Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ thành phố Hồ Chí Minh
  • Chủ nhật, 20/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1854 Lượt xem

Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ thành phố Hồ Chí Minh

Chúng tôi xin giới thiệu một số thông tin liên quan đến Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ thành phố Hồ Chí Minh để quý khách hàng tham khảo.

Sở hữu trí tuệ luôn là một trong những lĩnh vực nhận được sử quan tâm rất nhiều từ phía Nhà nước, chính vì vậy để đảm bảo cho quá trình quản lý cũng như thuận lợi cho những cá nhân, tổ chức có nhu cầu trong lĩnh vực này mà Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ thành phố Hồ Chí Minh đã được thành lập. Do vậy, qua nội dung bài viết hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về vấn đề này.

Qúa trình hình thành và phát triển của Cục Sở hữu trí tuệ

Vào ngày 29 tháng 7 năm 1982 Cục Sáng chế chính thức được thành lập với nhiệm vụ chính là giúp Chủ nhiệm Ủy ban thực hiện các công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực sáng kiến và sở hữu công nghiệp tại Việt Nam.

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của minh, Cục sở hữu trí tuệ đã song hành cùng với sự phát triển của toàn bộ hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam và luôn thể hiện mình là một trong những lực lượng chính của hệ thống này.

Tính đến năm 2003 thì Cục Sở hữu trí tuệ đã chính thức đổi tên như ngày nay thông qua Nghị định số 54/2003/NĐ-CP quy định về các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ do Chính phủ ban hành.

Hiện nay Cục Sở hữu trí tuệ là cơ quan trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghê, có chức năng chính là tham mưu, quản lý nhà nước trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ và thực hiện các hoạt động về sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành.

Chức năng của Cục Sở hữu trí tuệ

Tại Điều 1 Quyết định số 69/QĐ-BKHCN có quy định về các chức năng của Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể như sau:

– Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành thực hiện các chức năng tham mưu cho Bộ Khoa học và công nghệ thống nhất quản lý Nhà nước về lĩnh vực Sở hữu trí tuệ

Hiện nay, việc quản lý và thực hiện các chính sách liên quan đến lĩnh vực Sở hữu trí tuệ đang rất được trú trọng. Vì vậy, Cục Sở hữu trí tuệ là cơ quan thực hiện các chức năng chính là cố vấn, thiết kế, đề xuất các kế hoạch thực hiện cho Bộ Khoa học và công nghệ trong việc thực việc công tác quản lý các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ sao cho đạt đến sự đồng bộ và nhất quán trên phạm vi cả nước, cũng như đưa ra các định hướng trong việc phát triển các hoạt động liên quan đến phát minh, sáng chế, đăng ký sở hữu trí tuệ trên lãnh thổ Việt Nam

– Cục Sở hữu trí tuệ được xác định là cơ quan quản lý nhà nước cụ thể là tiến hành quản lý và thực hiện các thủ tục hành chính có liên quan đến việc xác lập các quyền cho các đối tượng sở hữu công nghiệp tại Việt Nam

Theo Quyết định thì Cục Sở hữu trí tuệ là cơ quan sẽ tiến hành trực tiếp hoạt động quản lý và thực hiện các thủ tục hành chính có liên quan đến sở hữu trí tuệ cho những đối tượng có nhu cầu đăng ký quyền sở hữu trí tuệ hoặc các vấn đề khác trong hoạt động phát minh, sáng chế

Nhiệm vụ của Cục Sở hữu trí tuệ

Theo Điều 2 Quyết định số 69/QĐ-BKHCN có quy định về những nhiệm vụ chính mà Cục Sở hữu trí tuệ thực hiện, đó là:

– Tiến hành chủ trì và đồng thời phối hợp cùng với các cơ quan chức năng trong việc đưa ra các dự thảo có liên quan đến các văn bản pháp luật, chính sách, đề án, hay các chiến lược mang tính phát triển trong vấn đề sở hữu trí tuệ.

– Thực hiện công tác hướng dẫn và triển khai hoạt động kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật và các chiến lược, kế hoạch đưa ra trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ trong quá trình thực hiện trên thực tế.

– Ban hành các văn bản hướng dẫn việc thực hiện chuyên môn nghiệp vụ trong phạm vi quản lý của mình, đồng thời bảo vệ quyền và các lợi ích của nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với quyền sở hữu công nghiệp

– Tiến hành giải quyết các khiếu nại, tổ cáo có liên quan đến hoạt động xác lập quyền sở hữu công nghiệp của cá nhân, tổ chức ở Việt Nam

– Thực hiện các công tác hợp tác quốc tế có liên quan đến Sở hữu trí tuệ cũng như là xử lý các tranh chấp về sở hữu trí tuệ có liên quan đến các quốc gia khác trên thế giới

– Tham gia vào hoạt động tư vấn nhằm xác lập, bảo vệ, quản lý và phát triển các giá trị của quyền sở hữu công nghiệp, tiến hành hỗ trợ thực hiện việc xác nhận và chuyển giao sáng chế để nhằm thúc đẩy phát triển về kinh doanh và sản xuất

– Hướng dẫn trong công tác kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật chuyên ngành trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, đưa ra các biện pháp xử lý đối với những hành vi vi phạm, đồng thời tiến hành tổ chức hội thảo lấy ý kiến nhằm hoàn thiện hơn nữa các quy định của pháp luật về Sở hữu trí tuệ

– Triển khai tổ chức những hoạt động nghiên cứu khoa học, thống kê về sở hữu công nghiệp, đồng thời tổng hợp và báo cáo đánh giá các hoạt động sở hữu trí tuệ để báo cáo lên Bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ, đưa ra các đề xuất về chính sách, biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.

Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ thành phố Hồ Chí Minh

Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ thành phố Hồ Chí Minh, với tên gọi tắt là Văn phòng Miền Nam đã chính thức được đi vào hoạt động vào tháng 12 năm 2004 theo sự chỉ đạo của Bộ Khoa học và công nghệ nhằm tiến đến thực hiện chiến lược về phát triển hoạt động bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ trên phạm vi toàn quốc

Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ thành phố Hồ Chí Minh thực hiện các chức năng chính là giúp Cục trưởng cục Sở hữu trí tuệ thực hiện một số hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ và sáng kiến tại các tỉnh, thành phố thuộc khu vực phía Nam, tổ chức thực hiện một số hoạt động sự nghiệp về sở hữu công nghiệp.

Hoạt động của Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ thành phố Hồ Chí Minh đã góp phần tăng cường hơn nữa công tác xác lập, bảo hộ, thực thi quyền sở hữu trí tuệ và hoạt động sáng kiến tại khu vực phía Nam; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, các nhà sáng tạo phát triển hoạt động sở hữu trí tuệ và hoạt động sáng kiến; thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, trao đổi thông tin phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế.

Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ thành phố Hồ Chí Minh có nhiệm vụ là theo dõi, tổng hợp các tình hình hoạt động sở hữu trí tuệ và hoạt động sáng kiến tại các tỉnh, thành phố trên địa bàn khu vực phía Nam; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý của địa phương triển khai thực hiện các chính sách và quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, hoạt động sáng kiến tại khu vực phía Nam; tổ chức triển khai theo kế hoạch được phê duyệt; tham gia nghiên cứu khoa học về sở hữu trí tuệ; trực tiếp tiếp nhận Đơn đăng ký sở hữu trí tuệ thực hiện các giao dịch với người nộp đơn; tiến hành những công việc xử lý đơn cần thiết và thực hiện một số dịch vụ công về sở hữu công nghiệp; thực hiện các hoạt động như tư vấn, giải đáp mang tính chuyên môn, cung cấp cũng như là hỗ trợ thông tin, kiến thức, kinh nghiệm hoạt động về sở hữu trí tuệ và sáng kiến; hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ cho các tổ chức, cơ quan, cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu.

Địa chỉ, số điện thoại, số tài khoản văn phòng đại diện công ty tại Hồ Chí Minh

VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CỤC SỞ HỮU TRÍ TUỆ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, số 17 – 19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Phó trưởng phụ trách Văn phòng: Ông Trần Giang Khuê

Điện thoại : (028) 3920 8483 – 3920 8485     Fax: (028) 3920 8486

Email:  vanphong2@ipvietnam.gov.vn

Tài khoản số: 3511.0.1093216.00000 tại Kho bạc Nhà nước quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.

Với nội dung bài viết phía trên, chúng tôi đã giải thích cho Quý khách về Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ thành phố Hồ Chí Minh. Nếu còn gì thắc mắc về vấn đề này thì Qúy khách hãy liên hệ đến tổng đài 19006557 để được hỗ trợ trực tiếp.

Tham khảo bài viết liên quan: Đăng ký nhãn hiệu

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Nhãn hiệu không được sử dụng 3 năm liên tiếp có bị chấm dứt hiệu lực không?

Chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ sử dụng liên tục nhãn hiệu, trường hợp nhãn hiệu không được sử dụng liên tục từ năm năm trở lên thì Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực theo quy định tại Điều 95 của Luật Sở hữu trí tuệ. Vì vậy nhãn hiệu không được sử dụng 3 năm liên tiếp sẽ không bị chấm dứt hiệu lực theo Điều 95 Luật Sở hữu trí...

Xâm phạm bí mật kinh doanh bị phạt như thế nào?

Hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh sẽ bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng. Ngoài ra còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sụng là tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh; tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi...

Quyền nhân thân của tác giả có được chuyển giao hay không?

Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định...

Sinh viên photo sách giáo trình để học có vi phạm bản quyền tác giả không?

Theo khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 thì: Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở...

Tên thương mại có chuyển nhượng được không?

Quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi