Trang chủ Dịch vụ Sở hữu trí tuệ Các bước đăng ký thương hiệu tại Hà Nam thế nào?
  • Thứ tư, 24/01/2024 |
  • Dịch vụ Sở hữu trí tuệ |
  • 1231 Lượt xem

Các bước đăng ký thương hiệu tại Hà Nam thế nào?

Đăng ký thương hiệu tại Hà Nam được thực hiện như thế nào? Trong bài viết này, Luật Hoàng Phi sẽ cùng Quý khách hàng tìm hiểu.

Đến thời điểm này, có rất nhiều cách hiểu khác nhau về giá trị của thương hiệu, nhưng cốt lõi của vấn đề vẫn là làm sao để thương hiệu của chủ sở hữu không bị xâm phạm, biện pháp tốt nhất lúc này chính là đăng ký bảo hộ thương hiệu sau khi sáng tạo ra.

Với mong muốn được hỗ trợ tận tình và giải đáp rõ ràng cho Quý khách hiểu đăng ký bảo hộ thương hiệu là gì? Đăng ký thương hiệu tại Hà Nam như thế nào? Luật Hoàng Phi chúng tôi, sẽ cung cấp những thông tin liên quan đến bảo hộ thương hiệu trong bài viết này, để cá nhân, tổ chức hiểu hơn về thủ tục pháp lý quan trọng này.

Đôi nét về tỉnh Hà Nam

Tỉnh Hà Nam cách thủ đô Hà Nội hơn 50 km, là cửa ngõ phía nam của thủ đô; phía bắc giáp với tỉnh Hà Tây, phía đông giáp với Hưng Yên và Thái Bình, nam giáp Nam Định và Ninh Bình, phía tây giáp Hòa Bình.  Vị trí địa lý này tạo rất nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế và xã hội của tỉnh.
Nằm trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc-Nam, trên địa bàn tỉnh có quốc lộ 1A và đường sắt Bắc – Nam chạy qua với chiều dài gần 50 km và các tuyến đường giao thông quan trọng khác như quốc lộ 21, quốc lộ 21B, quốc lộ 38. Hơn 4.000 km đường bộ bao gồm các đường quốc lộ, tỉnh lộ cùng các tuyến giao thông liên huyện, liên xã, thị xã, thị trấn đã được rải nhựa hoặc bê tông hóa, hơn 200km đường thủy có luồng lạch đi lại thuận tiện với 42 cầu đường đã được xây dựng kiên cố và hàng nghìn km đường giao thông nông thôn tạo thành một mạng lưới giao thông khép kín, tạo điều kiện thuận lợi về đi lại và vận chuyển hàng hóa cho các phương tiện cơ giới.
Từ thị xã Phủ Lý có thể đi tới các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Hồng một cách nhanh chóng và thuận tiện.
Vị trí chiến lược quan trọng cùng hệ thống giao thông thủy, bộ, sắt tạo cho Hà Nam lợi thế rất lớn trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa – xã hội, khoa học – kỹ thuật với các tỉnh trong vùng và cả nước, đặc biệt là với thủ đô Hà Nội và vùng trọng điểm phát triển kinh tế Bắc Bộ.

Đăng ký thương hiệu tại Hà Nam có quan trọng không?

+ Khác với các đối tượng khác của sở hữu trí tuệ, riêng với thương hiệu muốn được bảo hộ chủ sở hữu phải tiến hành đăng ký thương hiệu độc quyền mới xác lập được các quyền của chủ sở về cả nhân thân và tài sản;

+ Sau khi được pháp luật bảo vệ, các chủ thể khác sẽ không được phép sử dụng thương hiệu của chủ sở hữu.  Nếu có các hành vi xâm phạm, hay cạnh tranh không lành mạnh, chủ sở hữu có quyền tự bảo vệ, khởi kiện tại cơ quan có thẩm quyền hay nhờ các cơ quan chức năng can thiệp để xử lý;

+ Không những vậy, thương hiệu được bảo hộ còn giúp Quý khách quảng bá thương hiệu rộng rãi, tạo niềm tin từ người dùng trên thị trường. Từ đó, góp phần phát triển thương hiệu, thu hút đầu tư, tăng thêm lợi nhuận.

Từ những lợi ích cơ bản trên, chắc chắn các doanh nghiệp khi tạo ra thương hiệu riêng nên đăng ký thương hiệu tại Hà Nam cũng như trên cả nước.

Các bước đăng ký thương hiệu tại Hà Nam

Quý vị có nhu cầu đăng ký thương hiệu tại Hà Nam có thể tự mình hoặc ủy quyền cho đại diện hợp pháp thực hiện các bước như sau:

Bước 1: Thiết kế, tra cứu thương hiệu

Thương hiệu để được bảo hộ như một nhãn hiệu cần đáp ứng hai điều kiện chung theo Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ, đó là nhìn thấy được và có khả năng phân biệt.

Theo đó, Quý vị phải có mẫu thương hiệu được thể hiện bằng chữ cái, hình ảnh, màu sắc,…đồng thời nên thực hiện tra cứu để đánh giá khả năng trùng, tương tự đến mức gây nhầm lẫn của thương hiệu đã thiết kế. Trường hợp khả năng trùng, tương tự cao, Quý vị có sự điều chỉnh mẫu thương hiệu đăng ký. Như vậy, việc tra cứu thương hiệu trước khi soạn hồ sơ sẽ giúp tiết kiệm thời gian, công sức và đảm bảo hiệu quả cao hơn khi thực hiện thủ tục. Có hai cách thức tra cứu Quý vị có thể áp dụng là tra cứu sơ bộ và tra cứu chuyên sâu. Trong đó, tra cứu chuyên sâu có thể đảm bảo sự chính xác tới 90% do được chủ thể có chuyên môn thực hiện. Quý vị có nhu cầu thực hiện hãy liên hệ chúng tôi qua hotline 0981.378.999 (Mr. Nam) để được tư vấn, hỗ trợ.

Bước 2: Soạn hồ sơ đăng ký thương hiệu tại Hà Nam

Hồ sơ đăng ký thương hiệu tại Hà Nam theo hồ sơ đăng ký nhãn hiệu chung gồm các giấy tờ, tài liệu như sau:

– 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu 04-NH Phụ lục A ban hành kèm theo Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN;

– 05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo (mẫu nhãn hiệu kèm theo phải giống hệt mẫu nhãn hiệu dán trên tờ khai đơn đăng ký kể cả về kích thước và màu sắc;

– Chứng từ nộp phí, lệ phí;

– Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn đăng ký nộp thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);

– Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…);

– Tài liệu xác nhận quyền đăng ký;

– Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;

– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên);

Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận, ngoài các tài liệu tối thiểu nêu trên, đơn đăng ký cần phải có thêm các tài liệu sau:

– Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận;

– Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);

– Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu chứa địa danh hoặc dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).

– Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký thương hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ

Cục Sở hữu trí tuệ có thẩm quyền tiếp nhận, xử lý hồ sơ hay đơn đăng ký thương hiệu. Để được Cục tiếp nhận, xử lý, Quý vị nộp hồ sơ bản giấy trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về một trong các địa chỉ như sau:

– Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Ngoài ra, trong trường hợp có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền sở hữu công nghiệp, Quý vị có thể nộp hồ sơ trực tuyến.

Bước 4: Theo dõi việc xử lý hồ sơ của Cục Sở hữu trí tuệ, nhận văn bằng bảo hộ nếu đáp ứng điều kiện

Kể từ ngày được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận, hồ sơ đăng ký thương hiệu được Cục Sở hữu trí tuệ xử lý theo trình tự thẩm định hình thức đơn, công bố đơn và thẩm định nội dung đơn. Quá trình này thường kéo dài trên hai năm, trong thời gian này, Quý vị cần theo dõi sát sao quá trình xử lý hồ sơ của Cục Sở hữu trí tuệ và có phản hồi thích hợp trước các yêu cầu của Cục. Trường hợp thương hiệu đáp ứng các điều kiện bảo hộ, Quý vị nộp phí xin cấp văn bằng bảo hộ theo quy định để nhận văn bằng bảo hộ.

Chi phí đăng ký thương hiệu tại Hà Nam

Những khoản phí, lệ phí cơ bản cần nộp khi đăng ký bảo hộ thương hiệu, Quý khách có thể tra cứu cụ thể trong Thông tư 263/2016/TT-BTC.

Đối với một nhóm đăng ký không quá 06 sản phẩm, dịch vụ và nộp trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ thì các khoản phí, lệ phí cụ thể như sau:

+ Lệ phí nộp tờ đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu sản phẩm, dịch vụ: 150 nghìn đồng;

+ Lệ phí công bố đơn: 120 nghìn đồng;

+ Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu: 120 nghìn đồng;

+ Lệ phí công bố văn bằng bảo hộ; 120 nghìn đồng;

+ Phí thẩm định nội dung: 550 nghìn đồng;

+ Phí tra cứu thông tin: 180 nghìn đồng;

+ Phí thẩm định để hưởng quyền ưu tiên nếu có : 600 nghìn đồng.

Tùy vào nhu cầu đăng ký bảo hộ thương hiệu của chủ sở hữu các khoản nghĩa vụ tài chính có thể tăng lên từ nhóm sản phẩm, dịch vụ thứ 07 trở đi.

Tại sao nên đăng ký thương hiệu tại Luật Hoàng Phi?

– Luật Hoàng Phi là một trong những đơn vị uy tín chuyên cung cấp dịch vụ đăng ký thương hiệu uy tín, nhanh gọn, chất lượng nhất. Chúng tôi tự tin là nơi mang đến cho Quý Quý khách hàng sự trải nghiệm chất lượng dịch vụ tối ưu, giúp Quý khách hàng có thể tiết kiệm chi phí, thời gian và yên tâm phát triển thương hiệu của mình;

– Với Luật Hoàng Phi chúng tôi, niềm tin yêu của Quý khách hàng luôn là kim chỉ nam khi thực hiện các dịch vụ, các giải đáp tư vấn của chúng tôi hướng đến sự hiệu quả nhất, đảm bảo kết quả tốt đẹp mà Quý khách mong muốn;

– Luật Hoàng Phi còn là nơi hỗ trợ giải đáp tận tình mọi thông tin và thắc mắc khi Quý khách khi có nhu cầu, không chỉ sở hữu trí tuệ mà chúng tôi còn cung cấp các dịch vụ doanh nghiệp, giấy phép, tư vấn pháp luật,… thông qua tất cả các kênh từ tư vấn trực tiếp đến gián tiếp bởi những chuyên gia hàng đầu của chúng tôi.

Để liên hệ với Luật Hoàng Phi, khi Quý khách hàng có mong muốn sử dụng dịch vụ hay muốn tư vấn chi tiết về các vấn đề liên quan đến đăng ký thương hiệu tại Hà Nam, Quý khách có thể để lại thông tin qua hòm thư điện tử: lienhe@luathoangphi.vn

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

Năng lực của Luật Hoàng Phi trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Đăng ký thương hiệu thực phẩm bổ sung

Hiện nay tình trạng xâm phạm sở hữu trí tuệ hiện nay diễn ra khá phổ biến và phức tạp tại Việt Nam và trên thế giới, cùng với việc hội nhập kinh thế thì việc bảo vệ thương hiệu là việc làm vô cùng cần thiết đối với mỗi tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khi kinh...

Đăng ký thương hiệu linh kiện máy tính

Để giúp Quý độc giả có thêm thông tin khi thực hiện Đăng ký thương hiệu linh kiện máy tính, chúng tôi thực hiện bài viết này với những chia sẻ, do đó, Quý vị đừng bỏ...

Đăng ký thương hiệu bếp nướng

Khi đăng ký thương hiệu vếp nướng thành công, đây là căn cứ để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý những cá nhân, tổ chức có hành vi xâm phạm quyền đối với thương hiệu của...

Đăng ký thương hiệu cho máy bơm

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ về Đăng ký thương hiệu cho máy bơm. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Đăng ký thương hiệu dịch vụ chăm sóc cây trồng

Việc đăng ký thương hiệu cho dịch vụ chăm sóc cây trồng đem lại nhiều lợi ích to lớn khiến nhiều cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp không thể bỏ qua thủ tục bảo hộ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi