Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn luật giao thông Cảnh sát giao thông có được núp bắn tốc độ?
  • Thứ năm, 17/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 297 Lượt xem

Cảnh sát giao thông có được núp bắn tốc độ?

Cảnh sát giao thông có được “núp” để, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, giám sát tình hình trật tự, an toàn giao thông, phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và hành vi vi phạm pháp luật khác. 

Bắn tốc độ là gì?

Bắn tốc độ là việc Cảnh sát giao thông sử dụng thiết bị chuyên dùng có chức năng tính toán tốc độ của xe trên một đoạn đường nhất định, từ đó xác định phương tiện có vi phạm về tốc độ hay không. Thiết bị này còn có khả năng ghi lại hình ảnh của đối tượng đo.

Theo Nghị định 135/2021/NĐ-CP của Chính phủ, các loại máy đo tốc độ có khả năng ghi hình ảnh này được xem là phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ nằm trong danh mục được sử dụng để giúp CSGT phát hiện hành vi vi phạm hành chính về trật tự và an toàn giao thông đường bộ.

Cảnh sát giao thông được bắn tốc độ ở đoạn đường nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Thông tư 65/2020/TT-BCA, máy đo tốc độ có ghi hình ảnh (còn gọi là máy bắn tốc độ) là một trong những phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được CSGT sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông và xử lý vi phạm.

Cũng theo quy định tại khoản này, máy bắn tốc độ sẽ được lắp đặt, sử dụng công khai hoặc hóa trang trên các tuyến giao thông đường bộ, tại Trạm CSGT, trên phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát, trang bị cho Tổ CSGT, do cán bộ CSGT trực tiếp vận hành, sử dụng để phát hiện, ghi thu hành vi vi phạm của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Bên cạnh đó, việc tuần tra, kiểm soát của CSGT phải được thực hiện theo kế hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Như vậy, CSGT có quyền kiểm soát giao thông (trong đó có tốc độ) thông qua hệ thống giám sát lắp đặt cố định hoặc thông qua các phương tiện thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ một cách cơ động ở bất cứ đoạn đường nào theo kế hoạch phê duyệt.

Khi máy bắn tốc độ ghi nhận được các hành vi vi phạm, hệ thống tự động truy cập, truyền dữ liệu đến Tổ tuần tra, kiểm soát để lưu giữ và phục vụ công tác kiểm soát, xử lý vi phạm theo quy định. Người điều khiển phương tiện có trách nhiệm hợp tác theo yêu cầu kiểm tra, kiểm soát thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của CSGT.

Cảnh sát giao thông có được núp bắn tốc độ?

Theo quy định tại Điều 11 Thông tư 65/2020/TT-BCA về trang phục, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và vũ khí, công cụ hỗ trợ của lực lượng Cảnh sát giao thông có quy định về phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ như sau:

– Hệ thống giám sát, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ (sau đây viết gọn là hệ thống giám sát);

– Cân kiểm tra tải trọng xe cơ giới;

– Máy đo tốc độ có ghi hình ảnh; thiết bị ghi âm và ghi hình;

– Phương tiện đo nồng độ cồn trong hơi thở; thiết bị đo, thử chất ma túy;

– Thiết bị phát hiện giấy tờ, tài liệu giả; thiết bị định vị vệ tinh; thiết bị ghi đo bức xạ; thiết bị đánh dấu hóa chất; thiết bị trích xuất dữ liệu thông tin từ thiết bị giám sát hành trình; thiết bị đo áp lực hơi của lốp xe cơ giới; thiết bị đo chiều cao hoa lốp xe cơ giới; thiết bị đo hiệu quả phanh xe cơ giới;

– Phương tiện đo độ ồn; phương tiện đo nồng độ khí thải xe cơ giới; thiết bị đo âm lượng; thiết bị đo cường độ ánh sáng; thiết bị đo độ rơ góc của vô lăng lái xe cơ giới.

– Phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được lắp đặt, sử dụng công khai hoặc hóa trang trên các tuyến giao thông đường bộ, tại Trạm Cảnh sát giao thông, trên phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát, trang bị cho Tổ Cảnh sát giao thông, do cán bộ Cảnh sát giao thông trực tiếp vận hành, sử dụng để phát hiện, ghi thu hành vi vi phạm của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Như vậy, Cảnh sát giao thông có được “núp” để, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, giám sát tình hình trật tự, an toàn giao thông, phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và hành vi vi phạm pháp luật khác.

Cảnh sát giao thông có được phép hóa trang bắn tốc độ?

Về trang phục của Cảnh sát giao thông được quy định như sau:

– Cảnh sát giao thông khi tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm sử dụng trang phục Cảnh sát, đeo số hiệu Công an nhân dân theo quy định của Bộ Công an.

– Khi kiểm soát vào buổi tối, ban đêm hoặc ban ngày trong điều kiện thời tiết sương mù, thời tiết xấu làm hạn chế tầm nhìn phải mặc áo phản quang.

– Trường hợp kiểm soát thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, được bố trí một bộ phận Cảnh sát giao thông mặc thường phục để vận hành, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, giám sát tình hình trật tự, an toàn giao thông, phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và hành vi vi phạm pháp luật khác. Khi phát hiện vi phạm phải thông báo ngay cho bộ phận tuần tra, kiểm soát công khai để tiến hành kiểm soát, xử lý theo quy định của pháp luật;

– Trưởng phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ thuộc Cục Cảnh sát giao thông (sau đây viết gọn là Trưởng phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ), Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Trưởng Công an cấp huyện) trở lên quyết định việc mặc trang phục Cảnh sát hoặc thường phục khi sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và phải ghi rõ trong kế hoạch tuần tra, kiểm soát.

Như vậy, căn cứ theo các quy định trên thì Cảnh sát giao thông khi sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được mặc thường phục nếu đã được sự cho phép của Trưởng phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng Công an huyện và được ghi rõ trong kế hoạch.

Quy định về tốc độ tối đa của các loại xe

Đối với khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc)

Thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định tốc độ tối đa của các loại xe khi tham gia giao thông như sau:

– Đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên: tối đa 60 km/h.

– Đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới: tối đa 50 km/h.

– Xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (bao gồm xe máy điện) và các loại xe tương tự: tối đa 40 km/h.

Đối với khu vực ngoài đông dân cư (trừ đường cao tốc)

Thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định tốc độ tối đa của các loại xe khi tham gia giao thông như sau:

– Ô tô con, ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải dưới hoặc bằng 3,5 tấn:

+ Đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên: tối đa 90 km/h.

+ Đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới: tối đa 80 km/h.

– Ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn (trừ ô tô xi téc):

+ Đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên: tối đa 80 km/h.

+ Đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới: tối đa 70 km/h.

– Ô tô buýt; ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; xe mô tô; ô tô chuyên dùng (trừ ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông):

+ Đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên: tối đa 70 km/h.

+ Đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới: tối đa 60 km/h.

– Ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác; ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông, ô tô xi téc:

+ Đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên: tối đa 60 km/h.

+ Đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới: tối đa 50 km/h.

Mức phạt lỗi chạy quá tốc độ đối với xe ô tô

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, mức phạt cho hành vi điều khiển ô tô chạy quá tốc độ được quy định như sau:

– Chạy quá tốc độ từ 05 km/h đến dưới 10 km/h: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng (Điểm a Khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

– Chạy quá tốc độ từ 10 km/h đến 20 km/h: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng (Điểm i Khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi tại điểm đ Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP). Người điều khiển xe còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng (Điểm b Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

– Chạy quá tốc độ từ 20 km/h đến 35 km/h: Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng (Điểm a Khoản 6 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Người điều khiển xe còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng (Điểm c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

– Chạy quá tốc độ trên 35 km/h: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng (Điểm c Khoản 7 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Người điều khiển xe còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng (Điểm c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Trên đây là một số chia sẻ của Công ty Luật Hoàng Phi về: Cảnh sát giao thông có được núp bắn tốc độ? Khách hàng theo dõi bài viết có vướng mắc khác vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật 1900.6557 để được hỗ trợ nhanh chóng, tận tình.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Dừng đèn đỏ có được sử dụng điện thoại?

Hành vi sử dụng điện thoại, nghe điện thoại khi dừng đèn đỏ là vi phạm an toàn giao thông. Người tham gia giao thông chỉ được sử dụng điện thoại khi đã dừng đỗ xe vào lề đường hoặc các vị trí cho phép dừng đỗ...

Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính là bao nhiêu ngày?

Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính thông thường là 07 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Thời hạn tối đa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 67 ngày (áp dụng với vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức...

Ôtô bị hỏng do ngập nước có được bảo hiểm bồi thường không?

Bảo hiểm xe cơ giới là một trong những loại hình thuộc bảo hiểm phi nhân thọ quy định của pháp luật, xe cơ giới gồm các loại : ô tô, máy kép, xe máy thi công, xe máy nông...

Bán cà phê bằng xe đẩy bán hàng trên vỉa hè thì có vi phạm pháp luật không?

Các hoạt động khác trên đường phố phải thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 35 của Luật này, trường hợp đặc biệt, việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố vào mục đích khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không được làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao...

Dừng đèn đỏ ở làn rẽ trái có bị phạt không?

Quy định về sử dụng làn đường Theo Luật giao thông đường bộ 2008, quy định về Việc Sử dụng làn đường như sau: – Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi