Trang chủ Văn bản pháp luật Các khoản chi phí không được khấu trừ khi tính thuế TNDN
  • Thứ ba, 24/05/2022 |
  • Văn bản pháp luật |
  • 692 Lượt xem

Các khoản chi phí không được khấu trừ khi tính thuế TNDN

Thông tư số 78/2014/TT-BTC và Thông tư 96/2015/TT-BTC của Bộ tài chính quy định các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN là 37 khoản chi không được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Thông tư số 78/2014/TT-BTC và Thông tư 96/2015/TT-BTC của Bộ tài chính quy định các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN là 37 khoản chi không được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Mời các bạn cùng cập nhật và tải về tham khảo:

STTLoại chi phí không được trừChi tiết
1Khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Khoản 2 điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTCCác khoản chi không đáp ứng được đủ các điều kiện sau:

+ Thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;

+ Có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

+ Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

2Chi phí khấu hao tài sản cố định (TSCĐ)+ TSCĐ không sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

(trừ TSCĐ phục vụ cho NLĐ như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, phòng hoặc trạm y tế, cơ sở đào tạo, dạy nghề, thư viện, nhà trẻ, khu thể thao và các thiết bị, nội thất đủ điều kiện là TSCĐ lắp đặt trong các công trình nêu trên; bể chứa nước sạch, nhà để xe; xe đưa đón NLĐ, nhà ở trực tiếp cho NLĐ; chi phí xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm máy, thiết bị là TSCĐ dùng để tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp).

+ TSCĐ không có giấy tờ chứng minh thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (trừ TSCĐ thuê mua tài chính).

+ TSCĐ không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp theo chế độ quản lý TSCĐ và hạch toán kế toán hiện hành.

+ Phần trích khấu hao vượt mức quy định về trích khấu hao TSCĐ.

+ Khấu hao đối với TSCĐ đã khấu hao hết giá trị.

+ Phần trích khấu hao tương ứng với nguyên giá vượt trên 1,6 tỷ đồng/xe đối với ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (trừ: ô tô dùng cho kinh doanh vận tải hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn; ô tô dùng để làm mẫu và lái thử cho kinh doanh ô tô).

+ Phần trích khấu hao đối với TSCĐ là tàu bay dân dụng, du thuyền không sử dụng kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn (tàu bay dân dụng, du thuyền của các doanh nghiệp đăng ký và hạch toán trích khấu hao TSCĐ nhưng trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của doanh nghiệp không đăng ký ngành nghề vận tải hàng hoá, vận tải hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn).

+ Khấu hao đối với công trình trên đất vừa sử dụng cho sản xuất kinh doanh vừa sử dụng cho mục đích khác thì không được tính khấu hao vào chi phí được trừ đối với giá trị công trình trên đất tương ứng phần diện tích không sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

3Chi nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa phần vượt mức tiêu hao hợp lý.+ Phần chi vượt định mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá đối với một số nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa đã được Nhà nước ban hành định mức.
4Chi phí của doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ (không có hóa đơn, được phép lập Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào) nhưng không lập Bảng kê kèm theo chứng từ thanh toán cho người bán hàng, cung cấp dịch vụ+ Mua hàng hóa là nông, lâm, thủy sản của người sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra.

+ Mua sản phẩm thủ công làm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, song, mây, rơm, vỏ dừa, sọ dừa hoặc nguyên liệu tận dụng từ sản phẩm nông nghiệp của người sản xuất thủ công không kinh doanh trực tiếp bán ra.

+ Mua đất, đá, cát, sỏi của hộ, cá nhân tự khai thác trực tiếp bán ra.

+ Mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt.

+ Mua tài sản, dịch vụ của hộ, cá nhân không kinh doanh trực tiếp bán ra.

+ Mua hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, hộ kinh doanh (không bao gồm các trường hợp nêu trên) có mức doanh thu dưới ngưỡng doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng (100 triệu đồng/năm).

5Chi tiền thuê tài sản của cá nhân không có đầy đủ hồ sơ, chứng từ+ Doanh nghiệp thuê tài sản của cá nhân nhưng không có hợp đồng thuê tài sản và chứng từ trả tiền thuê tài sản.

+ Doanh nghiệp thuê tài sản của cá nhân mà tại hợp đồng thuê tài sản có thoả thuận doanh nghiệp nộp thuế thay cho cá nhân nhưng không có hợp đồng thuê tài sản, chứng từ trả tiền thuê tài sản và chứng từ nộp thuế thay cho cá nhân.

6Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động+ Các khoản tiền lương, tiền thưởng, chi mua bảo hiểm nhân thọ cho NLĐ không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.

+ Chi tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho NLĐ nhưng hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm thực tế chưa chi trừ trường hợp doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau liền kề. Mức dự phòng hàng năm do doanh nghiệp quyết định nhưng không quá 17% quỹ tiền lương thực hiện.

+ Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (do một cá nhân làm chủ); thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị mà những người này không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh.

7Chi trang phục+ Chi bằng hiện vật cho người lao động không có hóa đơn, chứng từ.

+ Chi bằng tiền cho người lao động vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm.

8Chi thưởng sáng kiến, cải tiếnDoanh nghiệp không có quy chế quy định cụ thể về việc chi thưởng sáng kiến, cải tiến, không có hội đồng nghiệm thu sáng kiến, cải tiến.
9Chi phụ cấp tàu xe đi nghỉ phép không đúng theo quy định của Bộ Luật Lao động.

+ Không có đầy đủ hóa đơn, chứng từ.

+ Thực hiện không đúng theo quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp khi khoán tiền đi lại, tiền ở, phụ cấp cho người lao động đi công tác.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (4 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019

Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 và Luật Viên chức số...

Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019

Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019 quy định biện pháp giảm mức tiêu thụ rượu, bia; biện pháp quản lý việc cung cấp rượu, bia; biện pháp giảm tác hại của rượu, bia; điều kiện bảo đảm cho hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia; quản lý nhà nước và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống tác hại của rượu,...

Thông tư số 04/2020/TT-BTP quy định chi tiết Luật Hộ tịch

Thông tư số 04/2020/TT-BTP quy định chi tiết Luật Hộ tịch là nội dung được chúng tôi chia sẻ trong bài viết này. Mời Quý vị theo...

Luật Lý lịch tư pháp số 28/2009/QH12

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10, Quốc hội ban hành Luật lý lịch tư pháp số...

Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp tới Quý đôc giả thông tin Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm...

Xem thêm