Trang chủ Dịch vụ Sở hữu trí tuệ Đăng ký nhãn hiệu nhóm 35 là gì?
  • Thứ tư, 31/01/2024 |
  • Dịch vụ Sở hữu trí tuệ |
  • 1700 Lượt xem

Đăng ký nhãn hiệu nhóm 35 là gì?

Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực đăng ký nhãn hiệu nói chung và đăng ký nhãn hiệu cho nhóm 35 nói riêng Luật Hoàng Phi luôn nhận được sự tin tưởng từ khách hàng.

Đăng ký nhãn hiệu là cách để chủ sở hữu được pháp luật ghi nhận và bảo vệ quyền sở hữu của mình với nhãn hiệu. Mỗi nhãn hiệu sẽ được đăng ký kèm với các nhóm sản phẩm, dịch vụ cụ thể.

Nhóm 35 là nhóm dịch vụ được nhắc đến nhiều khi đăng ký nhãn hiệu. Vậy Đăng ký nhãn hiệu nhóm 35 là gì? Trình tự, thủ tục đăng ký thực hiện như thế nào? Chúng tôi sẽ giới thiệu tới quý vị những nội dung sau để hỗ trợ khách hàng những thông tin cần thiết liên quan đăng ký nhãn hiệu nhóm 35.

Nhãn hiệu là gì?

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ thì Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Việc đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ sẽ giúp tổ chức, cá nhân yên tâm đầu tư, yên tâm sản xuất và kinh doanh. Thậm chí có thể độc quyền sản xuất kinh doanh, chiếm lĩnh độc quyền thị trường, xử lý đối với những hành vi vi phạm/xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, tạo một công cụ để tiếp thị và là cơ sở để tạo dựng uy tín đối với khách hàng, gia tăng hình ảnh của một thương hiệu.

Từ đó, bảo đảm rằng khách hàng có thể phân biệt nhãn hiệu của tổ chức, cá nhân với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của một nhà cung cấp khác, tạo cơ hội li – xăng và tạo ra nguồn thu nhập thông qua li – xăng.

Nhóm 35 là gì?

Khi nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu, cần phải xác định cụ thể sản phẩm, dịch vụ mà nhãn hiệu đi kèm, có nhiều khách hàng phân vân hoặc khó hiểu khi lần đầu nhìn hoặc nghe tới cụm từ đăng ký nhãn hiệu nhóm 35. Nhóm 35 là nhóm thuộc về quảng cáo, quản lý kinh doanh, quản lý giao dịch và hoạt động văn phòng, với những loại hình dùng để hỗ trợ cho các công ty thương mại hay xí nghiệp.

Nhóm 35: Dịch vụ quảng cáo; tập hợp và trưng bầy các loại hàng hoá khác nhau, không kể vận chuyển, vì lợi ích của khách hàng để họ dễ xem và mua các hàng hoá này;

Dịch vụ mua bán hàng hóa thông qua một ứng dụng phần mềm kết nối với các cửa hàng bán buôn, bán lẻ, máy bán hàng tự động, thư điện tử có chức năng tích điểm đổi thưởng bao gồm: các loại đồ uống: cà phê, trà sữa, nước ép hoa quả, sinh tố, các loại nước đóng lon, đóng chai, các loại đồ ăn: gà rán, mỳ ý, pizza, bò nướng, lẩu, các loại thực phẩm đóng hộp, thời trang: quần áo nam/nữ, mắt kính, đồng hồ, trang sức, phụ kiện giày/dép, túi xách, nước hoa;

Dịch vụ quảng cáo, marketing và thúc đẩy bán hàng, cụ thể: phân phát hàng mẫu, phát triển các ý tưởng quảng cáo, soạn thảo và xuất bản các tài liệu quảng cáo; trưng bày hàng hóa trong các cửa hàng; dịch vụ quan hệ công chúng; sản xuất các chương trình mua sắm từ xa; tổ chức hội chợ và triển lãm thương mại cho mục đích thương mại hoặc quảng cáo; tối ưu hóa công cụ tìm kiếm để thúc đẩy bán hàng;

Hoạt động văn phòng, cụ thể như: dịch vụ lên và nhắc lịch hẹn, tra cứu dữ liệu trong máy tính cho người khác, quản lý tệp tin máy tính, dịch vụ tổng đài điện thoại.

Đăng ký nhãn hiệu cho nhóm 35 là gì?

Đăng ký nhãn hiệu cho nhóm 35 là hoạt động đăng ký nhãn hiệu cho các dịch vụ hoạt động liên quan đến mua bán hàng hóa.

Phạm vi quyền của nhãn hiệu được xác định dựa trên nhóm sản phẩm, dịch vụ mà chủ sở hữu đăng ký nhãn hiệu và được cấp giấy chứng nhận đăng ký theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam. Do đó khi đăng ký nhãn hiệu, chủ sở hữu bắt buộc phải lựa chọn nhóm sản phẩm, dịch vụ được sử dụng nhãn hiệu đó.

Theo quy định của pháp luật hiện nay có tổng số 45 nhóm sản phẩm, dịch vụ. Trong đó số từ 1 – 34 là nhóm sản phầm và số từ 35 – 45 là nhóm dịch vụ. Và nhóm 35 là nhóm dịch vụ gồm dịch vụ Quảng cáo; Quản lý kinh doanh; Quản lý giao dịch; Hoạt động văn phòng.

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu nhóm 35 như thế nào?

Đăng ký nhãn hiệu cho nhóm 35 thực chất cũng là đăng ký nhãn hiệu theo đó sẽ được thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cho nhóm 35

– Cần chuẩn bị mẫu nhãn hiệu và danh sách hạng mục dịch vụ cần đăng ký; tra cứu xem nhãn hiệu có bị trùng hoặc tương tự nhãn hiệu đã đăng ký không.

– Đăng ký dịch vụ theo bảng phân loại đạt tiêu chuẩn quốc tế NICE, việc phân loại này doanh nghiệp có thể tự phân loại dựa vào bảng, trong trường hợp không phân loại được thì cục sở hữu trí tuệ sẽ hỗ trợ phân loại và doanh nghiệp cần phải chịu phí.

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cho nhóm 35

Cá nhân/ doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ cơ quan Cục Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam tại Hà Nội hoặc các văn phòng đại diện Cục tại thành phố Hồ Chí Minh hoặc Đà Nẵng. Hồ sơ cần đầy đủ các loại giấy tờ:

– 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu;

– 05 Mẫu nhãn hiệu cần đăng ký;

– Chứng từ nộp phí và lệ phí

– Giấy ủy quyền nếu doanh nghiệp/ cá nhân nộp đơn thông qua một cơ quan đại diện.

Ngoài ra, một số loại giấy tờ khác cần có như:

– Nếu dùng địa danh/dấu hiệu nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương thì cần có Văn bản đồng ý của Uỷ ban nhân dân tỉnh cho phép.

– Xác nhận quyền đăng ký, thụ hưởng, ưu tiên từ người khác (nếu có).

Hồ sơ đăng ký hợp lệ cần có đủ loại giấy tờ cần thiết, đã phân chia cụ thể nhóm ngành trong tờ khai. Sau khi bộ phận tiếp nhận tiếp nhận hồ sơ thì người nộp hồ sơ cần nộp các khoản phí, lệ phí thẩm định hồ sơ.

Bước 3: Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu

Sau khi thẩm định về mặt hình thức hợp lệ thì cơ quan nhà nước sẽ công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp trong 02 tháng kể từ ngày đơn chấp nhận hợp lệ và gửi thông báo chấp thuận đơn cho chủ đơn.

Bước 4: Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhóm 35

Khi đơn đăng ký nhãn hiệu nhóm 35 được công nhận và công bố, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành thẩm định nội dung trong 09 tháng tính từ ngày công bố đơn.

Bước 5: Cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu và đăng bạ

– Nếu đơn đăng ký không thuộc bất kỳ trường hợp từ chối cấp văn bằng bảo hộ thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ gửi thông báo đến chủ doanh nghiệp về việc được chấp thuận nội dung và yêu cầu nộp lệ phí cấp văn bằng bảo hộ.

– Sau khi việc nộp lệ phí đã hoàn thành đầy đủ thì cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận và Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp. Để hoàn thành thủ tục này thì cần khoảng 1-2 tháng kể từ ngày chủ đơn hoàn thành nộp lệ phí cấp văn bằng.

– Nhãn hiệu đăng ký và cấp văn bằng bảo hộ sẽ được bảo hộ trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn, hàng năm phải nộp lệ phí duy trì bảo hộ. Sau khi hết hạn 10 năm, chủ văn bằng có thể làm thủ tục gia hạn bảo hộ nhãn hiệu.

Văn bằng bảo hộ bị chấm dứt khi nào?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 95 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi năm 2022 thì văn bằng bảo hộ bị chấm dứt trong các trường hợp sau:

– Chủ văn bằng bảo hộ không nộp phí, lệ phí để duy trì hiệu lực hoặc gia hạn hiệu lực theo quy định;

– Chủ văn bằng bảo hộ tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu công nghiệp;

– Chủ văn bằng bảo hộ không còn tồn tại hoặc chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không còn hoạt động kinh doanh mà không có người kế thừa hợp pháp;

– Nhãn hiệu không được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng, trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại trước ít nhất ba tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực;

– Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu tập thể không kiểm soát hoặc kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể;

– Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu chứng nhận vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận hoặc không kiểm soát, kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận;

– Các điều kiện địa lý tạo nên danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý bị thay đổi làm mất danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm đó;

– Việc sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ bởi chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc người được chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép làm cho người tiêu dùng hiểu sai lệch về bản chất, chất lượng hoặc nguồn gốc địa lý của hàng hóa hoặc dịch vụ đó;

– Nhãn hiệu được bảo hộ trở thành tên gọi thông thường của hàng hóa, dịch vụ đăng ký cho chính nhãn hiệu đó;

– Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài không còn được bảo hộ tại nước xuất xứ.

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu cho nhóm 35 do Luật Hoàng Phi cung cấp

Tổ chức, cá nhân có thể tự thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu tuy nhiên với những người chưa có kinh nghiệm thì việc thực hiện thủ tục này tương đối khó khăn. Do đó thay vì tự mình thực hiện nhiều người thường ủy quyển cho các đơn vị cung cấp dịch vụ đăng ký thương hiệu thực hiện.

Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực đăng ký nhãn hiệu nói chung và đăng ký nhãn hiệu cho nhóm 35 nói riêng Luật Hoàng Phi luôn nhận được sự tin tưởng từ khách hàng. Chúng tôi có độ ngũ chuyên viên am hiểu pháp luật, nhiệt tình trong công việc luôn cam kết đem đến cho quý khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất với mức chi phí hợp lý nhất.

Quý khách hàng chỉ cần ký giấy ủy quyền và cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến đăng ký nhãn hiệu mọi vấn đề còn lại chúng tôi sẽ thực hiện nhanh chóng nhất, khách hàng chỉ cần nhận kết quả cuối cùng là Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Trên đây, là toàn bộ nội dung liên quan đến đăng ký nhãn hiệu nhóm 35 là gì? Trình tự, thủ tục đăng ký thực hiện như thế nào? Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết trên, quý vị có thể liên hệ đến Luật Hoàng Phi theo số 0981.378.999 để được giải đáp nhanh chóng nhất.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (7 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ bao gồm những hàng hóa nào?

Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này bao gồm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, hàng hóa giả mạo chỉ dẫn địa lý, hàng hóa sao chép lậu quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều...

Nhãn hiệu tập thể là gì? Ai có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể

Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu...

Tài liệu chứng minh nhãn hiệu nổi tiếng gồm những gì?

Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng và thuộc về chủ sở hữu nhãn hiệu đó mà không cần thủ tục đăng...

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động thuộc về ai?

Tranh chấp lao động là gì? Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát...

Đăng ký thương hiệu bông tẩy trang

Đăng ký thương hiệu bông tẩy trang là một phương thức giúp công bố thương hiệu của doanh nghiệp tới công chúng. Khi thương hiệu đăng ký bảo hộ được công bố, một bộ phận lớn khách hàng sẽ được tiếp cận với thương...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi