• Thứ ba, 24/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 9861 Lượt xem

Ví dụ về chính sách công

Chính sách công là chính sách của nhà nước đối với khu vực công cộng, phản ánh bản chất, tính chất của nhà nước và chế độ chính trị trong đó nhà nước tồn tại; đồng thời phản ánh ý chí, quan điểm, thái độ, cách xử sự của đảng chính trị phục vụ cho mục đích của đảng, lợi ích và nhu cầu của nhân dân.

Chính sách công là một thuật ngữ được nhắc đến khá nhiều, dùng để chỉ những chính sách của nhà nước, ra đời, tồn tại và phát triển cùng với sự ra đời, tồn tại, phát triển của nhà nước. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ về chính sách công.

Chúng tôi sẽ giúp quý bạn đọc nắm rõ vấn đề này thông qua bài viết Ví dụ về chính sách công.

Chính sách công là gì?

Nhà nước được hình thành để quản lý xã hội. Do đó, để thực hiện chức năng quản lý xã hội của mình thì nhà nước cần có những công cụ hữu hiệu. Và chính sách công được coi là một trong số các công cụ đó.

Hiện nay, chưa có văn bản pháp luật nào đưa ra khái niệm về chính sách công. Tuy nhiên từ thực tế có thể hiểu chính sách công là chính sách của nhà nước đối với khu vực công cộng, phản ánh bản chất, tính chất của nhà nước và chế độ chính trị trong đó nhà nước tồn tại; đồng thời phản ánh ý chí, quan điểm, thái độ, cách xử sự của đảng chính trị phục vụ cho mục đích của đảng, lợi ích và nhu cầu của nhân dân. Chính sách công thể hiện ý chí chính trị của đảng cầm quyền, được thể hiện cụ thể là các quyết sách, quyết định chính trị của nhà nước. Các quyết định này nhằm duy trì tình trạng xã hội hoặc giải quyết các vấn để xã hội, đáp ứng nhu cầu của người dân.

Chính sách công tiếng Anh là gì?

Trong tiếng Anh, chính sách công là: Pubic policy.

Đặc điểm của chính sách công

– Chủ thể ban hành chính sách công là Nhà nước

Chính sách công là một công cụ hữu hiệu để Nhà nước dùng để quản lý xã hội. Do đó, chính sách công cũng được các quan có thẩm quyền của Nhà nước xây dựng và ban hành. Các cơ quan ban hành chính sách công bao gồm: Quốc hội, Chính Phủ, các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Chính quyền địa phương các cấp, … Các chính sách được nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện trên thực tế nhằm phát triển kinh tế, duy trì sự ổn định của xã hội.

– Chính sách công có nhiều quyết định liên quan lẫn nhau

Chính sách công là một chuỗi các quyết định nhằm mục đích cuối cùng là giải quyết một vấn đề chính sách, do một hay nhiều cấp khác nhau trong bộ máy nhà nước ban hành trong một thời gian dài. Một chính sách công được ban hành có thể chế hóa thành nhiều văn bản pháp luật nhằm tổ chức thực hiện chính sách công trên thực tế.

– Chính sách công tập trung giải quyết một vấn đề trong xã hội

Chính sách công thường là các kế hoạch, dự định, chiến lược tổng quát về chương trình hành động bao gồm một hoặc nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội, chính sách công sẽ tập trung giải quyết một hoặc một số vấn đề đang đặt ra.

– Chính sách công có mục đích là nhằm phục vụ lợi ích chung của cộng đồng hoặc của quốc gia

Chính sách công là một công cụ quản lý xã hội, do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện. Chính sách công có mục đích để điều tiết xã hội vì mục đích chung là sự phát triển của cộng đồng.

Vai trò của chính sách công

+ Thứ nhất: Định hướng mục tiêu cho các chủ thể tham gia hoạt động kinh tế – xã hội

Như đã trình bày ở trên thì chính sách công thể hiện thái độ, cách cư xử của Nhà nước về các vấn đề của đời sống xã hội. Do đó, các chính sách công thể hiện sự tác động đến các chủ thể trong xã hội. Từ đó, giúp các chủ thể này có thể định hướng và phát triển đi theo những định hướng từ chính sách công của Nhà nước.

+ Thứ hai: Tạo động lực cho các đối tượng tham gia hoạt động kinh tế – xã hội theo mục tiêu chung

Muốn đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội chung, nhà nước phải ban hành nhiều chính sách, trong đó mỗi chính sách lại có những cách thức tác động mang tính khuyến khích đối với các chủ thể thuộc mọi thành phần như: miễn giảm thuế, tạo cơ hội tiếp cận với nguồn vốn có lãi suất ưu đãi, ban hành những thủ tục hành chính đơn giản và các chế độ ưu đãi đặc biệt khác,.. Sự tác động của chính sách công không mang tính bắt buộc, mà chỉ khuyến khích các chủ thể hành động theo ý chí của nhà nước.

+ Thứ ba: Phát huy mặt tích cực, đồng thời khắc phục những hạn chế của nền kinh tế thị trường

Sự vận động và phát triển của nền kinh tế thị trường nhiều khi có sự xuất hiện những vấn đề tiêu cực, ví dụ như cạnh tranh không lành mạnh, bán phá giá… điều này tạo nên sự bất công bằng, chênh lệch giàu nghèo và thất nghiệp gia tăng, bất ổn định kinh tế vĩ mô, cá lớn nuốt cá bé… gây ảnh hưởng không tốt lên toàn xã hội và mỗi người dân. Do đó, Chính sách công thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các vấn đề này nhằm để giải quyết những vấn đề tiêu cực, bất cập này, tạo nên môi trường lành mạnh để các chủ thể tiến hành sản xuất và phát triển kinh tế.

+ Thứ tư: Tạo lập các cân đối trong phát triển

Để kinh tế – xã hội phát triển một cách ổn định bền vững, nhà nước phải dùng chính sách để tạo lập các cân đối vĩ mô cơ bản như cân đối giữa hàng – tiền, cung – cầu, xuất – nhập khẩu, tiết kiệm – tiêu dùng,.. Đồng thời, nhà nước còn dùng chính sách để điều tiết đảm bảo cho sự phát triển cân đối giữa các vùng miền của đất nước

+ Thứ năm: Kiểm soát và phân bổ các nguồn lực trong xã hội 

Chính sách công giúp nhà nước thực hiện quản lý, khai thác và sử dụng các nguồn lực cho phát triển cũng như phân bổ các nguồn nhân lực cân đối, hạn chế tình trạng sự phân bố không đồng đều đối với các nguồn nhân lực của xã hội.

+ Thứ sáu:Tạo môi trường thích hợp cho các hoạt động kinh tế – xã hội.

Thông qua các chính sách, nhà nước tạo những điều kiện cần thiết để hình thành môi trường thuận lợi cho các chủ thể xã hội hoạt động như: chính sách phát triển thị trường lao động, thị trường vốn, thị trường khoa học và công nghệ, thị trường bất động sản, phát triển cơ sở hạ tầng…

Ví dụ về chính sách công

Các chính sách công do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện, được cụ thể hóa qua các văn bản quy phạm pháp luật. Các chính sách này giúp nhà nước thực hiện các chức năng điều tiết và phát triển kinh tế xã hội. Ví dụ về chính sách cụ thể như sau:

+ Chính sách xây dựng vùng kinh tế mới, chính sách xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất

+ Chính sách miễn, giảm tiền sử dụng đất…

+ Chính sách miễn giảm thuế cho doanh nghiệp trong bối cảnh dịch Covid-19 hoành hành.

+ Chính sách bảo vệ tài nguyên, môi trường…

Trên đây là nội dung bài viết về Ví dụ về chính sách công. Chúng tôi hi vọng rằng những chia sẻ từ bài viết sẽ hữu ích và giúp quý bạn đọc hiểu rõ được nội dung này. Nếu có thắc mắc về vấn đề này xin vui lòng liên hệ chúng tôi để được giải đáp. Xin cảm ơn!

Đánh giá bài viết:
5/5 - (8 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mức phạt vi phạm hành chính hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp...

Có được mở tiệm chơi game ở gần trường học không?

Tổ chức, cá nhân chỉ được thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khi có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công...

Quán net có được hoạt động xuyên đêm?

Quán net sẽ không được hoạt động xuyên đêm mà thời gian mở cửa chính xác đó là vào 8 giờ sáng và thời gian đóng cửa muộn nhất là 22 giờ...

Đánh đập, hành hạ vật nuôi bị xử lý thế nào?

Điều 29 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về hoạt động chăn nuôi, đối xử nhân đạo với vật nuôi, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn trong đó có quy định về xử phạt vi phạm đối với hành vi đánh đập, hành hạ vật...

Giấy khai sinh không có tên cha có ảnh hưởng gì không?

Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi