Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật hành chính Giới thiệu tổ chức di cư quốc tế
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1274 Lượt xem

Giới thiệu tổ chức di cư quốc tế

Kể từ khi thành lập, IOM đã phát triển rộng khắp và hiện nay Tổ chức này hoạt động trong lĩnh vực di trú và các vấn đề liên quan đến di trú trên toàn thế giới. Tổ chức này hiện là cơ quan thuộc Liên Hợp Quốc.

Việt Nam là một quốc gia có số lượng người xuất cảnh và nhập cảnh lớn và tăng dần qua các năm. Theo thống kê của Cục quản lý Xuất nhập cảnh – Bộ Công an năm 2016, số lượng người xuất cảnh là 5.919.662 người, nhập cảnh là 5.858.528 người do lao động, học tập, hôn nhân, nhận con nuôi, buôn bán người hoặc do Kiều hối. Nhằm hỗ trợ Chính phủ và nhân dân Việt Nam trong lĩnh vực di cư, các phái đoàn Tổ chức di cư quốc tế đã sớm được thành lập tại Việt Nam.

Để tìm hiểu về tổ chức này, mời quý bạn đọc theo dõi bài viết Giới thiệu tổ chức di cư quốc tế qua bài viết dưới đây:

Tổ chức di cư quốc tế là gì?

Tổ chức Di trú quốc tế, hay còn gọi là tổ chức di cư quốc tế  (tiếng Anh: International Organization for Migration, viết tắt là IOM) là một tổ chức liên chính phủ được thành lập năm 1951 với tư cách là Ủy ban liên chính phủ về di trú châu Âu (Intergovernmental Committee for European Migration)  để giúp tái định cư những người phải di chuyển chỗ ở trong chiến tranh thế giới thứ 2.

Kể từ khi thành lập, IOM đã phát triển rộng khắp và hiện nay Tổ chức này hoạt động trong lĩnh vực di trú và các vấn đề liên quan đến di trú trên toàn thế giới. Tổ chức này hiện là cơ quan thuộc Liên Hợp Quốc.

IOM bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ năm 1987 và hiện đang hoạt động trong khuôn khổ Hiệp định Hợp tác với chính phủ Việt Nam. Tại Việt Nam, Phái đoàn IOM được đặt tại Hà Nội và văn phòng chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh, hỗ trợ Chính phủ và nhân dân Việt Nam trong lĩnh vực di cư.

Vai trò của IOM tại Việt Nam

Trong bài viết Giới thiệu tổ chức di cư quốc tế chúng tôi sẽ làm rõ vai trò của tổ chức này tại Việt Nam. Trong khuôn khổ hiệp định Hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và tổ chức di cư quốc tế, IOM thực hiện các chương trình về di cư vì mục đích phát triển hướng tới di cư an toàn và trật tự, đồng thời tôn trọng các quyền và lợi ích chính đáng của người di cư , phù hợp với Hiến chương của mình, những quyết định có liên quan của các Cơ quan điều hành, các quy định hiện hành có liên quan của pháp luật Việt Nam, và tùy thuộc vào khả năng tài chính với sự hợp tác chặt chẽ của Chính phủ Việt Nam trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

Theo đó, IOM sẽ hỗ trợ Chính phủ và Nhân dân Việt Nam trong lĩnh vực di cư thông qua các hoạt động:

– Nâng cao năng lực cho Chính phủ Việt Nam trong quản lý di cư; hỗ trợ hành chính và kỹ thuật cho việc xây dựng chính sách di cư bền vững; cung cấp các dịch vụ tư vấn về pháp luật liên quan đến di cư và hợp tác kỹ thuật trong quản lý di cư, phòng chống buôn bán người; thông tin di cư; hỗ trợ kỹ thuật cho Chính phủ Việt Nam tham gia các diễn đàn quốc tế và khu vực nhằm trao đổi kinh nghiệm và tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quản lý di cư;

– Thúc đẩy di cư lao động từ Việt Nam; phối hợp nghiên cứu để mở rộng thị trường lao động, bồi dưỡng nâng cao kiến thức và trình độ cho người lao động và bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của họ ở nước ngoài;

– Cung cấp các dịch vụ di cư và hỗ trợ các hoạt động di cư cho công dân Việt Nam và người nước ngoài tại Việt Nam;

– Trợ giúp hồi hương tự nguyện và trật tự cho công dân Việt Nam và người nước ngoài tại Việt Nam;

– Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ tái hòa nhập cho người hồi hương về Việt Nam và từ Việt Nam;

– Triển khai các chương trình về thông tin tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng trong lĩnh vực di cư;

– Thực hiện các chương trình sức khỏe di cư, di cư và biến đổi khí hậu, phòng chống và đối phó thiên tai, di cư và phát triển; và

– Thực hiện các chương trình khác được cả hai Bên cho là cần thiết.

– Hỗ trợ Chính phủ Việt Nam nhận được sự ủng hộ cần thiết về tài chính, kỹ thuật và hành chính của các quốc gia thành viên IOM, các tổ chức quốc tế và các đối tác khác để thực hiện các chương trình mà IOM có kế hoạch thực hiện và được Chính phủ Việt Nam chấp thuận.

Một số dấu ấn của IOM tại Việt Nam

Kể từ khi hoạt động tại Việt Nam, IOM đã đạt được những thành công và đóng góp quan trọng trong quá trình hợp tác giải quyết những vấn đề di cư ở Việt Nam, có thể kể đến một số thành công sau:

– Năm 1990, IOM đã thu xếp cho việc sơ tán khoảng 14.000 công nhân Việt Nam từ Iraq trở về nước trước khi Chiến tranh vùng Vịnh xảy ra.

– Năm 1993 – Hợp tác với VINACONEX và LOD – hai công ty xuất khẩu lao động hàng đầu, IOM đã cung cấp các khóa đào tạo tiếng Anh cho người lao động di cư trước khi ra nước ngoài lao động.

– Năm 1996 – IOM bắt đầu thực hiện dự án cung cấp “Hỗ trợ Hồi hương và Tái hòa nhập đối với Nạn nhân bị mua bán trở về” với sự hợp tác của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Lạng Sơn .

– Năm 2000 – IOM và Trung ương Hội LHPN Việt Nam thực hiện Chiến dịch Truyền thông Quốc gia Phòng-Chống Buôn bán người tại một số tỉnh và thành phố lựa chọn ở Việt Nam. Chiến dịch đã giúp nâng cao nhận thức của cộng đồng về mối nguy hiểm của nạn Buôn bán người. IOM bắt đầu tham gia vào chương trình khu vực dài hạn để hỗ trợ Hồi hương và Tái hòa nhập cho nạn nhân bị buôn bán ở các nước thuộc Tiểu vùng sông Mekong. IOM đã triển khai dịch vụ hỗ trợ xin thị thực để giúp công dân Việt Nam trong việc xin thị thực nhập cảnh Canada.

– Năm 2002 – Với sự hỗ trợ của IOM, Bộ Ngoại giao đã đảm nhiệm vai trò thư ký của Tiến trình Tham vấn Liên chính phủ khu vực châu Á – Thái Bình Dương (APC) về Người tị nạn, Người bị di rời và Người di cư. Việt Nam đã tổ chức Hội nghị APC toàn thể lần thứ 7.

– Năm 2004 – IOM đã  hỗ trợ Hội LHPN Việt Nam với các hoạt động xây dựng năng lực trong công tác phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em, và hỗ trợ Mái ấm Bông Hồng nhỏ tại thành phố Hồ Chí Minh về tái hòa nhập dành cho trẻ em bị buôn bán và dễ bị tổn thương.

– Năm 2005 – Theo thỏa thuận với Chính phủ Úc, IOM bắt đầu cung cấp hỗ trợ xin thị thực cho người dân có nhu cầu du lịch hoặc di cư đến Úc.

– Năm 2006 – IOM đã hỗ trợ Chính phủ Việt Nam thực hiện Hiệp định Song phương giữa Chính phủ Hoàng gia Campuchia và Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về hợp tác nhằm Loại bỏ Nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em và Hỗ trợ nạn nhân bị buôn bán ký ngày 10 tháng 10, 2005.

– Năm 2011 – Trong thời gian khủng hoảng Libya, IOM đã hỗ trợ Việt Nam trong việc phản ứng nhanh và thành công để đưa 10.500 người lao động di cư Việt Nam từ Libya về nước. 

Ngoài ra, IOM còn rất nhiều hoạt động có ý nghĩa quan trọng tại Việt Nam góp phần rất lớn trong vấn đề di cư như thực hiện các dự án truyền thông, các chính sách thúc đẩy chính sách di cư thân thiện,…

Qua bài viết Giới thiệu tổ chức di cư quốc tế, thấy được IOM đã có rất nhiều đóng góp to lớn đối với Việt Nam trong vấn đề di cư. Tin chắc rằng, IOM sẽ phát huy hơn nữa trong vai trò hỗ trợ các vấn đề di cư tại Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mức phạt vi phạm hành chính hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp...

Có được mở tiệm chơi game ở gần trường học không?

Tổ chức, cá nhân chỉ được thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khi có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công...

Quán net có được hoạt động xuyên đêm?

Quán net sẽ không được hoạt động xuyên đêm mà thời gian mở cửa chính xác đó là vào 8 giờ sáng và thời gian đóng cửa muộn nhất là 22 giờ...

Đánh đập, hành hạ vật nuôi bị xử lý thế nào?

Điều 29 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về hoạt động chăn nuôi, đối xử nhân đạo với vật nuôi, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn trong đó có quy định về xử phạt vi phạm đối với hành vi đánh đập, hành hạ vật...

Giấy khai sinh không có tên cha có ảnh hưởng gì không?

Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi