Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Đất đai – Nhà ở Số điện thoại, Địa chỉ Văn phòng đăng ký Đất Đai Hà Nội
  • Thứ ba, 24/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 6783 Lượt xem

Số điện thoại, Địa chỉ Văn phòng đăng ký Đất Đai Hà Nội

Để đảm bảo phân công và tránh tình trạng lạm dụng chức vụ giữa các cơ quan thì pháp luật quy định rõ về cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ cũng như quyền hạn của Văn phòng đăng ký đất đai. Đây cũng chính là một trong những nội dung chính khi chúng tôi Giới thiệu văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội.

Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến đất đai được tiến hành tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thủ đô Hà Nội là một trong các thành phố có hoạt động đăng ký đất đai rất lớn nên nhu cầu tìm hiểu về văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội nhận được nhiều sự quan tâm.

Vậy Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội thuộc cơ quan nào? Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn ra sao? Có những chi nhánh nào?… Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài Giới thiệu Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội dưới đây.

Co sở pháp lý Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội ?

Bài Giới thiệu Văn phòng đăng ký đất đai hà nội được dựa trên các căn cứ pháp lý sau:

+ Luật Đất đai năm 2013;

+ Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều, khoản của Luật Đất đai;

+ Thông tư liên tịch 15/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC  hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.

Văn phòng đăng ký đất đai hà nội thuộc Sở tài nguyên môi trường Hà Nội?

Căn cứ Điều 1 Thông tư liên tịch 15/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC  quy định về vị trí, chức năng của văn phòng đăng ký đất đai như sau:

Điều 1. Vị trí, chức năng

1. Văn phòng đăng ký đất đai là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, có chức năng thực hiện đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; xây dựng, quản lý, cập nhật, chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai; thống kê, kiểm kê đất đai và cung cấp thông tin đất đai cho tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

2. Văn phòng đăng ký đất đai có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng; được Nhà nước bố trí văn phòng, trang thiết bị làm việc và mở tài khoản theo quy định của pháp luật.

Theo quy định trên, văn phòng đăng ký đất đai thuộc Sở Tài nguyên và môi trường.

Ví dụ: Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội sẽ thuộc Sở Tài Nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội.

Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội?

Để đảm bảo phân công và tránh tình trạng lạm dụng chức vụ giữa các cơ quan thì pháp luật quy định rõ về cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ cũng như quyền hạn của Văn phòng đăng ký đất đai. Đây cũng chính là một trong những nội dung chính khi chúng tôi Giới thiệu văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội.

Thứ nhất: Về cơ cấu tổ chức văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội

Cơ cấu tổ chức của Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội bao gồm:

– Phòng Hành chính – Tổng hợp;

– Phòng Kế hoạch – Tài chính (Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét quyết định thành lập đối với Văn phòng đăng ký đất đai có từ 15 Chi nhánh trở lên);

– Phòng Đăng ký và cấp giấy chứng nhận;

– Phòng Thông tin – Lưu trữ;

– Phòng Kỹ thuật địa chính;

– Các Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.

Văn phòng đăng ký đất đai và chi nhánh của văn phòng đề có Giám đốc và không quá 02 Phó Giám đốc. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc và Phó Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh), phù hợp với tiêu chuẩn chức danh theo quy định.

Giám đốc văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội hiện nay là ông Trần Anh Dũng.

Thứ hai: Nhiệm vụ, quyền hạn văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội

+ Thực hiện việc đăng ký đất được Nhà nước giao quản lý, đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; cấp lần đầu, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi là Giấy chứng nhận); đăng ký biến động đối với đất được Nhà nước giao quản lý, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

+ Lập, chỉnh lý, cập nhật, lưu trữ và quản lý hồ sơ địa chính; tiếp nhận, quản lý việc sử dụng phôi Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật; cập nhật, chỉnh lý, đồng bộ hóa, khai thác dữ liệu đất đai; xây dựng, quản lý hệ thống thông tin đất đai theo quy định của pháp luật.

+ Thực hiện việc thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất; chỉnh lý bản đồ địa chính; trích lục bản đồ địa chính.

+ Kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất; kiểm tra, xác nhận sơ đồ nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất do tổ chức, cá nhân cung cấp phục vụ đăng ký, cấp Giấy chứng nhận.

+ Thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật.

+ Cung cấp hồ sơ, bản đồ, thông tin, số liệu đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

+ Thực hiện việc thu phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.

+ Thực hiện các dịch vụ trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ phù hợp với năng lực theo quy định của pháp luật.

+ Quản lý viên chức, người lao động, tài chính và tài sản thuộc Văn phòng đăng ký đất đai theo quy định của pháp luật; thực hiện chế độ báo cáo theo quy định hiện hành và tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực công tác được giao.

Địa chỉ Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội

Địa chỉ Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội là Tầng 1,2 nhà N1A-B Khu đô thị Trung Hòa, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.

Số điện thoại Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội

Số điện thoại văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội là 0243 734 4989

Email văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội: vpdkdd_sotnmt@hanoi.gov.vn

Giờ làm việc Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội

Lịch làm việc của cơ quan này từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (Buổi sáng: từ 8 giờ đến 11 giờ 30 phút; buổi chiều: từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút) và thứ 7 (buổi sáng từ 8 giờ đến 11 giờ 30 phút).

Do đó, bạn cần lưu ý thời gian làm việc để đến thực hiện các thủ tục được nhanh chóng.

Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội có những chi nhánh nào?

Theo quy định về tổ chức bộ máy của Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội ban hành theo Quyết định 2136/QĐ-STNMT-VP, các Chi nhánh thuộc Văn phòng đăng ký đất đai (VP ĐKĐĐ) Hà Nội bao gồm:

– Chi nhánh VP ĐKĐĐ Hà Nội quận Hai Bà Trưng;

– Chi nhánh VP ĐKĐĐ Hà Nội quận Bắc Từ Liêm;

– Chi nhánh VP ĐKĐĐ Hà Nội quận Nam Từ Liêm;

– Chi nhánh VP ĐKĐĐ Hà Nội quận Tây Hồ;

– Chi nhánh VP ĐKĐĐ Hà Nội quận Thanh Xuân;

– Chi nhánh VP ĐKĐĐ Hà Nội quận Cầu Giấy;

– Chi nhánh VP ĐKĐĐ Hà Nội quận Hoàng Mai;

– Chi nhánh VP ĐKĐĐ Hà Nội quận Long Biên;

– Chi nhánh VP ĐKĐĐ Hà Nội quận Hà Đông;

– Chi nhánh VP ĐKĐĐ Hà Nội huyện Thanh Trì;

– Chi nhánh VP ĐKĐĐ Hà Nội huyện Gia Lâm;

– Chi nhánh VP ĐKĐĐ Hà Nội huyện Đông Anh’

– Chi nhánh VP ĐKĐĐ Hà Nội huyện Sóc Sơn;

– Chi nhánh VP ĐKĐĐ Hà Nội huyện Ba Vì;

– Chi nhánh VP ĐKĐĐ Hà Nội huyện Phúc Thọ;

– Chi nhánh VP ĐKĐĐ Hà Nội huyện Thạch Thất;

– Chi nhánh VP ĐKĐĐ Hà Nội huyện Quốc Oai;

– Chi nhánh VP ĐKĐĐ Hà Nội huyện Đan Phượng;

– Chi nhánh VP ĐKĐĐ Hà Nội huyện Hoài Đức;

– Chi nhánh VP ĐKĐĐ Hà Nội huyện Chương Mỹ;

– Chi nhánh VP ĐKĐĐ Hà Nội huyện Thanh Oai;

– Chi nhánh VP ĐKĐĐ Hà Nội huyện Ứng Hòa;

– Chi nhánh VP ĐKĐĐ Hà Nội huyện Mỹ Đức;

– Chi nhánh VP ĐKĐĐ Hà Nội huyện Thường Tín;

– Chi nhánh VP ĐKĐĐ Hà Nội huyện Phú Xuyên;

– Chi nhánh VP ĐKĐĐ Hà Nội huyện Mê Linh;

– Chi nhánhVP ĐKĐĐ Hà Nội thị xã Sơn Tây;

– Chi nhánh VP ĐKĐĐ Hà Nội khu vực Ba Đình – Hoàn Kiếm – Đống Đa.

Như vậy, ở các quận huyện của thành phố Hà Nội đều có chi nhánh của Văn phòng đăng ký đất đai, đáp ứng thủ tục hành chính của người dân kịp thời.

Trên đây là những nội dung Giới thiệu Văn phòng đăng ký đất đai hà nội của chúng tôi để bạn đọc tham khảo. Nếu Quý khách còn thắc mắc gì vấn đề này hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết thì vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6557.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (8 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Nhà nước không được ra quyết định thu hồi đất trong những trường hợp nào?

Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định và tiến hành thu hồi lại quyền sử dụng đất đã trao cho người sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất nhưng có hành vi vi phạm pháp luật về đất...

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giao đất đối với những đối tượng nào?

Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi...

Trường hợp nào không được cưỡng chế thu hồi đất?

Cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất được thực hiện khi có đủ các điều kiện quy định tại Luật đất đai...

Chuyển đổi đất vườn sang đất ở hết bao nhiêu tiền?

Như vậy UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (cấp huyện) quyết định cho hộ gia đình, cá nhân chuyển mục đích sử dụng đất sau khi nhận được đơn và thửa đất xin chuyển thuộc khu vực được phép...

Giấy chuyển nhượng đất viết tay có giá trị không?

Luật đất đai quy định giấy tờ chuyển nhượng đất phải được công chứng chứng thực. Vậy Giấy chuyển nhượng đất viết tay có giá trị...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi