Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Doanh nghiệp - Đầu tư Văn phòng luật sư là gì? Văn phòng luật sư có phải là doanh nghiệp?
  • Thứ bẩy, 11/03/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 469 Lượt xem

Văn phòng luật sư là gì? Văn phòng luật sư có phải là doanh nghiệp?

Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh theo khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp.

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ về văn phòng luật sư, từ đó giúp Quý độc giả giải đáp một số thắc mắc liên quan đến khái niệm, hay văn phòng luật sư có phải là doanh nghiệp?  Mời Quý vị theo dõi, tham khảo:

Văn phòng luật sư là gì?

Pháp luật hiện hành không có giải thích chính thức về khái niệm văn phòng luật sư. Tuy nhiên, có thể hiểu rằng: văn phòng luật sư là một tổ chức hành nghề luật sư, do một luật sư thành lập, được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân, thực hiện công việc cung ứng dịch vụ pháp lý theo hợp đồng pháp lý, đại diện tham gia tố tụng và ngoài tố tụng, tham gia hoạt động tư vấn pháp luật và một vài dịch vụ pháp lý khác của luật sư.

Văn phòng luật sư có phải là doanh nghiệp?

Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh theo khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp. Theo Luật doanh nghiệp hiện hành, doanh nghiệp gồm các loại hình: công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân.

Khoản 1 Điều 33 Luật Luật sư quy định:

1. Văn phòng luật sư do một luật sư thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân.

Luật sư thành lập văn phòng luật sư là Trưởng văn phòng và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi nghĩa vụ của văn phòng. Trưởng văn phòng là người đại diện theo pháp luật của văn phòng.

Như vậy, với câu hỏi văn phòng luật sư có phải là doanh nghiệp? Chúng tôi làm rõ: văn phòng luật sư là doanh nghiệp, được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân.

Điều kiện thành lập văn phòng luật sư

Bên cạnh khái niệm, loại hình văn phòng luật sư, thành lập văn phòng luật sư cũng là nội dung nhận được nhiều sự quan tâm, do đó, chúng tôi có chia sẻ thêm trong bài viết này.

Văn phòng luật sư là một trong hai hình thức tổ chức hành nghề luật sư. Do đó, điều kiện, thủ tục thành lập văn phòng luật sư được áp dụng theo quy định chung về điều kiện, thủ tục thành lập tổ chức hành nghề luật sư.

Căn cứ Điều 32 Luật Luật sư, để thành lập văn phòng luật sư cần đáp ứng các điều kiện như sau:

– Luật sư thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư phải có ít nhất hai năm hành nghề liên tục làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức theo quy định của Luật Luật sư;

– Tổ chức hành nghề luật sư phải có trụ sở làm việc.

– Một luật sư chỉ được thành lập hoặc tham gia thành lập một tổ chức hành nghề luật sư. Trong trường hợp luật sư ở các Đoàn luật sư khác nhau cùng tham gia thành lập một công ty luật thì có thể lựa chọn thành lập và đăng ký hoạt động tại địa phương nơi có Đoàn luật sư mà một trong các luật sư đó là thành viên.

– Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, các luật sư thành lập, tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư không phải là thành viên của Đoàn luật sư nơi có tổ chức hành nghề luật sư phải chuyển về gia nhập Đoàn luật sư nơi có tổ chức hành nghề luật sư hoặc chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư theo quy định tại Điều 20 của Luật Luật sư.

Thủ tục đăng ký hoạt động văn phòng luật sư

Theo Điều 35 Luật Luật sư thì:

Thứ nhất: Về cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục

Văn phòng luật sư đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có Đoàn luật sư mà Trưởng văn phòng luật sư là thành viên.

Thứ hai: Về hồ sơ đăng ký hoạt động

Hồ sơ đăng ký hoạt động của văn phòng luật sư gồm có:

– Giấy đề nghị đăng ký hoạt động theo mẫu thống nhất;

– Bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư, bản sao Thẻ luật sư của luật sư thành lập văn phòng luật sư;

– Giấy tờ chứng minh về trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư.

Thứ ba: Về thời hạn giải quyết, kết quả thủ tục

Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho văn phòng luật luật sư; trong trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do, người bị từ chối cấp Giấy đăng ký hoạt động có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.Văn phòng luật sư được hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động.

Lưu ý: Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, Trưởng văn phòng luật sư phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao Giấy đăng ký hoạt động cho Đoàn luật sư mà mình là thành viên.

Như vậy, Quý vị đã có cho mình câu trả lời cho câu hỏi văn phòng luật sư có phải là doanh nghiệp? Qua những chia sẻ trên đây của chúng tôi. Trường hợp còn những băn khoăn, vướng mắc liên quan đến văn phòng luật sư, đừng ngần ngại liên hệ chúng tôi qua Tổng đài 1900 6557 để được hỗ trợ giải đáp.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Có được gia hạn thời gian góp vốn điều lệ công ty không?

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp giải đáp: Có được gia hạn thời gian góp vốn điều lệ công ty không? Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mức phạt chậm góp vốn điều lệ mới nhất

Chậm góp vốn điều lệ sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, đồng thời phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng số vốn đã...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi