Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Intellectual property là gì?
  • Chủ nhật, 20/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2754 Lượt xem

Intellectual property là gì?

Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.

Intellectual property là một cụm từ tiếng Anh không còn quá xa lạ đối với tất cả chúng ta. Tuy nhiên, nó vẫn không phải là cụm từ quá phổ biến và mọi người cũng chưa có cái nhìn đúng cũng như những hiểu biết nhất định về intellctual proprty.

Trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan tới vấn đề: Intellectual property là gì?

Intellectual property là gì?

Intellectual property  là Sở hữu trí tuệ trong tiếng Việt.

Căn cứ quy định tại Điều 2 – Công ước WIPO năm 1967 thì sở hữu trí tuệ được hiểu là các quyền liên quan tới:

– Các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học.

– Buổi biểu diễn của các nghệ sĩ, bản ghi âm (thu âm), chương trình phát thanh, truyền hình.

– Sáng chế thuộc mọi lĩnh vực với sự nỗ lực sáng tạo của con người, xem thêm bằng sáng chế phát minh khoa học.

– Kiểu dáng công nghiệp.

– Nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ, tên thương mại và chỉ dẫn thương mại, thương hiệu, biểu trưng.

– Quyền bảo hộ chống cạnh tranh không lành mạnh.

– Các quyền khác liên quan đến hoạt động trí tuệ của con người trong các lĩnh vực công nghiệp, khoa học, văn học hoặc nghệ thuật.

Quyền sở hữu trí tuệ

Trong tiếng Anh quyền sở hữu trí tuệ được gọi là Intellectual property rights.

Quyền sở hữu trí tuệ là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình sáng tạo, sử dụng, định đoạt và bảo vệ tài sản trí tuệ.

Quan hệ pháp luật sở hữu trí tuệ là những quan hệ xã hội giữa các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ với nhau hoặc giữa những chủ thể của quyền sở hữu trí tuệ với các chủ thể khác được pháp luật sở hữu chí tuệ điều chỉnh.

Như vậy, quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.

Thủ tục đăng ký quyền sở hữu trí tuệ:

Bước 1: Những sản phẩm đăng ký

Cần xác định và phân loại những đối tượng đăng ký sở hữu trí tuệ. Từ đó, tối đa được quyền của sản phẩm và đúng theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ.

Bước 2: Cơ quan tiến hành thủ tục hành chính đăng ký sở hữu trí tuệ

– Quyền sở hữu trí tuệ đối với sở hữu công nghiệp sẽ được thực hiện thủ tục hành chính tại Cục Sở hữu trí tuệ.

– Sở hữu trí tuệ đối với giống cây trông sẽ được tiến hành xác lập quyền tại Cục Trồng trọt.

– Quyền sở hữu trí tuệ đối với quyền tác giả, quyền liên quan sẽ được thực hiện tại Cục Bản quyền Tác giả.

Bước 3: Hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ

– Hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ cho các đối tượng sở hữu công nghiệp:

+ Giấy ủy quyền, hợp đồng ủy quyền.

+ Tờ khai đăng ký của một trong các đối tượng sau: sáng chế, chỉ dẫn địa lý, giải pháp hữu ích, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp. (02 bản)

+ Mô tả sáng chế kèm theo hình vẽ (nếu có), yêu cầu bảo hội sáng chế (mỗi loại 02 bản).

+ Mẫu nhãn hiệu đính kèm với kích thước 8cm x 8cm (05 mẫu).

+ Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp kèm theo bản chụp sản phẩm đăng ký (02 bản).

+ Bản mô tả giải pháp hữu ích, yêu cầu bảo hộ (02 bản).

+ Tài liệu khác liên quan (nếu có).

– Hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ cho quyền tác giả và quyền liên quan tác giả:

+ Giấy cam đoan của tác giả sáng tác ra tác phẩm.

+ Tuyên bố của tác giả về chủ sở hữu tác phẩm.

+ Hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền cho đơn vị thứ 03 thực hiện việc đăng ký quyền tác giả.

+ Đơn đăng ký bản quyền tác giả theo mẫu của Cục bản quyền tác giả.

+ Văn bản đồng ý của các tác giả trong trường hợp tác phẩm đăng ký có nhiều tác giả.

+ Chứng minh thư nhân dân/ căn cước ciing dân của tác giả, chủ sỡ hữu tác phẩm.

+ Tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc bản sao bản định hình đăng ký quyền liên quan (02 bản).

+ Quyết định giao việc cho tác giả hoặc hợp đồng, văn bản chứng minh việc đi thuê bên khác sáng tạo ra tác phẩm.

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập.

Bước 4: Nộp hồ sơ

Địa điểm nộp đơn đăng ký:

– Cục sở hữu trí tuệ: Số 386 Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

– Cơ quan Cục bản quyền tác giả: Số 33 Ngõ 294/2 phố Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

– Cục Trồng trọt: Nhà A6,2, Ngọc Hà, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

Bước 5: Theo dõi hồ sơ.

Sau khi nộp xong hồ sơ đăng ký quyền sở hữu trí tuệ, hồ sơ sẽ chuyển qua các bước thẩm định khác nhau.

Thời gian kiểm định sẽ kéo dài phụ thuộc vào từng đối nhóm đối tượng.

Trong quá trình thẩm định hồ sơ đăng ký, cơ quan thủ tục sẽ thông báo về tiến hành công việc, thông báo thiếu xót… để kịp thời bổ sung.

Do đó, người nộp đơn cần lưu ý thông báo để tránh trường hợp đơn đăng ký bị từ chối đăng ký.

Như vậy, Intellectual property là gì? đã được chúng tôi phân tích rõ ràng trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng làm rõ khái niệm quyền sở hữu trí tuệ và các bước tiến hành đăng ký quyền sở hữu trí tuệ.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Nhãn hiệu không được sử dụng 3 năm liên tiếp có bị chấm dứt hiệu lực không?

Chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ sử dụng liên tục nhãn hiệu, trường hợp nhãn hiệu không được sử dụng liên tục từ năm năm trở lên thì Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực theo quy định tại Điều 95 của Luật Sở hữu trí tuệ. Vì vậy nhãn hiệu không được sử dụng 3 năm liên tiếp sẽ không bị chấm dứt hiệu lực theo Điều 95 Luật Sở hữu trí...

Xâm phạm bí mật kinh doanh bị phạt như thế nào?

Hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh sẽ bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng. Ngoài ra còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sụng là tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh; tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi...

Quyền nhân thân của tác giả có được chuyển giao hay không?

Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định...

Sinh viên photo sách giáo trình để học có vi phạm bản quyền tác giả không?

Theo khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 thì: Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở...

Tên thương mại có chuyển nhượng được không?

Quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi