp xiếc, vườn thú, phòng trưng bày nghệ thuật và bảo tàng;

– Dịch vụ huấn luyện thể thao và thể dục;

– Huấn luyện động vật;

– Dịch vụ cung cấp trò chơi trực tuyến;

– Dịch vụ tổ chức đánh bạc, tổ chức xổ số;

– Dịch vụ đặt chỗ và đặt vé cho các sự kiện giải trí, giáo dục và thể thao;

– Một số dịch vụ viết thuê như viết kịch bản, sáng tác ca khúc.

Nhóm này đặc biệt không bao gồm:

– Tổ chức triển lãm cho mục đích thương mại hoặc quảng cáo (Nhóm 35);

– Soạn thảo và xuất bản tài liệu quảng cáo (Nhóm 35);

– Dịch vụ hãng tin tức (Nhóm 38);

– Dịch vụ truyền thanh và truyền hình (Nhóm 38);

– Dịch vụ hội nghị qua video (Nhóm 38);

– Soạn thảo tài liệu kỹ thuật (Nhóm 42);

– Dịch vụ trông trẻ ban ngày và nhà trẻ (Nhóm 43);

– Dịch vụ spa chăm sóc sức khỏe (Nhóm 44);

– Lên kế hoạch và tổ chức hôn lễ (Nhóm 45).

Hồ sơ đăng ký thương hiệu cho quán bida gồm những gì?

Để Đăng ký thương hiệu cho quán bida cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm:

– 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu, đánh máy theo mẫu số: 04-NH Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN;

– 05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo;

– Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận, ngoài các tài liệu tối thiểu nêu trên, đơn đăng ký cần phải có thêm các tài liệu sau:

+ Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận;

+ Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);

+ Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu chứa địa danh hoặc dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).

+ Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).

 – Các tài liệu khác (nếu có)

+ Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn đăng ký nộp thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);

+ Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…);

+ Tài liệu xác nhận quyền đăng ký;

+ Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;

+ Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).

Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thương hiệu không phải là một vấn đề đơn giản đặc biệt là đối với những người lần đầu thực hiện thủ tục này. Nếu trong quá trình chuẩn bị hồ sơ có những vướng mắc cần được hỗ trợ quý khách hàng hãy liên hệ đến Luật Hoàng Phi để được tư vấn chi tiết hơn.

Đăng ký thương hiệu cho quán bida bao nhiêu tiền?

Khi Đăng ký thương hiệu cho quán bida sẽ nộp các khoản phí, lệ phí sau đây:

– Lệ phí nộp đơn: 150.000VNĐ

– Phí công bố đơn: 120.000VNĐ

– Phí tra cứu phục vụ TĐND: 180.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ

– Phí tra cứu cho sản phẩm, dịch vụ thứ 7 trở đi: 30.000VNĐ/01 sản phẩm, dịch vụ

– Phí thẩm định nội dung: 550.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ

– Phí thẩm định nội dung cho sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 120.000VNĐ/01 sản phầm, dịch vụ.

Khi nào phải sửa đổi văn bằng bảo hộ?

Sửa đổi văn bằng bảo hộ khi có sự thay đổi thông tin về tên/địa chỉ của chủvăn bằng bảo hộ; thay đổi chủ văn bằng bảo hộ (chuyển dịch quyền sở hữu do thừa kế, kế thừa, sáp nhập, chia tách, hợp nhất….).

– Hồ sơ yêu cầu sửa đổi văn bằng bảo hộ gồm:

+ Tờ khai yêu cầu sửa đổi văn bằng bảo hộ (theo mẫu 01-SĐVB tại Phụ lục C của Thông tư 01);

+ Bản gốc văn bằng bảo hộ;

+ Tài liệu xác nhận việc thay đổi tên, địa chỉ (bản gốc hoặc bản sao có xác nhận của công chứng hoặc của cơ quan có thẩm quyền); quyết định đổi tên, địa chỉ; giấy phép đăng ký kinh doanh có ghi nhận việc thay đổi tên, địa chỉ; các tài liệu pháp lý khác chứng minh việc thay đổi tên, địa chỉ (có xác nhận của công chứng hoặc của cơ quan có thẩm quyền);

+ Tài liệu chứng minh việc thừa kế, kế thừa, sáp nhập, chia, tách, hợp nhất, liên doanh, liên kết, thành lập pháp nhân mới của cùng chủ sở hữu, chuyển đổi hình thức kinh doanh hoặc theo quyết định của Tòa án hoặc của các cơ quan có thẩm quyền khác);

+ Tài liệu thuyết minh chi tiết nội dung sửa đổi;

+ 05 mẫu nhãn hiệu (nếu yêu cầu sửa đổi mẫu nhãn hiệu)

+ 02 bản quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thế, 02 bản quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận đã sửa đổi (nếu yêu cầu sửa đổi nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận);

+ Giấy ủy quyền (trường hợp nộp yêu cầu thông qua đại diện);

+ Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí theo quy định;

+ Tài liệu khác (nếu cần).

– Thời hạn thẩm định: 02 tháng kể từ ngày nộp đơn. Nếu yêu cầu thu hẹp phạm vi bảo hộ, phải tiến hành thẩm định lại. Thời hạn thẩm định lại: đối với nhãn hiệu: không quá 06 tháng

Trường hợp phức tạp thời hạn thẩm định phải kéo dài, tuy nhiên cũng không quá thời hạn thẩm định lần đầu.

– Kết quả thực hiện: Ra Quyết định ghi nhận sửa đổi văn bằng bảo hộ và công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp hoặc Quyết định từ chối sửa đổi văn bằng bảo hộ. Cập nhật nội dung sửa đổi vào bản gốc văn bằng bảo hộ và trả văn bằng cho chủ sở hữu.

– Phí, lệ phí:

+ Phí thẩm định yêu cầu sửa đổi văn bằng bảo hộ: 160.000 đồng/VBBH

+ Phí công bố Quyết định sửa đổi văn bằng bảo hộ: 120.000 đồng/đơn 

+ Phí đăng bạ Quyết định sửa đổi văn bằng bảo hộ: 120.000 đồng/VBBH

+ Phí thẩm định lại (nếu yêu cầu thu hẹp phạm vi bảo hộ): tương ứng với phí thẩm định lần đầu: 550.000 đồng/nhóm.

Tại sao nên lựa chọn dịch vụ đăng ký nhãn hiệu do Luật Hoàng Phi cung cấp?

Đến với Luật Hoàng Phi quý khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm về đội ngũ chuyên viên am hiểu kiến thức và có kinh nghiệm trong thực hiện thủ tục đăng ký thương hiệu.

Chi phí đăng ký bảo hộ thương hiệu là hợp lý và tối ưu nhất cho khách hàng, chúng tôi sẽ gửi đến quý khách hàng báo giá về dịch vụ và cam kết không phát sinh thêm chi phí trong quá trình làm việc.

Khi sử dụng dịch vụ đăng ký thương hiệu do Luật Hoàng Phi cung cấp sẽ hỗ trợ khách hàng các vấn đề như:

– Tư vấn cách chọn tên thương hiệu cho hợp lý và có khả năng đăng ký cao;

– Tra cứu để đánh giá khả năng đăng ký thương hiệu trước khi tiến hành nộp đơn;

– Thay mặt khách hàng làm hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ;

– Theo dõi đơn đăng ký trong các giai đoạn thẩm định đơn đăng ký thương hiệu từ khi nộp đơn cho đến khi nhận được thông báo cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu từ Cục sở hữu trí tuệ.

– Nhận giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và chuyển cho khách hàng.

Khách hàng chỉ cần cung cấp thông tin liên quan đến thương hiệu dự định đăng ký, các vấn đề còn lại liên quan đến soạn thảo hồ sơ và nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền chúng tôi sẽ thực hiện nhanh chóng nhất.

Để Đăng ký thương hiệu cho quán bida nhanh và hiệu quả quý khách hàng đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo số 0981.378.999 để được hỗ trợ nhanh chóng hơn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ bao gồm những hàng hóa nào?

Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này bao gồm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, hàng hóa giả mạo chỉ dẫn địa lý, hàng hóa sao chép lậu quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều...

Nhãn hiệu tập thể là gì? Ai có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể

Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu...

Tài liệu chứng minh nhãn hiệu nổi tiếng gồm những gì?

Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng và thuộc về chủ sở hữu nhãn hiệu đó mà không cần thủ tục đăng...

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động thuộc về ai?

Tranh chấp lao động là gì? Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát...

Đăng ký thương hiệu bông tẩy trang

Đăng ký thương hiệu bông tẩy trang là một phương thức giúp công bố thương hiệu của doanh nghiệp tới công chúng. Khi thương hiệu đăng ký bảo hộ được công bố, một bộ phận lớn khách hàng sẽ được tiếp cận với thương...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi