Trang chủ Biểu Mẫu Hợp đồng thông minh là gì theo quy định 2024?
  • Thứ ba, 02/01/2024 |
  • Biểu Mẫu |
  • 2476 Lượt xem

Hợp đồng thông minh là gì theo quy định 2024?

Hợp đồng thông minh được coi như một phầm mềm ứng dụng máy tính, đang dần trở nên phổ biến bởi sự tiện lợi và hiệu quả mà nó mang lại.

Đối với các cơ quan, doanh nghiệp nước ngoài, việc ứng dụng hợp đồng thông minh đang rất phổ biến và được dùng trong rất nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên ở Việt Nam, hình thức này còn rất mới và chưa được phổ biến rộng rãi.

Vậy trong bài viết này, Luật Hoàng Phi sẽ giới thiệu hợp đồng thông minh là gì và đưa ra những ví dụ minh họa để Quý vị nắm rõ.

Hợp đồng thông minh là gì?

Hợp đồng thông minh (smart contracts) là hợp đồng điện tử, một ứng dụng hay một chương trình được lập trình bắt buộc thực hiện các điều khoản hợp đồng được thực hiện bởi một bộ quy tắc cụ thể.

Hợp đồng thông minh (smart contract) là một loại hợp đồng kỹ thuật số được lập trình để tự động hoàn thành các điều khoản và điều kiện được đưa ra trong hợp đồng mà không cần sự can thiệp của bất kỳ bên thứ ba nào. Nó được lưu trữ và thực thi trên một mạng blockchain, như Ethereum.

Hợp đồng thông minh được viết dưới dạng mã lệnh và được thiết kế để thực hiện các chức năng phức tạp bằng cách sử dụng các phép toán logic và kỹ thuật mã hóa. Hợp đồng thông minh có khả năng thực hiện các hành động, chẳng hạn như chuyển tiền, phân phối tài sản hoặc kiểm tra điều kiện, tùy thuộc vào các điều khoản được lập trình sẵn trong nó.

Hợp đồng thông minh giúp tăng tính minh bạch và độ tin cậy trong các giao dịch thương mại, bởi vì nó tự động hoàn thành các điều khoản và điều kiện của hợp đồng mà không cần sự can thiệp của bất kỳ bên thứ ba nào. Nó cũng giúp giảm thiểu sự phụ thuộc vào các bên trung gian và giảm thiểu rủi ro và chi phí liên quan đến các giao dịch thương mại.

Một ví dụ phổ biến về hợp đồng thông minh là các giao dịch tài chính trên blockchain, ví dụ như việc chuyển tiền, phân phối tài sản hoặc kiểm tra điều kiện đúng hạn. Hợp đồng thông minh cũng có thể được sử dụng trong các lĩnh vực khác như bảo hiểm, bất động sản, thương mại điện tử và nhiều lĩnh vực khác.

Cách thức hoạt động của hợp đồng thông minh

– Hợp đồng thông minh hoạt động như một phần mềm ứng dụng trên máy tính. Hợp đồng thông minh thực hiện trong trường họp thỏa mãn các điều kiện nhất định hay đơn giản, hợp đồng thông minh chỉ là một đoạn mã chạy trên hệ thống phân tán.

– Hợp đồng thông minh do máy tính kiểm soát và EOA (EOA là viết tắt của externally owne account nghĩa là tài khoản độc lập) sẽ là người dùng kiểm soát. Bởi hợp đồng thông minh thực thi, quản lý các hoạt động trên hệ thống phân tán  khi các người dùng tương tác.

– Hợp đồng thông minh được xây dựng trên một mã hợp đồng và khóa công khai. Khóa công khai bao gồm 02 loại: khóa do người tạo hợp đồng cung cấp và khóa đại diện cho hợp đồng có vai trò như mã định danh kỹ thật cho mỗi hợp đồng.

– Hợp đồng thông minh hoạt động thông qua hệ thống phân tán và được kích hoạt một EOA kích hoạt.

Hợp đồng thông minh có những đặc điểm như sau:

– Hợp đồng thông minh chỉ thực hiện các hoạt động đã được lập trình để thực hiện khi các tác vụ thỏa mãn các điều kiện, và kết quả của hợp đồng thông minh không thay đổi do người dùng là ai.

– Hợp đồng thông minh chỉ thực hiện các hành động khi được kích hoạt và sẽ tự động hóa tất cả tác vụ.

– Sau khi kích hoạt, hợp đồng thông minh không thể sửa đổi mà chỉ có thể xóa nếu được cài đặt từ trước.

– Hợp đồng thông minh hoạt động trên hệ thống phân tán công khai, ai cũng có thể xem mà không thay đổi được mã nguồn.

Hợp đồng thông minh có những ưu điểm và khuyết điểm nào?

Hợp đồng thông minh là hợp đồng điện tử và có những ưu điểm và khuyết điểm nhất định:

– Ưu điểm:

+ Hợp đồng thông minh có thể lập trình được vì thế khả năng tùy chỉnh cao, được thiết kế theo nhiều cách khác nhau.

+ Hợp đồng thông minh là chương trình tự thực hiện, có thể làm tăng tính minh bạch, rõ ràng và tiết kiệm chi phí hoạt động.

– Hạn chế của hợp đồng thông minh:

+ Là một hệ thống điện tử, hợp đồng thông minh mang đến rủi ro khi có khả năng bị tấn công hoặc gặp lỗi. Hợp đồng thông minh nên được các lập trình viên có khả năng cao và giàu kinh nghiệm tạo ra nhất là khi có chứa những bí mật kinh doanh hay giá trị hợp đồng lớn.

+ Hợp đồng thông minh chạy trên một hệ thống phân tán thay vì trên máy chủ tập trung nên khó hoặc không thể sửa đổi được hợp đồng.

+ Hợp đồng thông minh không thể thay đổi là ưu điểm, nhưng sẽ là khuyết điểm lớn nếu trong quá trình tạo lập hoặc thực hiện có lỗi, sai sót dẫn đến thông tin người dùng bị đánh cắp.

+ Hợp đồng thông minh không đảm bảo về tính pháp lý.

>>>> Tham khảo: Hợp đồng là gì?

Ví dụ về hợp đồng thông minh

Trên đây là nội dung giải đáp về hợp đồng thông minh là gì, và để hình dung rõ hơn về hợp đồng thông minh, Quý vị có thể theo dõi ví dụ sau về hợp đồng thông minh trong hoạt động ngân hàng:

Ngân hàng HSBC Úc ứng dụng hợp đồng thông minh trong việc triển khai mô hình khỏi nghiệp fintech Úc. Ngân hàng được mã hóa dữ liệu các quy định, điều kiện thành một bản không thể thay đổi bởi người dùng khác và có thể dễ dàng truy cập thông tin và cập nhật được. Điều này giúp ngân hàng giảm được nhiều chi phí nhân lực và đảm bảo các khách hàng tuân thủ theo các quy định đó.

Một ví dụ về hợp đồng thông minh là hợp đồng thông minh về việc mua bán tài sản trên blockchain, ví dụ như mua bán đất đai.

Trong ví dụ này, hợp đồng thông minh sẽ được xây dựng trên blockchain, nơi các điều khoản và điều kiện của hợp đồng được ghi lại trong mã và thực hiện tự động. Hợp đồng thông minh sẽ có khả năng tự động thực hiện các điều khoản và điều kiện mà không cần sự can thiệp của bất kỳ bên thứ ba nào.

Ví dụ: Người mua và người bán thống nhất về việc mua bán một mảnh đất đai bằng hợp đồng thông minh trên blockchain. Hợp đồng này sẽ chứa các điều khoản về giá trị đất đai, phí giao dịch và thời hạn giao dịch. Sau khi tất cả các điều kiện đã được đáp ứng, hợp đồng thông minh sẽ tự động chuyển đổi tiền tệ sang tài sản và chuyển đổi tài sản sang tiền tệ.

Hợp đồng thông minh còn có thể được sử dụng để theo dõi việc sở hữu đất đai sau khi giao dịch được thực hiện. Nếu người mua đủ điều kiện, hợp đồng thông minh sẽ tự động chuyển sở hữu đất đai sang người mua mà không cần sự can thiệp của bất kỳ bên thứ ba nào.

Điều này cho thấy rằng hợp đồng thông minh có thể giúp giảm thiểu sự phụ thuộc vào các bên trung gian và tăng tính minh bạch và độ tin cậy trong các giao dịch thương mại.

Ứng dụng của hợp đồng thông minh như thế nào?

Hợp đồng thông minh có thể sử dụng được trong nhiều trường hợp bao gồm cả lĩnh vực y tế, tài chính, bất động sản, bảo hiểm hay thậm chí là chăm sóc sức khỏe… Dưới đây chúng tôi sẽ đưa ra một số ứng dụng của hợp đồng thông minh:

– Trong dịch vụ logistics:

Dịch vụ logistics là một chuỗi cung ứng, là một hệ thống có nhiều khâu và nhiều bộ phận khác nhau, thực hiện các công việc khác nhau nhưng phải theo thứ tự và móc nối với nhau. Bên cạnh đó phải hạn chế tối đa việc xảy ra lỗi hoặc khi có lỗi phải tìm ra nguyên nhân hoặc từ bước nào.

Đây là một quá trình dài, rắc rối và làm giảm hiệu suất công việc. Tuy nhiên nếu ứng dụng hợp đồng thông minh vào công việc này thì có thể theo dõi tiến hành công việc của các bộ phận hoàn thành công việc đúng hạn; cho phép người dùng giám sát quá trình cung ứng nếu được tích hợp Internet of things.

– Ứng dụng trong dịch vụ y tế:

Với y tế, hợp đồng thông minh sẽ mã hóa và lưu trữ hồ sơ bệnh án bằng một mã khóa riêng, người nào có mã khóa này mới có thể xem hồ sơ được. Bên cạnh đó, hóa đơn viện phí sẽ được lưu lại và chuyển sang bảo hiểm. Ngoài ra, hợp đồng thông minh còn được sử dụng để giám sát kết quả xét nghiệm, nguồn cung y tế, thuốc, vật tư y tế…

– Trong lĩnh vực bảo hiểm:

Sử dụng hợp đồng thông minh sẽ làm đơn giản hóa quá trình thanh toán theo điều kiện thỏa thuận giữa khách hàng và công ty bảo hiểm. Như vậy, hiệu quả công việc đặc biệt trong quá trình bồi thường cho khách hàng sẽ diễn ra nhanh hơn, khách hàng sẽ hài lòng và tin tưởng công ty.

– Trong hợp đồng vay thế chấp:

Các điều kiện vay thế chấp rất phức tạp bởi nhiều nội dung như thu nhập của người vay, tài sản thế chấp, các khoản trả… và để vay được thì cần quá trình xác minh từ một bên thứ ba nên rất mất thời gian. Với hợp đồng thông minh, việc đầu tiên là sẽ loại bỏ vai trò của bên thứ ba, lợi ích tiếp theo là hai bên có thể truy cập được các điều khoản của hợp đồng.

Trên đây là giải đáp hợp đồng thông minh là gì, Quý vị có thể tham khảo và xem xét đưa ra quyết định có nên hay không sử dụng hợp đồng thông minh trong hoạt động của đơn vị mình.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (11 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty TNHH

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty TNHH là gì? Quý độc giả hãy cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết sau...

Mẫu văn bản cho phép sử dụng nhãn hiệu

Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty hợp danh

Tại thời điểm cá nhân, tổ chức góp đủ phần vốn góp sẽ được cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp tương ứng với giá trị phần vốn đã...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn hợp tác xã

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải thông báo với cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty cổ phần

Việc góp vốn vào công ty cổ phần sẽ được lữu giữ và giám sát bởi sổ đăng ký cổ đông quy định tại Điều 122 Luật Doanh nghiệp...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi