Trang chủ Biểu Mẫu Biên bản bàn giao công việc khi chuyển công tác
  • Thứ ba, 25/04/2023 |
  • Biểu Mẫu |
  • 5207 Lượt xem

Biên bản bàn giao công việc khi chuyển công tác

Biên bản bàn giao công việc là loại giấy tờ mà người lao động bắt buộc phải viết và giao nộp trước khi nghỉ thai sản, nghỉ việc hay thuyên chuyển công tác sang bộ phận khác, việc thực hiện biên bản sẽ giúp quá trình nghỉ việc/chuyển việc của người lao động trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Khi chuyển công tác, ngoài những thủ tục nghỉ việc theo quy định của pháp luật và sự thỏa thuận của công ty một việc quan trọng không kém đó chính là bàn giao công việc. Đây là một công việc thể hiện tính chuyên nghiệp và cũng là nghĩa vụ của người lao động khi chuyển công tác.

Chính vì thế, trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan đến vấn đề: Biên bản bàn giao công việc khi chuyển công tác.

Biên bản bàn giao công việc là gì?

Biên bản bàn giao công việc là loại giấy tờ mà người lao động bắt buộc phải viết và giao nộp trước khi nghỉ thai sản, nghỉ việc hay thuyên chuyển công tác sang bộ phận khác, việc thực hiện biên bản sẽ giúp quá trình nghỉ việc/chuyển việc của người lao động trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Từ việc hoàn thành biên bản bàn giao công việc, người tiến hành bàn giao sẽ rà soát lại tất cả những công việc mình đã thực hiện, công việc mình được phân công mà đang làm dang dở cũng như thống kê các loại tài liệu, dụng cụ, thiết bị … mà bản thân người bàn giao đã sử dụng trong quá trình làm việc tại đơn vị.

Người nhận bàn giao sẽ đóng vai trò người thay thế tức là sẽ tiếp tục làm những công việc mà người rời đi để lại cũng như tiếp nhận các loại tài sản, dụng cụ của người cũ để sử dụng cho công việc.

Ý nghĩa của việc lập biên bản bàn giao công việc

Việc hoàn thành biên bản bàn giao công việc là việc cần thiết và có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình chuyển công tác, cụ thể:

– Thể hiện trách nhiệm, tính chuyên nghiệp trong công việc của cá nhân: Trước khi nghỉ, việc lập biên bản bàn giao công việc đầy đủ, chi tiết sẽ thể hiện tính cách, trách nhiệm của một người lao động đối với công việc và doanh nghiệp của mình. Điều này sẽ để lại một ấn tượng tốt đẹp trong mắt ban lãnh đạo và đồng nghiệp. Việc này rất quan trọng đối với mỗi lao động xin nghỉ đẻ tìm một công việc mới.

Do đó, biên bản bàn giao công việc trước khi chuyển công tác với các mục chi tiết cùng sự hướng dẫn của người bàn giao sẽ hỗ trợ rất nhiều cho người tiếp nhận đẻ biết rõ hơn về công việc và cách xử lý công việc.

– Thực hiện đúng quy trình làm việc: Việc bàn giao và hướng dẫn người tiếp nhận không chỉ thể hiện trách nhiệm của người lao động mà còn là yêu cầu cần thiết trong quy trình làm việc tại các doanh nghiệp. Quy trình này phải được thực hiện nghiêm túc và có sự tham gia đầy đủ của người bàn giao và người tiếp nhận bàn giao.

– Bảo vệ quyền lợi cho các bên sau khi bàn giao: Người lao động phải hoàn thiện tốt biên bản bàn giao công việc trước khi chuyển công tác để bảo vệ chính bản thân người lao động, tránh xảy ra những tình huống không mong muốn về sau như:

+ Văn bản, tài liệu quan trọng liên quan đến công việc bị xóa bỏ.

+ Bồi thường khi thất thoát tài liệu, tài sản .

+ Bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ có thể bị phát tán, rò rỉ ra bên ngoài gây tổn thất cho doanh nghiệp.

+ Công cụ, dụng cụ, tài sản chung bị chiếm dụng thành tài sản riêng.

– Không làm ảnh hưởng đến người khác:

+ Nếu người lao động chuẩn bị nghỉ việc không bàn giao công việc thì chắc chắn những người tiếp nhận vị trí mới sẽ mất rất nhiều thời gian, gặp khó khăn trong việc tiếp nhận và từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của cả tập thể. Do đó, đừng vì sự ích kỷ của bản thân hay những bất mãn trong công việc mà không bàn giao công việc.

+ Mẫu biên bản bàn giao công việc của mỗi người thường điểm, thống kê chi tiết mục công việc của người bàn giao, đến thời điểm người tiếp nhận đơn bàn giao này sẽ biết rõ hơn về công việc.

– Thực hiện đúng với quy trình và hợp đồng lao động đã ký kết:

+ Đối với những người nhân viên mới thay thế vị trí của bạn thì ngoài việc bàn giao công việc cần phải hướng dẫn lại họ để đảm nhiệm tốt công việc của bạn và tất nhiên công việc của bạn vì thế mà không bị gián đoạn gây hại cho công ty.

+ Quy trình bàn giao công việc cần phải được thực hiện nghiêm túc và phối hợp của các phòng ban có liên quan.

Nội dung của biên bản bàn giao công việc

Đối với từng doanh nghiệp khác nhau thì quy trình lập và lưu hành mẫu biên bản bàn giao công việc tương ứng phù hợp. Tuy nhiên, biên bản bàn giao công việc cần đảm bảo cung cấp các nội dung cụ thể:

– Quốc hiệu, tiêu ngữ và tiêu đề của biên bản bàn giao công việc.

– Thời gian, địa điểm bàn giao.

– Trình bày thông tin người bàn giao và người nhận bàn giao một cách đây đủ (họ và tên, ngày/tháng/năm sinh, giới tính, số căn cước công dân, ngày cấp, nơi thường trú, tạm trú …).

– Thời gian bàn giao, lý do diễn ra quá trình bàn giao.

– Danh sách, những đầu mục công việc cần bàn giao.

– Đưa ra lời cam đoan,

– Các bên tham gia vào quá trình bàn giao ký tên xác nhận.

Biên bản bàn giao công việc khi chuyển công tác

Quý vị có thể tham khảo mẫu Biên bản bàn giao công việc khi chuyển công tác dưới đây:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN

BÀN GIAO CÔNG VIỆC

 

Hôm nay, ngày … tháng … năm ……. Tại công ty: ……………………………………………

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………

Chúng tôi bao gồm:

I. Đại diện các bên tham gia vào công tác nhận bàn giao:

1. Ông/bà: …………………………………… Chức danh: …………………………………………..

2. Ông/bà: …………………………………… Chức danh: …………………………………………..

3. Ông/bà: …………………………………… Chức danh: …………………………………………..

4. Ông/bà: …………………………………… Chức danh: …………………………………………..

5. Ông/bà: …………………………………… Chức danh: …………………………………………..

II. Người tiến hành bàn giao:

Ông/bà: ……………………………………….. Chức vụ: ……………………………………………..

Thuộc phòng/ban: ……………………………………………………………………………………….

Đã thực hiện bàn giao công việc với những nội dung bàn giao sau đây:

1. Công việc:

STTNội dung bàn giaoNgười nhận bàn giaoGhi chú

2. Hồ sơ, tài liệu:

STTTên tài liệuNgười nhận bàn giaoGhi chú

Biên bản bàn giao này được tiền hành từ …. giờ … phút và kết thúc … giờ … phút cùng ngày. Các bên tiến hành cùng nhất trí các nội dung đã trình bày phía trên.

 

Biên bản bàn giao công việc được lập thành hai (02), mỗi bên giữ một (01) bản có giá trị pháp lý như nhau.

 

          Quản lý bộ phận              Người nhận bàn giao                           Người bàn giao

 

 

Như vậy, biên bản bàn giao công việc khi chuyển công tác đã được chúng tôi trình bày chi tiết trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã trình bày ý nghĩa của việc bàn giao công việc khi chuyển công tác cũng như nội dung của biên bản này.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty TNHH

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty TNHH là gì? Quý độc giả hãy cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết sau...

Mẫu văn bản cho phép sử dụng nhãn hiệu

Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty hợp danh

Tại thời điểm cá nhân, tổ chức góp đủ phần vốn góp sẽ được cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp tương ứng với giá trị phần vốn đã...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn hợp tác xã

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải thông báo với cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty cổ phần

Việc góp vốn vào công ty cổ phần sẽ được lữu giữ và giám sát bởi sổ đăng ký cổ đông quy định tại Điều 122 Luật Doanh nghiệp...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi