Chi phí vận chuyển trong hợp đồng mua bán được tính như thế nào?
Sắp tới tôi có dự định giao kết hợp đồng mua bán 10 tấn gạo, tôi muốn hỏi về cách xác định chi phí vận chuyển trong hợp đồng mua bán tài sản?
Câu hỏi:
Xin chào Luật sư, tôi có một câu hỏi muốn được Luật sư tư vấn như sau: Tôi có dự định mua 10 tấn gạo từ Thái Bình ra Hà Nội, tôi có đang lên dự thảo hợp đồng nhưng đến phần chi phí vận chuyển thì tôi có thắc mắc rằng luật pháp có điều chỉnh về cách xác định chi phí vận chuyển trong hợp đồng mua bán hay không? Nếu có thì tôi muốn được áp dụng theo quy định pháp luật thay vì tự thỏa thuận trong hợp đồng. Rất mong được Luật sư tư vấn về vấn đề này, tôi xin cảm ơn!
Trả lời:
Chào bạn, với câu hỏi của bạn Luật sư tư vấn dân sự của Luật Hoàng Phi xin được trả lời như sau:
Chi phí vận chuyển trong hợp đồng mua bán được tính như thế nào?
Các vấn đề liên quan đến chi phí vận chuyển trong hợp đồng mua bán tài sản được quy định tại Điều 442 Bộ luật Dân sự 2015 về Chi phí vận chuyển và chi phí liên quan đến chuyển quyền sở hữu:
“1. Chi phí vận chuyển và chi phí liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Trường hợp các bên không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng thì chi phí vận chuyển và chi phí liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu được xác định theo chi phí đã được công bố, quy định của cơ quan có thẩm quyền hoặc theo tiêu chuẩn ngành nghề.
3. Trường hợp không có căn cứ xác định theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì chi phí vận chuyển và chi phí liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu được xác định theo tiêu chuẩn thông thường hoặc theo tiêu chuẩn riêng phù hợp với mục đích giao kết hợp đồng.
4. Trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định về chi phí vận chuyển và chi phí liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu thì bên bán phải chịu chi phí vận chuyển đến địa điểm giao tài sản và chi phí liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu.”
Khi mua bán tài sản lớn cần phải vận chuyển từ nơi bán đến nơi cư trú của cá nhân, nơi đóng trụ sở của pháp nhân, chi phí vận chuyển do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên không thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng về các khoản chi phí vận chuyển và chi phí liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu, thì các khoản chi phí này xác định theo chi phí đã được công bố theo quy định của cơ quan có thẩm quyền hoặc theo tiêu chuẩn ngành nghề.
Nếu không xác định được căn cứ tính chi phí vận chuyển và chi phí liên quan đến chuyển quyền sở hữu thì các chi phí này được xác định theo tiêu chuẩn thông thường như chi phí thực tế với loại phương tiện chuyên vận chuyển loại hàng hóa đó, chi phí kiểm tra, kiểm dịch đối với hàng hóa. Đối với những hàng hóa đặc thù không có tiêu chuẩn thông thường thì căn cứ vào mục đích giao kết hợp đồng để xác định chi phí cần thiết cho việc vận chuyển tài sản và chi phí chuyển quyền sở hữu.
Trong trường hợp bên bán và bên mua không thỏa thuận về chi phí cho việc vận chuyển và chi phí cho việc đăng ký quyền sở hữu thì những chi phí này sẽ thuộc về bên bán tài sản. Quy định này là hợp lý, vì trong hợp đồng mua bán tài sản thì nghĩa vụ cơ bản của bên bán là phải chuyển quyền sở hữu và giao tài sản cho bên mua đầy đủ số lượng, chất lượng, chủng loại.
Như vậy, đối với chi phí vận chuyển bạn có thể thỏa thuận hoặc áp dụng quy định pháp luật như đã phân tích ở trên. Nếu không thỏa thuận thì chi phí vận chuyển xác định căn cứ vào tiêu chuẩn thông thường. Ngoài thỏa thuận mức chi phí, trong hợp đồng các bên còn có thể thỏa thuận về bên nào chịu chi phí, nếu không có thỏa thuận thì bên bán tài sản phải chịu chi phí vận chuyển.
Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Người phạm tội với lỗi vô ý vì quá tự tin đã cân nhắc, tính toán và cho rằng hậu quả thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa...
Ý nghĩa của thủ tục hành chính về đất đai là gì?
Thực tế cho thấy, nếu các quy trình thủ tục được xây dựng phù hợp và triển khai thực hiện đúng sẽ tác động trực tiếp đến quá trình triển khai pháp luật đất đai trong thực tế cuộc...
Quy định về việc công chứng ủy quyền tại nước ngoài
Tôi có một mảnh đất tại TP Hồ Chí Minh. Tôi muốn ủy quyền cho em trai tôi đang ở TP Hồ Chí Minh để thế chấp vay vốn ngân hàng. Luật sư cho tôi hỏi, tôi có thể công chứng hợp đồng ủy quyền này ở nước ngoài...
Không hạn chế năng lực pháp luật dân sự của cá nhân
Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân được pháp luật dân sự ghi nhận và bảo đảm thực hiện. Tuỳ thuộc vào một giai đoạn lịch sử nhất định và các điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội... mà pháp luật dân sự quy định và ghi nhận khác nhau cho phù hợp điều kiện và hoàn cảnh lịch sử thời điểm...
Tài sản bảo lãnh của bên thứ ba được xử lý ra sao?
Kính gửi công ty luật Hoàng Phi, xin hỏi luật sư tài sản của bên bảo lãnh sẽ được xử lý như thế nào khi chủ dự án vay vốn bỏ trốn khỏi địa...
Xem thêm