Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn luật giao thông Cảnh sát giao thông có được kiểm tra hàng hóa trên xe không?
  • Thứ năm, 17/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 179 Lượt xem

Cảnh sát giao thông có được kiểm tra hàng hóa trên xe không?

Cảnh sát giao thông có quyền Kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ, giấy tờ của người điều khiển phương tiện giao thông, giấy tờ của phương tiện giao thông và giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện giao thông đang kiểm soát theo quy định của pháp luật; kiểm soát việc thực hiện các quy định về hoạt động vận tải đường bộ theo quy định của pháp luật.

Cảnh sát giao thông có những quyền hạn gì khi tuần tra, kiểm soát?

Theo Điều 8 của Thông tư 65/2020 TT-BCA quy định quyền hạn của Cảnh sát giao thông trong tuần tra, kiểm soát như sau:

Điều 8. Quyền hạn của Cảnh sát giao thông trong tuần tra, kiểm soát

1. Được dừng các phương tiện tham gia giao thông đường bộ (sau đây viết gọn là phương tiện giao thông) theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, Thông tư này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ, giấy tờ của người điều khiển phương tiện giao thông, giấy tờ của phương tiện giao thông và giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện giao thông đang kiểm soát theo quy định của pháp luật; kiểm soát việc thực hiện các quy định về hoạt động vận tải đường bộ theo quy định của pháp luật.

2. Được áp dụng các biện pháp ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm về giao thông đường bộ, trật tự xã hội và các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật.

3. Được yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp, hỗ trợ giải quyết tai nạn, ùn tắc, cản trở giao thông hoặc trường hợp khác gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Trong trường hợp cấp bách để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội hoặc để ngăn chặn hậu quả thiệt hại cho xã hội đang xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra, Cảnh sát giao thông đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được huy động phương tiện giao thông, phương tiện thông tin liên lạc, phương tiện khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người đang điều khiển, sử dụng phương tiện đó. Việc huy động được thực hiện dưới hình thức yêu cầu trực tiếp hoặc bằng văn bản.

4. Được trang bị, lắp đặt, sử dụng phương tiện giao thông, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.

5. Được tạm thời đình chỉ đi lại ở một số đoạn đường nhất định, phân lại luồng, phân lại tuyến và nơi tạm dừng, đỗ phương tiện giao thông khi có tình huống ách tắc giao thông, tai nạn giao thông hoặc khi có yêu cầu cần thiết khác về bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

6. Thực hiện các quyền hạn khác của lực lượng Công an nhân dân theo quy định của pháp luật.

Cảnh sát giao thông được tuần tra, kiểm soát trong phạm vi nào?

– Phòng Cảnh sát giao thông, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Phòng Cảnh sát giao thông) bố trí lực lượng, tổ chức tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên các tuyến giao thông đường bộ trong phạm vi địa giới hành chính của địa phương, gồm:

+ Các tuyến đường cao tốc chỉ nằm trong phạm vi địa giới hành chính của 01 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

+ Các tuyến quốc lộ trọng điểm, quốc lộ có tình hình trật tự, an toàn giao thông phức tạp (bao gồm cả các đoạn đường tránh quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và thị trấn thuộc huyện); các tuyến giao thông đường bộ có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương;

Trường hợp các tuyến giao thông đường bộ được cải tạo, nâng cấp thành quốc lộ, tuyến quốc lộ được xây dựng mới hoặc do thay đổi địa giới hành chính địa phương, do yêu cầu của công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phải điều chỉnh phân công, phân cấp tuyến, địa bàn tuần tra, kiểm soát, thì Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết gọn là Giám đốc Công an cấp tỉnh) báo cáo về Cục Cảnh sát giao thông để tổng hợp, báo cáo đề xuất Bộ trưởng Bộ Công an quyết định phân công, phân cấp theo quy định;

+ Các tuyến đường đô thị thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: Các tuyến đường chính, tuyến đường có tình hình trật tự, an toàn giao thông phức tạp;

+ Trường hợp cần thiết, tổ chức lực lượng thực hiện hoặc chủ trì, phối hợp với Công an huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Công an cấp huyện), các lực lượng liên quan thực hiện kế hoạch tuần tra, kiểm soát trên các tuyến giao thông đường bộ theo kế hoạch của Giám đốc Công an cấp tỉnh, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông.

– Công an cấp huyện bố trí lực lượng, tổ chức tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên các tuyến giao thông đường bộ trong phạm vi địa giới hành chính, gồm:

+ Các tuyến quốc lộ, đoạn quốc lộ không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;

+ Các đoạn quốc lộ thuộc các tuyến quốc lộ quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đi qua thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thị trấn thuộc huyện theo kế hoạch của Giám đốc Công an cấp tỉnh, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông;

+ Các tuyến đường tỉnh; đường huyện; đường xã; đường chuyên dùng; đường đô thị không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;

+ Phối hợp với Phòng Cảnh sát giao thông tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên các tuyến giao thông đường bộ trong phạm vi địa giới hành chính theo kế hoạch của Giám đốc Công an cấp tỉnh, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông.

– Căn cứ quy định nêu trên và tình hình thực tế các tuyến giao thông đường bộ của địa phương, Giám đốc Công an cấp tỉnh ban hành quyết định phân công, bố trí lực lượng của Phòng Cảnh sát giao thông, Công an cấp huyện thực hiện tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên tuyến, địa bàn được phân công, phân cấp theo quy định. Quyết định gửi về Bộ Công an (qua Cục Cảnh sát giao thông) để theo dõi, chỉ đạo.

Nội dung tuần tra của Cảnh sát giao thông gồm những gì?

 Nội dung tuần tra của Cảnh sát giao thông gồm:

– Giám sát, nắm tình hình trật tự, an toàn giao thông trên các tuyến giao thông đường bộ, việc chấp hành pháp luật về giao thông đường bộ và các quy định khác của pháp luật có liên quan của người và phương tiện tham gia giao thông. Kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật;

– Hướng dẫn, điều khiển, giải quyết ùn tắc giao thông hoặc phối hợp giải quyết ùn tắc, sự cố giao thông trên tuyến giao thông đường bộ khi tuần tra, kiểm soát;

– Thực hiện các nội dung công tác khác được cấp có thẩm quyền giao theo quy định của pháp luật;

Nội dung tuần tra phải thể hiện trong kế hoạch tuần tra, kiểm soát đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Nội dung kiểm soát của Cảnh sát giao thông gồm những gì?

Nội dung kiểm soát của Cảnh sát giao thông gồm:

– Kiểm soát các giấy tờ có liên quan đến người và phương tiện giao thông, gồm: Giấy phép lái xe; Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, Bằng hoặc Chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng; Giấy đăng ký xe; Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng (đối với loại xe có quy định phải kiểm định); Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và các giấy tờ khác có liên quan theo quy định của pháp luật;

– Kiểm soát các điều kiện tham gia giao thông của phương tiện giao thông

Thực hiện kiểm soát theo trình tự từ trước ra sau, từ trái qua phải, từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới;

Kiểm soát hình dáng, kích thước bên ngoài, màu sơn, biển số phía trước, phía sau và hai bên thành phương tiện giao thông theo quy định;

Kiểm soát điều kiện an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy chuyên dùng;

– Kiểm soát việc chấp hành các quy định của pháp luật về hoạt động vận tải đường bộ.

Cảnh sát giao thông có được kiểm tra hàng hóa trên xe không?

Một trong những quyền của Cảnh sát giao thông đó là thực hiện Kiểm soát hoạt động vận tải đường bộ, cụ thể:

– Kiểm soát quy cách, kích thước hàng hóa, đồ vật chuyên chở (dài, rộng, cao); chủng loại, trọng lượng hàng hóa hoặc số người trên phương tiện so với nội dung quy định tại các loại giấy tờ;tính hợp pháp của hàng hóa và các biện pháp bảo đảm an toàn;

– Trường hợp có căn cứ cho rằng trong phương tiện vận tải; đồ vật có cất giấu tang vật vi phạm hành chính và người tham gia giao thông có cất giấu trong người đồ vật; phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính thì được khám phương tiện vận tải, đồ vật và khám người theo thủ tục hành chính; khi tiến hành khám phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;

– Trường hợp phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì lập biên bản vụ việc, tạm giữ người, tang vật, phương tiện, giấy tờ, tài liệu có liên quan; báo cáo cấp có thẩm quyền để xin ý kiến chỉ đạo giải quyết; việc tạm giữ người, tang vật, phương tiện, giấy tờ, tài liệu có liên quan phải thực hiện đúng quy định của pháp luật.

Như vậy Cảnh sát giao thông khi thực hiện việc kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ; xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ đối với người; và phương tiện tham gia giao thông đường bộ có quyền kiểm soát hàng hoá và các loại giấy tờ liên quan với hàng hoá để đối chiếu; và kiểm soát quy cách, kích thước hàng hóa, đồ vật chuyên chở (dài, rộng, cao), chủng loại, trọng lượng hàng hóa hoặc số người trên phương tiện so với nội dung quy định tại các loại giấy tờ, tính hợp pháp của hàng hóa và các biện pháp bảo đảm an toàn.

Trên đây là một số chia sẻ của Công ty Luật Hoàng Phi về: Cảnh sát giao thông có được kiểm tra hàng hóa trên xe không? Khách hàng theo dõi bài viết, có vướng mắc khác vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật 1900.6557 để được hỗ trợ nhanh chóng, tận tình.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Dừng đèn đỏ có được sử dụng điện thoại?

Hành vi sử dụng điện thoại, nghe điện thoại khi dừng đèn đỏ là vi phạm an toàn giao thông. Người tham gia giao thông chỉ được sử dụng điện thoại khi đã dừng đỗ xe vào lề đường hoặc các vị trí cho phép dừng đỗ...

Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính là bao nhiêu ngày?

Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính thông thường là 07 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Thời hạn tối đa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 67 ngày (áp dụng với vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức...

Ôtô bị hỏng do ngập nước có được bảo hiểm bồi thường không?

Bảo hiểm xe cơ giới là một trong những loại hình thuộc bảo hiểm phi nhân thọ quy định của pháp luật, xe cơ giới gồm các loại : ô tô, máy kép, xe máy thi công, xe máy nông...

Bán cà phê bằng xe đẩy bán hàng trên vỉa hè thì có vi phạm pháp luật không?

Các hoạt động khác trên đường phố phải thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 35 của Luật này, trường hợp đặc biệt, việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố vào mục đích khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không được làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao...

Dừng đèn đỏ ở làn rẽ trái có bị phạt không?

Quy định về sử dụng làn đường Theo Luật giao thông đường bộ 2008, quy định về Việc Sử dụng làn đường như sau: – Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi